NHNo & PTNT Từ Liêm
Tài khoản sử dụng
Tài khoản nội bảng:
TK 211/KH : Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam TK212/KH : Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam TK213/KH : Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam TK 702 : Thu lãi cho vay
Tài khoản ngoại bảng
TK 941 : Lãi cho vay quá hạn chưa thu hồi được bằng VNĐ
TK 994 : Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng để đảm bảo vay nợ
Kế toán giai đoạn phát tiền vay:
Đối với cho vay từng lần
Nợ TK ngắn hạn/ Nợ đủ tiêu chuẩn (2111/KH)
Có TK thích hợp (tiền mặt – 1011, tiền gửi - 4211/KH...)
Trong trường hợp có tài sản cầm cố, thế chấp. Căn cứ vào biên bản định giá Nhập TK 994
hoặc TK 996 “ Các giấy tờ có giá của khách hang cầm cố” hoặc TK 9311 “ Cam kết được bảo lãnh”
Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng Nợ TK ngắn hạn / Nợ đủ tiêu chuẩn
Có TK thích hợp (tiền mặt – 1011, thanh toán chuyển khoản…)
Mỗi lần ghi nợ tài khoản vay, kế toán cho vay phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn lại để tránh vượt quá hạn mức tín dụng và kiểm tra thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã ký
Kế toán thu nợ, thu lãi
Thu lãi
Đối với cho vay từng lần
Có 2 cách thu lãi
Thu lãi định kỳ: hàng tháng kế toán tính vầ thu lãi cho khách hàng để phản ánh vào tài khoản thu lãi cho vay “TK 702”
Nợ TK thích hợp (Tiền mặt-1011,trích tài khoản tiền gửi – 4211) Có TK thu lãi cho vay -702
Thu lãi sau: là cách mà lãi được thu cùng gốc khi đến hạn.Tuy nhiên theo nguyên tắc hạch toán lãi dự thu , dự trả hàng tháng kế toán phải tính và hạch toán số lãi phát sinh vào tài khoản lãi thu về hoạt động tín dụng “ TK 3941” Nợ TK 3941
Có TK 702
Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng
Xuất phát từ đặc điểm cho vay theo hạn mức tín dụng là số tiền gốc cố định nên lãi vay dược tính và dự thu theo phương thức tích số:
Số tiền lãi phải thu = Tổng tích số chịu lãi trong tháng x lãi suất / 30 Nợ TK 4211 “Tiền gửi khách hàng”
Có TK 702 “ Thu lãi cho vay”
3.2 Kế toán phân loại nợ và trích lập sử dụng DPRR
Kế toán phân loại nợ
Khi khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn nếu không được gia hạn nợ thì khoản vay đó sẽ chuyển sang nợ quá hạn
hạch toán : Nợ TK nợ quá hạn ( loại 2,3,4,5 tuỳ theo mức đánh giá của cná bộ tín dụng)
Có TK cho vay thích hợp
Đồng thời kế toán ghi vào phụ lục hợp đồng tín dụng và chuyển hợp đồng tín dụng đó sang tập nợ quá hạn 3.2.1 Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Công thức R = MAX { 0, ( A – C ) } x r Trong đó : R - Là số tiền dự phòng cụ thể trích A- Giá trị khoản nợ
C- Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm
r- Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng cụ thể của từng nhóm hạch toán :
Nợ TK chi phí dự phòng phải thu khó đòi “ TK 8822” : tổng số tiền trích Có TK dự phòng cụ thể : số tiền cụ thể
Có TK dự phòng chung : số tiền cụ thể Kế toán hoàn nhập dự phòng :Số dự phòng cần trích < Số dự phòng hiện Nợ TK dự phìng cụ thể
Nợ TK dự phòng chung
Có TK chi phí dự phòng phải thi khó đòi
3.2.2 Kế toán sử dụng quỹ dự phòng
Nợ TK Tài sản gán xiết nợ chuyển quyền sở hữu cho TCTD chờ xử lý (nếu có)
Nợ TK thích hợp
Nợ TK Dự phòng cụ thể Nợ TK Dự phòng chung
Nợ TK Quỹ dự phòng tài chính/chi phí khác Có TK Nợ cần xử lý thích hợp Đồng thời Nhập TK 971 “ Nợ khó đòi đã xử lý” Khi khách hàng trả được: Nợ TK thích hợp Có TK thu nhập khác Đồng thời xuất TK 971- Nợ khó đò đã xử lý