Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được thành lập theo Quyết định số 1804/QĐ – UB ngày 01/9/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Phạm vi ranh giới Khu bảo tồn nằm trên địa bàn 7 xã (Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh của huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ Muộn của huyện Bạch Thông). Có tọa địa lý: Từ 22007’30” đến 22016’00” vĩ độ Bắc và từ 105050’50” đến 106003’50” kinh độ Đông.
Theo Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND (V/v phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng). Sau khi cắt bỏ 644 ha diện tích đất nông nghiệp, đất soi bãi, đất lâm nghiệp không phù hợp và đất khác thì tổng diện tích đất Khu Bảo tồn còn lại là 14.772ha trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 3.267ha
- Diện tích vùng đệm 12.421ha thuộc 5 xã của huyện Na Rì (xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh). Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên núi đá vôi đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam, có nhiệm vụ là bảo vệ sinh cảnh đặc hữu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Trong giai đoạn từ 1998 – 2002 các nghiên cứu, khảo sát của Viện Điều tra & Quy hoạch rừng và trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai đã xác định khu hệ thực vật rừng ở đây có 798 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 541 chi và 169 họ, trong đó có các loài thực vật quý hiếm có giá trị cao được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Nghiến, Trai lý, Đinh, Lát hoa, Du Sam núi đá, Thiết sam giả, Lan kim tuyến… Đặc biệt là 2 loài Du sam núi đá (Keteleeria davidiana), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) phân bố trên đỉnh núi đá vôi hiện nay với số lượng quần thể còn rất ít [1].
Những kết quả vừa nêu mới chỉ là số liệu bước đầu, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt là ở khu vực rừng trên núi đá vôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU