Biến chứng và xử trí biến chứng

Một phần của tài liệu phương pháp đánh giá tổn thương động mạch vành qua kỹ thuật chụp mạch vành chọn lọc (Trang 29 - 30)

Chụp động mạch vành có một số biến chứng: tử vong, nhồi máu cơ tim, sốc, tắc mạch ngoại vi…

- Trên hệ thần kinh trung ương: sốc, nghẽn mạch và tắc mạch gây liệt nữa người hoặc bại liệt, yếu cơ quan vận động, mù tạm thời, đôi khi do nghẽn tắc khí, sau ít giờ sẽ hồi phục- phải cho thuốc chống đông.

- Nhồi máu cơ tim: do nghẽn tắc khí, thuốc cản quang, ống thông ở chỗ động mạch vành hẹp, gây ra sốc tim, bloc tim. Xử trí như nhồi máu cơ tim, tốt nhất nên tìm chỗ tắc để xử lý.

- Rung thất: sốc điện, bóp tim ngoài lồng ngực, thở oxy, Lidocaine, cho đến khi hồi phục.

- Bloc tim hoàn toàn hoặc vô tâm thu: cần tạo nhịp tim bằng đưa ngay catheter xuống thất trái hoặc dùng catheter khác theo đường tĩnh mạch dưới đ đòn vào thất phải, kết hợp Epinephrine kết hợp với huyết thanh tĩnh mạch.

- Cơn cường phó giao cảm: gây hậu quả nhịp tim chậm tới 20 lần/ phút, huyết áp hạ nhanh và mạnh, Atropine có thể dùng liều cao tới 2- 3mg.

- Sốt phản ứng: rét lạnh, run là hậu quả khi đưa chất lạ vào cơ thể. Cho thuốc kháng Histaminen và hạ nhiệt.

- Phản ứng dị ứng với thuốc cản quang: cho các thuốc kháng Histamine, nếu có hạ huyết áp cho thuốc Epinephrine.

- Nghẽn động mạch và ổ máu tụ: khi có đau, mất cảm giác, yếu cơ, phải điều trị phẫu thuật.

Một nghiên cứu đa trung tâm trên 59792 bệnh nhân cho thấy: Tử vong: 0,11%; nhồi máu cơ tim 0,05%; tai biến mạch não 0,07%; rối loạn nhịp 0,38%; các biến chứng mạch máu 0,43%; phản ứng với chất cản quang 0,37%; các biến chứng về huyết động 0,26%. [9],[24],[59], [64].

Một phần của tài liệu phương pháp đánh giá tổn thương động mạch vành qua kỹ thuật chụp mạch vành chọn lọc (Trang 29 - 30)