Chevalier (1918) là người đầu tiên đã đưa ra một bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc Bộ Việt Nam thành 10 kiểu [66].
Maurand (1953) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil cũng đã đưa ra một bảng phân loại rừng ở Nam Bộ.
Năm 1960, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã áp dụng bảng phân loại rừng của Louschau để phục vụ cho công tác quy hoạch rừng (1960). Bảng phân loại gồm có 4 loại hình sau:
Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần phải trồng rừng.
Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa thưa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ, cải tạo.
Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị phá hoại, cần khai thác hợp lý.
Phan Nguyên Hồng (1970) [26], phân chia kiểu thảm thực vật ven bờ biển Miền bắc Việt Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ ven biển và thực vật bãi cát trống.
Trần Ngũ Phương (1970) [43] đưa ra bảng phân loại rừng ở Miền bắc Việt Nam theo 3 đai độ cao: đai rừng nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa; đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao.
Thái Văn Trừng (1978) [57] trên quan điểm sinh thái phát sinh đã xây dựng bảng phân loại các kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam gồm 2 đai với các kiểu phụ, kiểu trái và các kiểu thứ sinh nhân tác.
Phan Kế Lộc (1985) [36] đã sử dụng khung phân loại của UNESCO 1973, để thử vận dụng xây dựng bảng phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Bảng phân loại này đã được một số tác giả áp dụng như Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) [48], Nguyễn Thế Hưng (2003) [29].