5. Bố cục của luận văn
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
2.1. Một số câu hỏi nghiên cứu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là gì?
Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống trong giai đoạn 2010 đến 2012 ra sao?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống từ 2013 đến 2015.
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phƣơng pháp lâu đời nhất và đƣợc áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự nhau. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản nhƣ xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. Dựa vào đối tƣợng so sánh mà phƣơng pháp so sánh đƣợc chia thành các loại:
- So sánh các số liệu thực hiện với các chỉ tiêu định mức hay kế hoạch nhằm đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.
- So sánh các số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của hiện tƣợng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bình hoặc tiên tiến nhằm đánh giá đƣợc mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.
- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với số liệu các doanh nghiệp khác tƣơng đƣơng hoặc đối thủ cạnh tranh giúp ta nhận định đƣợc mặt mạnh yếu của doanh nghiệp.
- So sánh các thông số kỹ thuật- kinh tế của các phƣơng án kinh tế khác nhằm lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
- So sánh số liệu thực tế với mức hợp đồng đã ký, tổng nhu cầu ... nhằm biết đƣợc khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng pháp so sánh là cho phép tách ra đƣợc những nét chung, nét riêng của các hiện tƣợng đƣợc so sánh, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý hợp lý và tối ƣu trong mỗi trƣờng hợp cụ thể. Tuy nhiên việc áp dụng phƣơng pháp này cũng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định nhƣ các chỉ tiêu, các kết quả tính toán phải tƣơng đƣơng nhau về nội dung phản ánh và cách xác định.
2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Chẳng hạn nhƣ doanh thu bán hàng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của ít nhất hai nhân tố là giá bán hàng hoá và số lƣợng hàng bán. Do vậy, thông qua phƣơng pháp thay thế liên hoàn chúng ta sẽ xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố lên các chỉ tiêu cần phân tích.
Phƣơng pháp thay thế liên hoàn là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lƣợt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc lên kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính đƣợc với trị số của chỉ tiêu khi chƣa có sự biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nhân tố đó. Phƣơng pháp này có thể áp dụng đƣợc khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ kinh tế có thể biểu thị bằng quan hệ hàm số. Thay thế liên hoàn thƣờng đƣợc sử dụng để tính toán mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến cùng một chỉ tiêu phân tích. Trong phƣơng pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố đƣợc tính mức ảnh hƣởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên.
Điều có thể thấy rõ và đó cũng chính là nhƣợc điểm nổi bật của phƣơng pháp này là khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu đƣợc mức độ ảnh hƣởng khác nhau của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu. Vì vậy, việc xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phƣơng pháp này.
Nguyên tắc sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn:
- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hƣởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một hàm số.
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hƣởng trong công thức theo trình tự nhất định trong đó:
+ Nhân tố lƣợng thay thế trƣớc, nhân tố chất lƣợng thay thế sau.
+ Nhân tố khối lƣợng thay thế trƣớc, nhân tố trọng lƣợng thay thế sau. + Nhân tố ban đầu thay thế trƣớc, nhân tố thứ phát thay thế sau.
Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hƣởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp cùng một lúc có nhiều nhân tố có cùng tính chất nhƣ nhau, chẳng hạn có nhiều nhân tố chất lƣợng, khối lƣợng thì việc xác định trình tự thay thế sẽ khó khăn. Khi đó, ta có thể áp dụng phép lấy vi phân để tính toán.
- Xác định ảnh hƣởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bƣớc trƣớc để tính mức độ ảnh hƣởng và cố định các nhân tố còn lại.
Một sự biến dạng khác của phƣơng pháp này là phƣơng pháp số chênh lệch. Trong phƣơng pháp này, để xác định mức ảnh hƣởng của từng nhân tố, ngƣời ta sử dụng số chênh lệch so sánh của từng nhân tố để tính toán. Ƣu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ điểm của phƣơng pháp này là ngắn gọn, đơn giản và cho phép tính ngay đƣợc kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hƣởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị phân tích so với kỳ kế hoạch của nhân tố đó.
2.2.3. Phương pháp phân tổ
Phƣơng pháp phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành của hiện tƣợng đƣợc phân tích theo dấu hiệu cơ bản của hiện tƣợng đó. Đây là phƣơng pháp thống kê, đƣợc áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô. Phƣơng pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tƣợng trong mối liên kết tƣơng quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hƣởng tới chỉ tiêu đƣợc phân tích những nhân tố xác định hơn, tìm ra những quy luật và xu hƣớng đặc trƣng cho các hiện tƣợng kinh tế, diễn biến kinh tế…
2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Đây là phƣơng pháp quan trọng trong nghiên cứu thống kê. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tiếp cận, nghiên cứu, đánh giá thông qua các dấu hiệu mà nó bộc lộ ra bên ngoài, trong kinh tế đó là cơ sở dữ liệu thể hiện các hoạt động đó. Vận dụng phƣơng pháp này để thu thập, xử lý các thông tin phản ánh đƣợc đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu, trong nghiên cứu này đó chính là các biểu hiện của hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh.
2.2.5. Các phương pháp toán học ứng dụng khác
Các phƣơng pháp toán học có thể đƣợc sử dụng là phƣơng pháp quy hoạch tuyến tính, lý thuyết trò chơi, lý thuyết phục vụ đám đông…
Có rất nhiều phƣơng pháp có thể sử dụng nhƣ là công cụ để phân tích, đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi phƣơng pháp sẽ có những phạm vi áp dụng, có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Do đó, tuỳ theo đối tƣợng, mục đích phân tích cũng nhƣ thông tin có đƣợc trong từng trƣờng hợp cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn một hay nhiều phƣơng pháp để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thực hiện phân tích hoạt động kinh tế.
Cơ sở phƣơng pháp luận của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do vậy, việc phân tích phải thể hiện các điểm sau:
- Nghiên cứu các đối tƣợng phân tích trong thế vận động và phát triển. - Nghiên cứu các đối tƣợng phân tích trong mối quan hệ nhân quả, lý giải các nguyên nhân, nhân tố tác động đến các đối tƣợng đó cũng nhƣ sự hoạt động tƣơng hỗ giữa các nhân tố, các hiện tƣợng kinh tế có liên quan.
- Nghiên cứu đối tƣợng phân tích một cách đầy đủ toàn diện với sự sử dụng các chỉ tiêu, các công thức nhằm lƣợng hoá hiện tƣợng đƣợc phân tích theo một logic chặt chẽ.
Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động sản xuất kinh tế là kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô và kinh tế học chuyên ngành. Khi phân tích một đối tƣợng cụ thể, cần phải nắm các đặc trƣng nhất của đối tƣợng đó, các đặc trƣng của ngành, của nơi mà đối tƣợng đó đƣợc hình thành và phát triển.
Ta thấy có rất nhiều phƣơng pháp có thể sử dụng nhƣ là công cụ để phân tích, đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi phƣơng pháp sẽ có những phạm vi áp dụng, có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Do đó, tuỳ theo đối tƣợng, mục đích phân tích cũng nhƣ thông tin có đƣợc trong từng trƣờng hợp cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn một hay nhiều phƣơng pháp để thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh tế.
Để đánh giá chính xác, và có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thống kê cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đầy đủ, hoàn chỉnh vừa phản ánh một cách tổng hợp, vừa phản ánh đƣợc mức sinh lợi, và phản ánh hiệu quả của từng yếu tố sản xuất, từng loại vốn đầu tƣ. Để đảm bảo yêu cầu trên, thống kê thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp tổng quát để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp thứ nhất:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Công thức:
Hiệu quả hoạt động SXKD = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào (2.1)
Phƣơng pháp này đơn giản, dễ tính nhƣng có những mặt hạn chế nhất định, nó không phản ánh hết chất lƣợng kinh doanh, cũng nhƣ tiềm năng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thể dùng để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp qua các thời kỳ nghiên cứu khác nhau.
Phương pháp thứ hai:
Hiệu quả hoạt động SXKD đƣợc xác định bằng cách so sánh theo 2 dạng: - Dạng thuận
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả đầu ra
(2.2)
= ––––––––––––––– Chi phí đầu vào
Theo phƣơng pháp này, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh mức sinh lợi của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
- Dạng nghịch
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí đầu vào
(2.3)
= –––––––––––––––––– Kết quả đầu ra
Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra đƣợc 1 đơn vị kết quả đầu ra ta cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào.
Từ các công thức (2.1) ; (2.2) và (2.3) xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thống kê cần xác định chính xác những chỉ tiêu nào thuộc yếu tố đầu vào và chỉ tiêu nào thuộc yếu tố đầu ra, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu thống kê lựa chọn yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra để so sánh cho phù hợp.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhóm các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động, toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Để đánh giá tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng sử dụng chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất và sức sinh lời của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ doanh nghiệp.
Kết quả của sản xuất kinh doanh đƣợc đo bằng các chỉ tiêu nhƣ doanh thu thuần, giá trị sản lƣợng, tổng lợi nhuận… Các yếu tố đầu vào: Lao động, chi phí, tài sản, nguồn vốn…
2.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động
Trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, thì con ngƣời đƣợc xem nhƣ là một yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả lao động trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Để đánh giá về tình hình lao động, ngƣời ta thƣờng dùng các chỉ tiêu sau:
Nguồn [4][6][9][10][12]
2.3.1.1. Sức sản xuất của lao động
Sức sản xuất của lao động =
Doanh thu ––––––––––––––––
Tổng lao động
2.3.1.2. Sức sinh lợi của lao động
Sức sinh lợi của lao động =
Lợi nhuận ––––––––––––––––
Tổng lao động
Đây là cặp chỉ tiêu phản ánh tƣơng đối đầy đủ về hiệu quả sử dụng lao động trong kỳ của doanh nghiệp cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, để có thể đánh giá toàn diện về hiệu quả sử dụng lao động, ngƣời ta còn sử dụng các chỉ tiêu khác nhƣ hiệu suất sử dụng thời gian lao động. Các chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và sử dụng số lƣợng thời gian lao động hiện có, giảm lƣợng lao động dƣ thừa, nâng cao hiệu suất sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
2.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
2.3.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ phƣơng tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đƣợc các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Nguồn [2][3][7][8][11].
a. Sức sản xuất của tổng tài sản
Sức sản xuất của tài sản =
Doanh thu ––––––––––––––––
Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng tài sản đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
b. Suất sinh lời của tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng bỏ ra để mua sắm tài sản thì sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này đƣợc xác định bằng công thức:
Sức sinh lời của tài sản =
Lợi nhuận ––––––––––––––––
Tài sản bình quân
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
a. Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn =
Doanh thu ––––––––––––––––
TSNH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong mỗi kỳ nhất định tài sản ngắn hạn luân chuyển đƣợc bao nhiêu vòng hay mỗi đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh giữa các kỳ của một đơn vị hoặc giữa các đơn vị cùng quy mô trong một thời kỳ. Nguồn [2][3][7][8][11].
b. Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn =
Lợi nhuận ––––––––––––––––
TSNH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn bỏ vào đầu tƣ tài sản ngắn hạn thì sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn càng lớn.
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định là bộ phận tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất