ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH,DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty cổ phần SX XNK hoàng long (Trang 54 - 58)

MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY

4.1. Những ưu điểm cần phát huy

Trong những năm gần đây Công ty cổ phần SX-XNK Hoàng Long đã đạt được những thành công đáng mừng trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản

phẩm. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng hàng năm đã đưa tổng doanh thu của Công ty tăng đáng kể.

4.1.1 Đối với sản xuất kinh doanh:

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty tăng đều qua các năm tuy rằng tốc độ tăng của mỗi loại sản phẩm và thị trường là không đồng đều nhưng nó cũng cho chúng ta thấy một điều là thị trường cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nhiều triển vọng tốt.

Kim ngạch xuất khẩu tăng đã đẩy doanh thu của Công ty tăng không ngừng, để có được kết quả như vậy là do Công ty có được thế mạnh rất quan trọng đó là:

- Công ty có khá nhiều bạn hàng, với gần 50 nước trên thế giới, đây là một thế mạnh mà không dễ gì các Công ty khác có được.

- Mặt hàng của Công ty phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cao được khách hàng nước ngoài rất ưa chuộng và tín nhiệm trên thị trường.

Với những thế mạnh trên Công ty đã nâng cao được năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của mình góp phần vào việc thực hiện mục tiêu duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

4.1.2 Đối với duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Dựa vào thế mạnh hiện thời, Công ty đã tận dụng một cách triệt để nhằm đạt hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó do Công ty nắm bắt được nhu cầu thị trường nên không những duy trì được thị trường hiện có mà còn xâm nhập, mở rộng sang thị trường mới. Để đạt được như vậy là do:

- Thái độ trao đổi ký kết hợp đồng buôn bán nghiêm túc đảm bảo văn minh lịch sự trong giao tiếp.

- Công ty đã giảm tối thiểu mọi thủ tục rườm rà tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.

- Công ty đã có nhiều hoạt động nâng cao chất lượng của các dịch vụ trước và sau khi bán hàng.

- Phương thức tiêu thụ thích hợp.

- Chính sách gía cả linh hoạt áp dụng cho từng đối tác.

* Những thành công về thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty đạt được trong những năm gần đây là:

Trong những năm qua thị trường XK của công ty không ngừng được mở rộng, hoạt động mở rộng thị trường đạt hiệu quả cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Từ chỗ công ty chỉ tập trung vào một số bạn hàng truyền thống như bạn hàng trên thị trường Trung Quốc, Nhật Bản… thì hiện nay công ty đã phân phối rộng khắp không chỉ ở Châu Á, Châu Âu mà còn vươn tới cả Châu Mỹ. Đặc biệt gần đây, công ty đã thâm nhập và kinh doanh thành công vào thị trường Nga và thị trường Singapore. Ngoài hai thị trường này trong những năm tới công ty sẽ cố gắng đẩy mạnh việc xâm nhập vào thị trường Mỹ, thị trường Trung Quốc. Mỹ là một thị trường rất tiềm năng, là nước nhập khẩu rất nhiều sản phẩm từ gỗ nhưng do trước đây công nghệ của công ty chưa thực sự cao cộng với việc các rào cản quá nhiều khiến thị trường này còn bị bỏ quên. Trong những năm gần đây khi nước ta đã gia nhập WTO và kí hiệp định thương mại song phương với Mỹ thì việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này có phần dễ dàng hơn.

4.2. Những tồn tại cần khắc phục.

- Hoạt động nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường của Công ty thực hiện chưa tốt bởi vì công tác nghiên cứu thị trường chưa có sự thống nhất đồng bộ, chưa phát huy được thế mạnh của nó cho hoạt động tiêu thụ nên thông tin về thị trường còn thiếu chính xác. Đội ngũ chuyên viên nghiên cứu chưa nhiều tất cả còn tập trung ở phòng kinh doanh, trình độ chuyên viên chưa đồng đều, chưa có khả năng chuyên môn hoá cao. Các hoạt động điều tra còn thụ động yếu kém, chưa được đầu

tư đúng mức nên các thông tin thương mại đến với Công ty còn ít và thiếu tính kịp thời.

- Công ty chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và kỹ thuật yểm trợ.

- Chất lượng quản trị mua hàng chưa được nâng cao nên vẫn còn tồn tại những đợt hàng có chất lượng chưa cao không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nước ngoài.

- Đại diện thương mại của Công ty ở nước ngoài không nhiều nên việc tiếp cận các thông tin thương mại rất hạn chế. Điều này làm giảm khả năng đẩy mạnh xuất khẩu rất nhiều...

- Các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán hàng chưa được phát huy tác dụng.

4.3. Những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nêu trên.

Những tồn tại nêu trên chịu ảnh hưởng bởi không ít các nguyên nhân, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Thứ nhất là do sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Từ khi xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế phát triển mạnh cùng với nhiều khu vực mậu dịch tự do, các quôc gia trên thế giới đều có xu hướng mở cửa hướng ra thị trường nước ngoài do đó dung lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày một tăng.

- Thứ hai là do ưu thế của hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn do đó ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia xuất khẩu mặt hàng này.Các trung tâm sản xuất tuy có quy mô không lớn bằng Công ty nhưng sản phẩm của họ cũng đa dạng, giá rẻ hơn. Thêm vào đó họ cũng co phương thức giao dịch thanh toán, vận chuyển khá linh hoạt nên họ cũng thu hút được khá nhiều khách hàng.

- Thứ ba do thị trường tiêu thụ của Công ty là nước ngoài nên công tác nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí cho hoạt động này quá lớn, nếu không có sự trợ giúp của cơ quan chức năng thì bản thân Công ty khó mà làm tốt được.

- Thứ tư do đặc trưng về hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty phần lớn là thu gom từ các cơ sở sản xuất, mua lại của các tư nhân nên việc quản lý chất lượng cũng gặp không ít khó khăn vì người sản xuất chạy theo lợi nhuận dễ bỏ qua các yếu tố chất lượng sản phẩm, từ đó không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Thứ năm chi phí cho các hoạt động thu gom, gia công chế biến và bộ phận gián tiếp là yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm và giá bán cao nên không có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Thứ sáu các hoạt động xúc tiến bán hàng chưa phát huy tác dụng để đạt được mục tiêu tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó đội ngũ chuyên viên làm công tác tiêu thụ mặc dù đã có nhiều cố gắng song do năng lực có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả công việc chưa cao.

Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty trong những năm qua. Ngoài ra việc duy trì và mở rộng thị trường còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như giá trị của ngoại tệ có nhiều biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở một số nước và khu vực... Những nguyên nhân trên cũng là tiền đề cần thiết cho việc đề ra các phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong những năm tới.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty cổ phần SX XNK hoàng long (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w