Về định giá hải quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt nam trước yêu cầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 55 - 56)

Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đợc soạn thảo và ban hành dựa trên nguyên tắc của Hiệp định định giá hải quan (Agreement on Implementation of Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994 (“Customs Value Code” - Hiệp định CVA) của WTO. Do đó, các quy định của Việt Nam về định giá hải quan hầu nh đã tơng đồng và phù hợp với các quy định của WTO, cụ thể:

- Các Điều 1-4 của Hiệp định CVA quy định về phơng pháp tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá giống hệt, hàng hoá tơng tự và trật tự áp dụng các phơng pháp tính thuế theo trị giá khấu trừ và trị giá tính toán tơng ứng với các Điều 2.2, 5,6 và 7 của Nghị định 60/2002/NĐ-CP.

- Các Điều 6-10 của Hiệp định CVA về phơng pháp trị giá tính toán, phơng pháp suy luận, những khoản chi phí đợc điều chỉnh, chuyển đổi ngoại tệ, bảo mật thông tin cũng đợc quy định phù hợp trong Nghị định 60/2002/NĐ-CP của Việt Nam.

- Các Điều 16-17 về quyền của nhà nhập khẩu đợc giải thích bằng văn bản về cách tính trị giá hải quan và quyền của hải quan không bị hạn chế để xác định ra tính trung thực và chính xác của các thông tin đa ra trong tính trị giá hải quan đợc quy định tơng ứng trong các Điều 12 và 13 của Nghị định 60/2002/NĐ-CP.

- Điều 12 Hiệp định CVA yêu cầu các luật, quy định pháp lý, quyết định t pháp và quyết định hành chính có tính chất áp dụng chung có liên quan tới Hiệp định phải đợc công khai theo Điều X của GATT 1994. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta đã đa ra các quy định về công khai, minh bạch các quy định pháp luật, tức là đã phù hợp về quy định này.

Tuy nhiên, Nghị định 60/2002/NĐ-CP còn một số điểm cha phù hợp với Hiệp định CVA nh:

- Các vấn đề đa phơng trong WTO quy định trong Điều 18, 19, 20, 23, 24 Hiệp định CVA, chúng ta cha có quy định điều chỉnh tơng ứng. Có lẽ vào thời điểm hiện nay, việc tham gia các vấn đề này cha thực sự phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.

- Quyền lấy hàng với khoản bảo lãnh hay đặt cọc nếu có trì hoãn ra quyết định cuối cùng về trị giá tính thuế:

+ Điều 13 Hiệp định CVA quy định: Nếu trong quá trình xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu mà cần phải trì hoãn việc ra quyết định cuối cùng về trị giá hải quan thì ngời nhập khẩu có thể lấy hàng ra từ hải quan nếu, trong trợng hợp pháp luật yêu cầu, ngời nhập khẩu đa ra đầy đủ đảm bảo dới hình thức bảo lãnh, đặt cọc hay phơng tiện nào khác cho việc thanh toán thuế nhập khẩu cuối cùng đối với hàng nhập khẩu đó. Pháp luật của mỗi nớc thành viên phải quy định về các trờng hợp này. + Trong khi đó, Điều 25 Luật Hải quan quy định về điều kiện thông quan, Điều 23 Luật Hải quan và Điều 12 Nghị định 60/2002/NĐ-CP liên quan tới quyền và nghĩa vụ của ngời khai hải quan đều không quy định quyền lấy hàng ra (thông quan) với khoản bảo lãnh hay đặt cọc đủ để thanh toán tiền thuế và các khoản thu khác trong trờng hợp có sự trì hoãn ra quyết định cuối cùng về trị giá tính thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thương mại hàng hoá của Việt nam trước yêu cầu gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w