Các loài quí hiếm

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 59)

Nghiên cứu đánh giá các loài có nguy cơ bị tiêu diệt trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Hệ thực vật tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn nói riêng và trên toàn diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ nói chung đang chịu nhiều sức ép do các hoạt động của con người. Đó là nạn chặt phá rừng, chặt gỗ, củi làm nguyên liệu sản xuất hoặc làm củi... hậu quả của nó là diện tích rừng giảm đi nhanh chóng đi kèm với các nguy cơ sinh thái dẫn đến số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng.

Bước đầu đã thống kê 28 loài thực vật quí hiếm cần bảo vệ (chiếm 4,06% tổng số loài). Danh sách các loài được trình bày trong bảng 4.14, trong đó:

Theo sách đỏ Việt Nam năm 2007 có 28 loài thuộc 3 cấp đe dọa như sau : - Cấp VU (Sẽ nguy cấp) có 19 loài: Tắc kè đá – Drymaria bonii

Christ, ốt toái bổ - Drymaria fortunei (Kuntze) J. Smith họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae), Sơn tuế - Cycas balansaceae Warb họ Tuế (Cycadaceae), Thiết sam giả lá ngắn - Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L.K.Fu họ Thông (Pinaceae), Hoa tiên – Asarum glabrum Merr. họ Mộc hương (Aristolochiaceae), Đinh - Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex. Schum, Đinh cánh - Pauldopia ghorta (G. Don) họ Chùm ớt (Bignoniaceae), Dẻ xanh - Lithocarpus tubulosus (Hickel & A. Camus) A. Camus, Sồi lá nhỏ -

Quercus glauca Thunb họ Dẻ (Fagaceae), Lộc vùng – Barringtonia asiatica (L.) Kurz họ Lộc vùng (Lecythidaceae), Mã tiền lông - Strychnos ignatii Berg. họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tục đoạn (Loganiaceae), Lát hoa - Chukrasia tabularis A. Juss họ Xoan (Meliaceae), Lá khôi - Ardisia silvestris Pitard họ Đơn nem (Myrsinaceae), Rau sắng - Meliantha suavis Pierre. họ Sơn cam (Olipiaceae), Song mật – Calamus plasticanthus Warb. Ex Beec họ Cau (Araceae), họ Lan (Orchidaceae), Sam kim hỷ - Pseudotsuga sinensis họ Thông (Pinaceae).

- Cấp EN (Nguy cấp) có 8 loài: Chò đãi - Annamocarya sinensis (Dode) J. Leroy họ Hồ đào (Juglandaceae), Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam họ Hồng sim (Sapotaceae), Nghiến (Exentrodendron tonkinense

(Gagnep.) Chang & Miau họ Đay (Tiliaceae), Cầu diệp (Bulbophyllum averyanovii Seidenf.), Nĩ lan len - Eria lanigera Seidenf., Lan Việt Nam -

Flickengeria vietnamensis Seidenf, lan hài - Paphiopedium hirsutissiumum

(Hook.) Stein họ Lan (Orchidaceae), Du sam đá vôi – Keteleeria davidiana Mast họ Thông (Pinaceae)

- Cấp CR (Rất nguy cấp) có 1 loài, loài Re hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn thuộc họ Re (Lauraceae)

Theo Danh lục đỏ của IUCN có 8 loài như sau:

- Bậc EN (Nguy cấp - Endangered) có 1 loài: Chò đãi - Annamocarya sinensis (Dode) J. Leroy họ Hồ đào (Juglandaceae)

- Bậc VU (Sẽ nguy cấp - Vulnerable) có 2 loài là Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam họ Hồng xim (Sapotaceae), Sam Kim Hỷ -

Pseudotsuga sinensis họ Thông (Pinaceae).

- Bậc LR (Ít nguy cấp - Lower risk) có3 loài: Lát hoa - Chukrasia tabularis A. Juss họ Xoan (Meliaceae), Lộc vừng - Barringtonia asiatica (L.) Kurz họ Lộc Vùng (Lythraceae), Du sam đá vôi - Keteleeria davidiana Mast họ Thông (Pinaceae).

- Bậc DD (Thiếu dẫn liệu - Data deficient): 1 loài Re hương - Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn họ Re (Lauraceae).

- Bậc NT (Sắp bị đe dọa - Near threatened là thứ hạng phụ của bậc LR) có 1 loài Sơn tuế - Cycas balansae Warb.

Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 2 loài:

- Nhóm IA – nhóm các loài thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại: loài Hài - Paphiopedilum hirsutissiumum (Hook.) Stein thuộc họ Lan - Orchidaceae.

- Nhóm IIA - nhóm các loài thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại có 2 loài: Đinh - Markhamia stipulata (Wall.) Seem ex. Schum

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae) và Nghiến - Exentrodendron tonkinense

(Gagnep.) Chang & Miau họ Đay (Tiliaceae).

Bảng 4.14: Các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu

TT Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN /2010 Sách đỏ VN/2007 Nghị định 32/2006

1. Drymaria bonii Christ. Tắc kè đá VU

2. Drymaria fortunei (Kunztze) J. Smith. Cốt toái bổ VU

3. Cycas balansae Warb. Sơn tuế nt VU

4. Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L.K.Fu

Thiết sam giả lá ngắn

VU

5. Asarum glabrum Merr. Hoa tiên VU

6. Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex. Schum

Đinh VU II A

7. Pauldopia ghorta (G. Don) Đinh cánh VU

8. Canarium tramdendum Dai. & Yakof.

Trám đen VU

9. Lithocarpus tubulosus (Hickel & A. Camus) A. Camus

Dẻ xanh VU

10. Quercus glauca Thunb Sồi lá nhỏ VU

11. Annamocarya sinensis

(Dode) J. Leroy

Chò đãi EN EN

12. Barringtonia asiatica (L.) Kurz Lộc vừng LR VU

13. Strychnos ignatii Berg. Mã tiền lông VU

14. Chukrasia tabularis A. Juss Lát hoa LR VU

15. Ardisia silvestris Pitard. Lá khôi VU

16. Meliantha suavis Pierre. Rau sắng VU

17. Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam Sến mật VU EN 18. Excentrodendron tonkinense

(Gagnep.) Chang & Miau

Nghiến EN II A

19. Calamus plasticanthus

Warb. Ex Beec

Song mật VU

20. Bulbophyllum averyanovii Seidenf. Cầu diệp EN

21. Eria lanigera Seidenf. Nĩ lan len EN

22. Flickengeria vietnamensis Seidenf Lan Việt Nam EN 23. Paphiopedilum hirsutissiumum

(Hook.) Stein.

Hài VU I A

24. Stenoma saxorum Gagnep. Bách bộ đá VU

25. Keteleeria davidiana Hinh Sam (Du sam đá vôi)

LR EN

26. Pseudotsuga sinensis Sam Kim Hỷ (Thiết sam giả)

VU VU

27. Guihaia grossfibrosa Hèo sợi to EN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)