5. Bố cục của Luận văn
2.3.2. Những trở ngại và thách thức
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì những trở ngại và thách thức đối với tỉnh Bắc Kạn còn rất nhiều. Đó là những khó khăn mà tỉnh Bắc Kạn cần phải vƣợt qua để có thể cải thiện tình hình sản xuất và đảm bảo an ninh lƣơng thực trong thời gian tới.
- Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. - Vùng sản xuất lúa còn manh mún, chƣa tập trung nên rất khó áp dụng các biện pháp cơ giới hoá.
- Quá trình áp dụng giống mới cho thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa lại là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm phát triển, khó phòng trừ.
đƣợc tƣ vấn một cách đầy đủ về sử dụng thuốc thế nào cho đúng, cho đủ và thời gian sử dụng thuốc thế nào nên gây ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nông sản, về lâu dài còn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng nguồn đất và nguồn nƣớc tại địa phƣơng.
- Tham gia vào thị trƣờng thƣơng mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lƣợng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tƣ một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lƣợng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ.
ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM AN NINH LƢƠNG THƢ̣C TẠI TỈNH BẮC KẠN
3.1. Quan điểm về an ninh lƣơng thực tại tỉnh Bắc Kạn
Khoá họp lần thứ 8 của Uỷ ban lƣơng thực thế giới đã đúc rút kinh nghiêm hoạt động thực tiễn và nhấn mạnh quan điểm về an ninh lƣơng thực. Quan điểm về an ninh lƣơng thực đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và toàn diện. Cần khắc phục quan điểm phiến diện bấy lâu cho rằng, an ninh lƣơng thực đồng nhất với việc mở rộng canh tác lƣơng thực, an ninh lƣơng thực là nhiệm vụ của ngƣời sản xuất lƣơng thực. Với quan điểm lệch lạc đó, ngƣời ta không đề ra đƣợc những chính sách đồng bộ và đã làm cho an ninh lƣơng thực ngày càng xấu và thêm nghiêm trọng.
Ở mỗi quốc gia cụ thể có đặc điểm tự nhiên, kinh tế, khoa học, văn hoá… khác nhau chính vì thế quan điểm về an ninh lƣơng thực ở từng quốc gia cụ thể cũng sẽ phải cụ thể hoá theo các đặc điểm phù hợp đó, nhằm phù hợp và có các giải pháp, chính sách và phát huy hiệu quả và đạt kết quả cao trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực cho quốc gia mình. Nhƣ vậy quan điểm về an ninh lƣơng thực ở các quốc gia là khác nhau nhƣng quan điểm chung về an ninh lƣơng thực, bao gồm năm nội dung cơ bản sau:
Một là: Đảm bảo an ninh lƣơng thực không có nghĩa là chỉ tập trung
vào việc đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực, mặc dù đó là điều kiện tiên quyết. Trên thực tế, an ninh lƣơng thực không chỉ đơn thuần nhƣ vậy. Bởi lẽ, ở những nơi trong cùng một quốc gia thì cũng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá … khác nhau vì thế nó sẽ kéo theo về quá trình sản xuất lƣơng thực cũng sẽ khác nhau về kỹ thuật, về phƣơng pháp …, mặt khác không phải khi nào, chỗ nào cũng có thể sản xuất đƣợc lƣơng thực. Vì thế chỉ tập trung vào sản xuất lƣơng thực thì cũng chỉ tập trung đƣợc ở một số nơi có điều kiện thuận lợi cho sản xuất lƣơng thực, nên để đảm bảo an ninh lƣơng
trung sản xuất lƣơng thực là đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực mà còn phải kết hợp với lƣu thông, buôn bán, trao đổi, hình thành thị trƣờng lƣơng thực, có các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo lƣơng thực cho mọi ngƣời ở mọi nơi, mọi lúc. Khi đó mới đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực.
Hai là: Đảm bảo an ninh lƣơng thực là đảm bảo cho mọi ngƣời không
bị đói, kể cả nạn đói thông thƣờng và đói vi chất hiện đang đe doạ trên 2 tỷ ngƣời trên thế giới. Mục tiêu cấp bách là phải đảm bảo và giảm đƣợc một nửa số ngƣời đang suy dinh dƣỡng vào năm 2006. Nhƣ vậy trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực thì nhiệm vụ quan trọng đó là làm thế nào để mọi ngƣời dù ở đâu, nơi nào thì cũng không bị đói kể cả đói thông thƣờng và đói vi chất. Đói thông thƣờng đó chính là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc đáp ứng những nhu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống nhƣ thiếu ăn (lƣơng thực, thực phẩm) về số lƣợng hay là không có đủ chất dinh dƣỡng nhƣ đạm, canxi… đó chính là đói vi chất. Nhƣ vậy trong nội dung này đòi hỏi đảm bảo an ninh lƣơng thực là phải đảm bảo lƣơng thực cho mọi ngƣời dân cả về số lƣợng và chất lƣợng tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống, tồn tại, phát triển và lao động.
Ba là: Đảm bảo an ninh lƣơng thực là đảm bảo ổn định cung- cầu trong
những điều kiện biến động nhƣ: Khi xảy ra thiên tai, mất mùa, lúc giáp hạt, khi có chiến tranh hay xung đột chính trị, xã hội, sắc tộc … Một loạt bài học về thực tế trong những năm qua ở nhiều nƣớc Châu Phi, Châu Á và Mỹ La- tinh buộc ngƣời ta phải đặc biệt lƣu ý vấn đề này. Thực tế cho thấy, hàng năm, hàng chục triệu tấn lƣơng thực cứu trợ của cộng đồng quốc tế cho các khu vực này. Tuy rất quan trọng nhƣng cũng chỉ làm dịu bớt phần nào nạn đói và bất an an ninh lƣơng thực đang diễn ra nghiêm trọng ở hàng loạt các nƣớc.
Việt Nam mặc dù là nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhƣng thực tế Việt Nam nằm trong vùng thƣờng xuyên xảy ra hạn hán, lụt lội… gây mất mùa và gây hậu quả nghiêm trọng cho ngƣời dân vì thế nội dung này hiện nay
cộng đồng thế giới công nhận và khen ngợi.
Bốn là: Đảm bảo an ninh lƣơng thực là đảm bảo cho mọi ngƣời tiếp cận
đủ lƣơng thực. Khả năng tiếp cận này có thể thực hiện theo hƣớng sản xuất (tự cung tự cấp) hoặc theo hƣớng thƣơng mại (mua hay nhập khẩu lƣơng thực). Mỗi hƣớng tiếp cận đều phải có điều kiện thoả đáng. Hƣớng thứ nhất, phải có các điều kiện thuận lợi nhƣ đất đai, nƣớc tƣới tiêu, khí hậu, vốn, công nghệ, chƣơng trình phát triển nông nghiệp thích hợp. Hƣớng thứ hai, cần phải có khả năng thực lực về tài chính để nhập khẩu lƣơng thực ở cấp quốc gia cũng nhƣ mức thu nhập ở cấp hộ gia đình để mua đủ số lƣợng lƣơng thực cần thiết. Việt Nam có các điều kiện theo hƣớng thứ nhất, đó chính là việc tự cung cấp lƣơng thực để đảm bảo an ninh lƣơng thực cho mình hơn nữa Việt Nam hiện nay cũng đã tận dụng tốt ƣu thế này thể hiện ở kết quả mà nhƣng năm qua Việt Nam đạt đƣợc.
Năm là: Đảm bảo an ninh lƣơng thực là đảm bảo cho mọi ngƣời ở mọi
nơi, mọi lúc có đủ lƣơng thực đồng thời sử dụng lƣơng thực có hiệu quả để có thể duy trì đƣợc mức dinh dƣỡng cần thiết cho sức khỏe lâu dài [11].
3.2. Những định hƣớng, mục tiêu để đƣa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực tỉnh Bắc Kạn bảo an ninh lƣơng thực tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Những định hướng chủ yếu
Theo Cục Trồng trọt, định hƣớng phát triển lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới: Chất lƣợng lúa gạo Việt Nam trong tƣơng lai theo hƣớng bền vững cần phải: Năng suất, sản lƣợng lúa ổn định trong từng vụ lúa, từng năm và trong nhiều năm tới; thu nhập, lợi nhuận và đời sống nông dân đƣợc nâng cao; giảm thiểu sự suy thoái về đất đai canh tác lúa, nguồn nƣớc phục vụ sản xuất và tiêu dùng, sức khỏe ngƣời trồng lúa đƣợc bảo vệ; đời sống văn hóa, xã hội nông thôn đƣợc cải thiện.
Kạn nói riêng sẽ đối mặt với những vấn đề sau: Trái đất ấm dần lên, thời tiết khắc nghiệt hơn, dịch hại sâu bệnh xảy ra thƣờng xuyên hơn, thiếu nƣớc tƣới cho nông nghiệp, vấn đề thiếu năng lƣợng, giảm diện tích đất nông nghiệp, áp lực dân số tăng nhanh, sự bất ổn về thị trƣờng quốc tế trong đó có thị trƣờng lƣơng thực - thực phẩm, giá phân bón, xăng dầu tăng cao. Về mặt kỹ thuật, ở nhiều quốc gia năng suất lúa đã đạt đến trần. Ngƣời dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa là đối tƣợng dễ bị ảnh hƣởng nhất của biến đổi khí hậu.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng luôn có những tác động đến môi trƣờng. Để nâng cao năng suất, các hộ nông dân đã đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh nên đã làm tăng dƣ lƣợng phân bón và thuốc trừ sâu trong môi trƣờng đất, nƣớc. Điều này đã gây ảnh hƣởng rất lớn đến sức khoẻ của con ngƣời, vì vậy trong thời gian tới, đi đôi với việc đẩy mạnh đầu tƣ thâm canh, các cơ quan chính quyền cần có các chính sách và biện pháp cụ thể để hạn chế những ảnh hƣởng của sản xuất lúa đến môi trƣờng. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp, chủ động khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai là yếu tố quan trọng. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tận dụng cơ chế hỗ trợ của nhà nƣớc để giúp nông dân có điều kiện mua sắm máy móc, đồng thời chú trọng đến làm đƣờng giao thông thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mƣơng để việc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đƣợc thuận lợi hơn.
Xuất phát từ vị trí tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế- xã hội nói chung, sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn nói riêng, là một tỉnh miền núi, quỹ đất sản xuất nông lâm nghiệp không nhiều, chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 cần dựa trên những căn cứ sau:
huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất tạo ra khối lƣợng nông sản hàng hóa lớn, tập trung, có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngƣời dân địa phƣơng và hƣớng theo nhu cầu thị trƣờng. Từng bƣớc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất ở những nơi có điều kiện.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nằm trong định hƣớng chung của toàn tỉnh, gắn bó với các ngành kinh tế khác, để xây dựng Bắc Kạn phát triển mạnh về kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần ổn định đời sống chính trị, bền vững về môi trƣờng.
- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng với tốc độ nhanh hơn thời kỳ vừa qua. Đặt sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác với các ngành kinh tế khác trong tỉnh, tạo đƣợc sự phát triển cao, bền vững, hiệu quả và ổn định là thƣớc đo của sự phát triển.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát huy những tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên thiên nhiên, nguồn nhân lực, tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và các chính sách ƣu đãi của Đảng, Nhà Nƣớc, các tổ chức trong và ngoài nƣớc… để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp lên một tầm cao mới có cơ sở hạ tầng tốt đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông, lâm nghiệp trong giai đoạn tới.
- Phát triển sản xuất nông nghiệp tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân và các tổ chức đoàn thể khác trong sạch, vững mạnh, tiên tiến hòa nhập với bối cảnh toàn cầu hóa trong tƣơng lai.
sinh thái, không làm tổn hại, suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nƣớc vô cùng cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Với nền nông nghiệp lâu đời là sản xuất lúa nƣớc nhƣ nƣớc ta cho thấy nƣớc giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất. Để đảm bảo an ninh lƣơng thực phải có đủ nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do vậy mỗi ngƣời dân cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng nguồn nƣớc ngọt. Cần phải hiểu nƣớc là nguồn tài nguyên có hạn, vì vậy phải tiết kiệm.
3.2.2. Những mục tiêu chủ yếu
* Mục tiêu tổng quát
Tập trung chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Phát triển ngành nông nghiệp có quy mô và hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Phấn đấu đến năm 2015 sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ phát triển trung bình đạt 6,5 - 7%/ năm, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp xấp xỉ đạt 1.143 tỷ đồng; diện tích gieo trồng lúa năm 2020 lên 24.000 ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa chất lƣợng cao làm hàng hóa tăng từ 1.500 ha lên 8.000 ha. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, có sản phẩm hàng hóa nhiều về số lƣợng, tốt về chất lƣợng đảm bảo an toàn lƣơng thực trong địa bàn tỉnh đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu công nghiệp chế biến của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc [4].
- Tập trung chỉ đạo có hiệu quả các chƣơng trình nông nghiệp, đẩy mạnh thâm canh gắn liền với chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng khoa học công nghệ mới nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.
- Chủ động xây dựng các biện pháp phòng chống lụt bão, thiên tai, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, đồng thời tổ chức các dịch vụ về giống, thuốc BVTV,… phục vụ sản xuất một cách có hiệu quả.
đảm bảo kịp thời vụ, đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng. Đặc biệt quản lý chặt chẽ việc cung ứng các loại giống. Nâng cao chất lƣợng các công trình XDCB trong nông nghiệp, chất lƣợng dịch vụ thủy lợi tƣới tiêu.
* Mục tiêu cụ thể
Trong giai đoạn sắp tới, mục tiêu cụ thể trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn là:
- Tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng cao ngành nông nghiệp 7%/năm. Đến năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt xấp xỉ 1,43 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 60%.
- Diện tích cây lúa năm 2020 tăng lên 24.000 ha.
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất các loại cây trồng.
- Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp làm hàng hóa, hệ số sử dụng đất tăng lên trên 2,2 lần. Đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị đem lại giá trị thu nhập cao cho ngƣời dân sản xuất [4].
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực tỉnh Bắc Kạn
3.3.1. Giải pháp chung nhằm đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Bắc Kạn
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Kạn nói chung, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng để đảm bảo an ninh lƣơng thực, tỉnh Bắc Kạn đã có phƣơng án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Do quá trình phát triển kinh tế xã hội, tác động của đô thị hóa, nhu cầu phát triển ngành công nghiệp, vấn đề an ninh quốc phòng…sẽ dẫn đến sự biến đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác. Nhƣng tỉnh chủ trƣơng phải giữ vững diện tích đất nông nghiệp hiện nay, ngoài ra cần điều chỉnh một số nguồn đất khác để có đất sản xuất đảm bảo sự phát triển ổn định