Các kiểu thảm thực vật ở độ cao trên 700m

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 67)

4.5.2.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi

Kiểu này chiếm phần lớn diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu. Rừng trên độ cao này thường có cấu trúc 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ (tầng tán rừng và tầng dưới tán), 1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi.

Tuy nhiên, dưới các chân núi thấp hay các vùng đất bằng gần khu vực chân núi đá vôi thì rừng có cấu trúc 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi.

Tầng A1 (tầng vượt tán hay tầng nhô) gồm những cây gỗ cao 30-35m, đường kính 70-80cm, mật độ 15-20 cây/ha, có tán đứt quảng không liên tục. Thành phần gồm chủ yếu là Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Quếch (Chisocheton paniculatus), Giổi (Manglietia sp, Michelia sp.), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana).

Tầng A2 (tầng tán rừng hay tầng ưu thế sinh thái). Tầng này gồm những cây có chiều cao 20-25m, đường kính 45-80cm, mật độ 40-50cây/ha, có tán khép kín tạo thành tầng tán rừng. Thành phần gồm các loài thuộc họ Dẻ - Fgaceae (Lithocarpus balansea, Lithocarpus corneus, Quercus bambusifolia, Castanopsis indica); họ Re - Lauraceae (Phoebe lanceolata, Phoebe macrocarpa, Crytocarya lenticellata, Machilus thunbergii, Beilschmeidia sp.); họ Ngọc lan - Magnoliaceae ((Manglietia sp, Michelia sp.), họ Chẹo - Juglandaceae (Engelhardtia

roxburghiana)...

Tầng A3 (tầng dưới tán). Tầng này gồm những cây có chiều cao 10-15m, đường kính 20-25cm, mật độ 70-80 cây/ha. Thành phần ưu thế là các loài thuộc chi Knema, Syzygium, Archidendron, Ormosia, Quercus, Cinnamomum, Phoebe, Elaeocarpus, Streblus, Schefflera heptaphylla, Trevesia...

Tầng cây bụi cao 3-4m gồm những cây chịu bóng dưới tán rừng. Thành phần gồm các loài thuộc chi Ardisia, Memecylon, Streblus, Lasianthus, Psychotria, Sterculia, Debregeasia, Dendrocide, Pouzolzia sanguinea, Dracaena angutstifìolia, Licuala fatua...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thảm tươi: gồm các loài thân thảo mọc trên đất hay sống bám trên đá như Bóng nước (Impatiens yerrucifer), Thu hải đường (Begonia balansaeana), Ri ta tim (Chirita lavandulacea), Rau tai voi (Lysionotus), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ (Epipremmum pinnatum), Ráy leo (Pothos repens), Đuôi phượng (Rhaphidophora sp.), Gai (Boehmeria nivea)...

Dây leo thường gặp các loài: Dây gắm (Gnetum latifolium), Dây dất (Fissistigma latifolium), Sống rắn (Acacia pennata), Trắc leo (Dalbergia stipulacea),

Dây mật (Derris marginata), Dây cóc (Derris tonkinensis ), Trôm leo (Byttneria aspera), Duối leo (Trophis scandens), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ (Epipremmum pinnatum), Đuôi phượng (Rhaphidophora decirsiva), các loài thuộc chi Bauhinia, Caesalpinia...

Đặc biệt trong trạng thái rừng này có loài Ô rô cây trưởng thành thường ở tầng dưới (loài cây chịu bóng) nên chúng có khả năng tái sinh rất mạnh mẽ ngay dưới tán rừng. Trong 1 số ô dạng bản có thể có tới hàng trăm cây. Vì điều kiện sống khắc nghiệt nên các loài cây tái sinh có mức độ sinh trưởng từ trung bình tới xấu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)