Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại phòng giao dịch khu vực Chèm

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠMG MẠI.doc (Trang 46 - 49)

dịch khu vực Chèm

5.1 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

5.1.1. Đối với nhà nước

Nhà nước cần có các biện pháp, chính sách điều tiết vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh ổn định cho tất cả các thành phần kinh tế xã hội. Đây chính là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, gia tăng nhu cầu vốn đầu tư phát triển tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quy mô cho vay và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác.

Bên cạnh đó các văn bản luật nói chung và văn bản luật liên quan tới hoạt động ngân hàng nói riêng phải được bổ sung, điều chỉnh. Đó là những điều kiện đảm bảo cho sự cạnh tranh, phát triển lành mạnh của các ngân hang

5.1.2. Đối với chính quyền địa phương:

Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để có kế hoạch phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích một số ngành kinh tế tiềm năm mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hội Nông dân có biện pháp hỗ trợ người nông dân tìm kiếm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm nông sản được dễ dàng. Các cơ quan có chức năng như phòng địa chính, tòa án nhân dân cần phối

hợp với ngân hàng trong việc xác định quyền sở hữu tài sản để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng. Như vậy mới tạo điều kiện cho ngân hàng hạn chế tổn thất do phải chờ đợi lâu, đi lại nhiều lần.

5.2. Đối với NHNN và NHNNo & PTNT Việt Nam

5.2.1 Đối với ngân hàng nhà nước

Để cho việc quản lý thông tin được chặt chẽ và nâng cao chất lượng trong việc phân tích thông tin của các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần yêu cầu tất cả các NHTM tham gia vào hệ thống của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Trung tâm này sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để thu thập và xử lý thông tin từ đó cung cấp thông tin lại cho các ngân hàng. Việc đó sẽ giúp cho các NHTM thực hiện tốt công tác phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả trong việc cho vay và nâng cao chất lượng khoản vay.

Điều kiện hoạt động của mỗi NHTM là khác nhau, mỗi ngân hàng đều có tính đặc thù riêng, vì vậy cần có những quy định riêng theo chức năng hoạt động của từng ngân hàng.

5.2.2 Đối với NHNNo & PTNT Việt Nam

NHNNo & PTNT Việt Nam cần tổ chức các hội nghị về nghiên cứu và trao đổi các kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các đơn vị thành viên để các CBCNV có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

NHNNo & PTNT Việt Nam cần không ngừng bổ sung, hoàn thiện thể chế cho vay đối với từng loại khách hàng và từng khoản vay; các văn bản quy định về phân loại khách hàng, trên cơ sở đó áp dụng phù hợp chính sách khách hàng, biện pháp đảm bảo tiền vay.

Trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng là không đồng đều. Ngân hàng cần tổ chức đào tạo chuyên sâu hơn về thẩm định cho vay đặc biệt là thẩm định về

thị trường, đào tạo các kiến thức cơ bản về các ngành nghề có liên quan như xây dựng cơ bản, pháp luật và kế toán tài chính.

5.3 Đối với phòng giao dịch khu vực Chèm

Phòng giao dịch khu vực Chèm cần có biện pháp cụ thể trong việc quảng bá đưa hình ảnh của mình đến với khách hàng. Tăng cường giới thiệu về các dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp như thanh toán bằng thẻ, chuyển tiền điện tử… cho khách hàng thấy được sự thuận tiện và an toàn trong quá trình giao dịch. Cùng với sự phục vụ chu đáo, tận tình của các nhân viên cùng góp phần tạo thêm niềm tin đối với khách hàng.

Phòng giao dịch cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phân loại nợ theo mức độ rủi ro trong từng giai đoạn của quy trình cho vay nhằm xử lý các vấn đề xung quanh, các khoản cho vay, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của phòng giao dịch khu vực Chèm là hộ sản xuất và cá nhân nên cần đa dạng hóa đối tượng khách hàng và hình thức cho vay. Quy mô của phòng giao dịch còn nhỏ nên bước đầu tiếp cận với nhóm doanh nghiệp nhỏ rồi sau đó tiến tiếp tới các doanh nghiệp vừa và lớn. Điều đó sẽ phù hợp với khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, (2003), “từ điển kinh tế tài chính ngân hàng” Nxb Thống kê 2. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng

3. Thạc Sĩ Nguyễn Thu Thủy và Thạc Sĩ Nguyễn Tú Anh (2003), “ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp”, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 290 tháng 7/2002

4. Sổ tay tín dụng của NHNNo & PTNT Việt Nam

5. Trần Đình Định. (2003), “chiến lược quản lý một khoản vay, NHNNo & PTNT Việt Nam”

6. Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNNo & PTNT chi nhánh Từ Liêm phòng giao dịch Chèm

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠMG MẠI.doc (Trang 46 - 49)