Các nhân tố tác động bên ngoài

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 26 - 121)

5. Bố cục của Luận văn

1.4.4.Các nhân tố tác động bên ngoài

* Ô nhiễm môi trường

Tác động của tình trạng thay đổi khí hậu trực tiếp ảnh hƣởng tới những ngƣời dân nghèo. Hàng triệu hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, các ngƣ dân

và ngƣời trồng rừng bị tác động trực tiếp của tình trạng ấm nóng toàn cầu do hạn hán và bão lụt. Hiện trên thế giới có hơn 920 triệu ngƣời có nguy cơ thiếu đói, phần lớn ở các nƣớc đang phát triển.

Năm 2007, Australia trải qua mùa hạn hán khắc nghiệt nhất trong hơn nửa thế kỷ, sản lƣợng lúa mì giảm 60%. Thu hoạch lúa gạo của Trung Quốc cũng giảm xuống 10% trong 7 năm qua do thời tiết thay đổi bất thƣờng.

Uỷ ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc dự báo, trong 100 năm tới, nƣớc biển dâng cao một mét gây lụt lội khoảng 1/3 diện tích đất trồng thế giới. Mực nƣớc biển tăng và các cơn bão nhiệt đới hoạt động dữ dội làm ảnh hƣởng đáng kể đến sản xuất lƣơng thực, chƣa kể đến tốc độ đô thị hoá diễn ra quá nhanh làm giảm diện tích đất nông nghiệp.

* Giảm sút đầu tư

Trong thập kỷ 70, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã đầu tƣ và dành cho lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp tƣơng đối nhiều ƣu tiên. Tại châu Á, chi tiêu ngân sách thực tế cho hoạt động nghiên cứu và triển khai nông nghiệp tăng bình quân 8,7%/năm. Tuy nhiên, trong thập kỷ 80, chi tiêu thực tế ở châu Á giảm xuống còn 6,2%/năm. Chi tiêu của châu Phi dƣới Sahara thậm chí còn thấp hơn nữa, từ 2,5%/năm trong thập kỷ 70 xuống còn 0,8% trong thập kỷ 80. Tăng trƣởng đầu tƣ của các nƣớc phát triển cũng giảm, từ 2,7%/năm trong thập kỷ 70 xuống còn 1,7%/năm trong thập kỷ 80 (Alston, Pardey, và Smith 1998). Do thiếu đầu tƣ vào hoạt động nghiên cứu để phát triển các công nghệ cao sản và các tập quán quản lý nông nghiệp bền vững khiến cho tăng sản lƣợng bị trì trệ và độ màu mỡ của đất bị suy thoái đến mức độ khó phục hồi. Đầu tƣ vào hệ thống thủy lợi cũng giảm từ đỉnh cao trong cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80. Cả mức đầu tƣ chính phủ hàng năm và viện trợ/ cho vay của các tổ chức phát triển quốc tế nhằm phát triển hệ thống thủy lợi đều giảm sút. Nhiều yếu tố gây ra giảm sút đầu

tƣ vào hệ thống thủy lợi, bao gồm đầu tƣ không hiệu quả trƣớc đây, còn ít khu vực thủy lợi cần ít vốn đầu tƣ, tăng chi phí vốn cho việc xây dựng các hệ thống thủy lợi mới và các mối quan ngại về môi trƣờng nhƣ mở rộng diện tích muối hóa (Rosegrant and Pingali 1994; Rosegrant and Svendsen 1993).

Xu hƣớng này cũng diễn ra ở châu Á khi đầu tƣ vào nông nghiệp liên tục giảm sút trên thực tế. Đầu tƣ của chính phủ cho nghiên cứu nông nghiệp ở châu Á tăng bình quân 3,9%/năm trong thập kỷ 90 so với 4,3%/năm trong thập kỷ trƣớc [19].

* Quản lý, chính sách của Chính Phủ và địa phương đến sản xuất nông nghiệp

Cách thức quản lý và chính sách có tác động rất lớn đến đảm bảo an ninh lƣơng thực, chính sách tốt nhƣng quản lý và triển khai không hiệu quả thì không thể đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Chính phủ và địa phuơng cần có chủ trƣơng chính sách phù hợp vùng miền và điều kiện tự nhiên vùng để có thể đảm bảo tốt ANLT.

1.5. Tình hình về an ninh lƣơng thực của một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam, bài học kinh nghiệm

1.5.1. Tình hình về an ninh lương thực của một số nước trên thế giới

Về mặt cung, sản xuất toàn cầu chậm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng. Tuy nhiên, sản xuất chỉ tăng chậm ở các nƣớc xuất khẩu lúa gạo hoặc đạt dƣ thừa lúa gạo truyền thống. Năm 2006, sản xuất ngũ cốc của thế giới đạt khoảng 2 tỷ tấn, ít hơn mức của năm 2005 là 2,4%. Sản lƣợng giảm sút ở Ôxtrâylia do hạn hán nghiêm trọng và trì trệ ở Trung Quốc, EU, Ấn Độ và Mỹ. Ƣớc tính sản lƣợng sẽ phục hồi một mức nào đó trong năm 2008 song tăng trƣởng năng suất toàn phần của nông nghiệp nhƣ trƣớc đây là quá thấp để đáp ứng tăng cầu. Mặc dù, nguồn cung lƣơng thực toàn cầu tăng từ 1% đến 2% khi giá tăng 10% song vẫn chƣa thể biết đƣợc trong tình trạng giá cao thì phản ứng của ngƣời nông dân sẽ mạnh mẽ đến mức nào. Nông dân ở các

nƣớc nông nghiệp truyền thống (nhƣ Thái lan, Việt nam, Mianma, Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin) là những nƣớc có hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc, dịch vụ phát triển và chính phủ có năng lực có thể phản ứng nhanh song nông dân ở châu Phi có thể bị bỏ lại đằng sau nhiều hơn nữa. Ở một số khu vực nhƣ Trung Á, Đông Âu và Nga, giá lƣơng thực cao nhƣ hiện nay là yếu tố thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (đem theo các hỗ trợ về kỹ thuật, quản lý và tiếp thị) vào lĩnh vực nông nghiệp song vẫn chƣa có kết quả về sản lƣợng [19].

Năm 2006, dự trữ ngũ cốc, đặc biệt là lúa mỳ, của thế giới ở mức thấp nhất kể từ đầu thập kỷ 80. Nguồn dự trữ của Trung Quốc, chiếm khoảng 40% tổng lƣợng dự trữ của thế giới, giảm mạnh trong giai đoạn 2000 – 2004 và vẫn chƣa có dấu hiệu phục hồi trong những năm gần đây. Các diễn biến ngắn hạn và dài hạn về tình hình lúa gạo cũng là nguyên nhân gây nên khủng hoảng. Giá gạo tăng liên tục trong vòng 7-8 năm qua cho thấy về cơ bản chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn số lƣợng đƣợc sản xuất ra. Mất cân bằng giữa cung và cầu còn đƣợc biểu hiện bởi giảm dự trữ lúa gạo. Trên thực tế, dự trữ lúa gạo đã giảm nhanh chóng và hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 1988. Giảm sút dự trữ này đã kiềm chế mức tăng giá gạo có thể đã xảy ra nhanh hơn song dự trữ lúa gạo thấp nhƣ hiện nay lại làm giảm hiệu quả kiềm chế này và tăng rủi ro tăng mạnh giá gạo trong tƣơng lai (IRRI, 2008).

Thị trƣờng nhiên liệu sinh học mới nổi là một nguồn nhu cầu mới và quan trọng đối với một số hàng hóa nông nghiệp nhƣ đƣờng, ngô, sắn, các hạt có dầu và cọ dầu. Tăng cầu đối với các hàng hóa này là một trong những yếu tố chủ chốt làm tăng giá trên thị trƣờng thế giới và làm tăng giá lƣơng thực. Các mặt hàng này vốn chủ yếu đƣợc sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn cho gia súc gia cầm nay đƣợc trồng làm nguyên liệu thô cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Nghiên cứu của IFPRI cho thấy sản xuất nhiên liệu

sinh học chiếm đến 30% tăng giá ngũ cốc bình quân trong giai đoạn 2000 – 2007 [19 ].

Trong khi đó, giá dầu mỏ đã tăng đến 19% chỉ trong tháng 2/2008 và đạt mức đỉnh là 160 USD. Vì thế, chuyển các lọai sản phẩm lƣơng thực sang làm nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn. Ngoài ra, các khoản trợ cấp mới cho nhiên liệu sinh học cũng khuyến khích việc làm này. Năm 2007, Mỹ đã thu hoạch đƣợc vụ ngô kỷ lục song 1/3 sản lƣợng lại đƣợc dùng làm sản xuất ethanol.

Cũng giống nhƣ Inđônêxia và Thái lan, Malaixia có vai trò quan trọng trong sản xuất các nguồn năng lƣợng thay thế. Cả Malaixia và Inđônêxia là những nƣớc sản xuất dầu cọ lớn của thế giới. Thái lan không sản xuất nhiều dầu cọ song lại là nƣớc xuất khẩu sắn lớn nhất. Cả ba nƣớc này đều sản xuất mía và cây jatropha có thể đƣợc sử dụng làm nhiên liệu sinh học.

Trong chính sách nhiên liệu sinh học, Inđônêxia ƣu tiên sử dụng dầu cọ làm nguyên liệu, với mục tiêu đạt 62 triệu lít. Jatropha là nguồn nguyên liệu thứ hai. Năm 2006, Inđônêxia thông qua Chính sách nhiên liệu sinh học quốc gia (Malaixia đã thông qua tháng 8/2005). Mục đích của chính sách này là khuyến khích sản xuất và sử dụng diesel sinh học đƣợc sản xuất từ cọ dầu nhƣ một nguồn năng lƣợng thay thế thân thiện với môi trƣờng và nhƣ là một biện pháp nhằm giữ giá cầu cọ ổn định ở mức cao. Chính phủ cũng muốn cung cấp nhiên liệu cho giao thông vận tải trong nƣớc rồi tiếp đó hƣớng tới mục tiêu xuất khẩu diesel sinh học chủ yếu sang thị trƣờng châu Âu [21].

* Kinh nghiệm đảm bảo an ninh lương thực của một số quốc gia trên thế giới

- Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu lƣơng thực lớn nhất thế giới. Nguồn lƣơng thực chính cung cấp cho Nhật Bản chủ yếu là từ các

nƣớc: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… Nguồn lƣơng thực mà Nhật Bản phải nhập chủ yếu là gạo, bột mỳ, bơ, sữa và các loại thịt. Trong năm 2007, Nhật Bản đã nhập khẩu 630.550 tấn gạo, 86% bột mì đang tiêu dùng hàng ngày ở Nhật đều là hàng nhập khẩu. Việc tiêu thụ gạo đã giảm xuống chỉ còn 8,5 triệu tấn từ ngƣỡng 12,99 triệu tấn vào năm 1965 trong khi lƣợng sản xuất ra vƣợt ngƣỡng nhu cầu tới 210.000 tấn. Một vấn đề nghiêm trọng mà nông nghiệp Nhật đang phải đối mặt còn là số nông dân ngày càng giảm nhanh một cách chóng mặt, từ 14,5 triệu ngƣời năm 1960 xuống còn 3,4 triệu ngƣời trong năm 2005. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp còn cho thấy việc cắt, giảm thuế nhập khẩu nông sản sẽ càng khiến việc sản xuất nông nghiệp của nƣớc này giảm xuống, dự tính lên tới 42% tƣơng đƣơng với 3,6 nghìn tỉ yên. Và với tình trạng này, Nhật Bản đang phải đau đầu tìm kiếm giải pháp nhập khẩu thêm từ các nƣớc Nauy, Thụy Sĩ và Hàn Quốc. Cuộc đàm phán này với WTO dự đoán sẽ rất khó khăn đối với phía Nhật Bản. Thực tế quốc gia này đang phải tạm ngừng việc tìm kiếm những đối tác xuất khẩu gạo mới vì bị buộc tội vi phạm một số luật quy định của WTO. Các nƣớc đang phát triển liên tiếp gây sức ép lên Nhật yêu cầu cắt giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp hiện nay đang ở mức 700% đồng thời mở rộng thị trƣờng trong vòng đàm phán Doha cùng WTO sắp tới [19].

- Hoa Kỳ

Mặc dù mất an ninh lƣơng thực và đói ăn vốn từ lâu đã đƣợc biết đến là những mối quan ngại tại các nƣớc nghèo trên thế giới, nhƣng vấn đề này gần đây đã tái xuất hiện và trở thành một vấn đề dinh dƣỡng đáng quan tâm tại Mỹ, một nƣớc có nguồn thực phẩm dồi dào. Tình trạng mất an ninh lƣơng thực tại Hoa Kỳ và các nƣớc giàu lƣơng thực khác cơ bản xảy ra theo hai mức độ của tổ chức xã hội: hộ gia đình hay đơn vị ăn uống cấp gia đình và mức độ cá nhân.

Đói ăn nhìn chung đƣợc dùng để miêu tả trải nghiệm về sự thiếu thốn thức ăn ở mức độ cá nhân. Tại Hoa Kỳ, mối quan tâm đến khái niệm an ninh lƣơng thực ở mức độ cộng đồng đang tăng lên. Liên hiệp an ninh lƣơng thực Cộng đồng đã định nghĩa thuật ngữ này là “Tình trạng mà trong đó tất cả các cá nhân nhận đƣợc khẩu phần ăn thích hợp về mặt dinh dƣỡng, chấp nhận đƣợc về mặt văn hóa tại bất kì thời điểm nào thông qua các nguồn không khẩn cấp tại địa phƣơng. Tuy nhiên, bản chất nền tảng của khái niệm này không đƣợc miêu tả rõ ràng, và do dó không biết đƣợc bao nhiêu cộng đồng ở Mỹ có an ninh lƣơng thực. Để giải quyết tình trạng mất an ninh lƣơng thực, Mỹ đã đƣa ra kế hoạch toàn diện trong 10 năm cho Chƣơng trình Quốc gia Kiểm soát dinh dƣỡng và các nghiên cứu liên quan tập hợp hàng loạt những nỗ lực cộng tác của các tổ chức chính phủ, viện hàn lâm và khu vực tƣ nhân trên cả nƣớc nhằm thiết lập một công cụ đo lƣờng cho sự mất an ninh lƣơng thực để có thể dùng để đánh giá thực trạng mất an ninh lƣơng thực và đói ăn trong dân số Mỹ hàng năm. Qua đó, Vụ Thống kê Dân số Hoa kỳ đã đƣa vào 18 mục đo lƣờng về mất an ninh lƣơng thực. Với số liệu từ cuộc điều tra và các phƣơng pháp từ học thuyết đáp ứng từng phần, thang đo lƣờng đã đƣợc phân cấp tốt, các mức chia độ trầm trọng của hiện tƣợng khác nhau đƣợc định nghĩa và các nhóm đáp ứng biểu thị an ninh lƣơng thực, mất an ninh lƣơng thực nhƣng không đói ăn và mất an ninh lƣơng thực thực tế với đói ăn nghiêm trọng, đã đƣợc thiết lập. Kết quả là 10,1% số hộ gia đình ở Mỹ không đảm bảo an ninh lƣơng thực trong đó 7,1% mất an ninh lƣơng thực nhƣng không bị đói ăn và 3% bị mất an ninh lƣơng thực kèm theo đói ăn. Khoảng 31 triệu ngƣời sống trong các hộ gia đình bị mất an ninh lƣơng thực. Sự mất an ninh lƣơng thực tại Mỹ thay đổi theo đặc điểm hộ gia đình theo đúng cách đã đƣợc kì vọng. Những hộ gia đình nằm dƣới chuẩn nghèo, có tỉ lệ mất an ninh lƣơng thực cao hơn gấp 3 lần so với trung bình trên

cả nƣớc. Những hộ gia đình ngƣời da đen và ngƣời gốc Tây Ban Nha có tỉ lệ mất an ninh lƣơng thực là 21,2% và 20,8%, và những hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ độc thân có trẻ nhỏ có tỉ lệ mất an ninh lƣơng thực là 29,7% (2000). Với những nhận biết về hậu quả tiềm tàng về sức khỏe của mất an ninh lƣơng thực đối với dân số Mỹ, Chính Phủ Mỹ đã đƣa mục tiêu dinh dƣỡng của chƣơng trình Con ngƣời khỏe mạnh năm 2010 gồm có: Tăng tỉ lệ an ninh lƣơng thực của các hộ gia đình Mỹ lên ≥ 94%. Thêm nữa, kế hoạch hành động của Hoa Kỳ cũng đặt ra một số hành động và chiến lƣợc ƣu tiên để đạt đƣợc các mục tiêu y tế công cộng [19].

- ASEAN

Đảm bảo an ninh lƣơng thực ở cấp độ quốc gia và hộ gia đình là ƣu tiên hàng đầu của nhiều nƣớc châu Á vì cuộc sống tốt đẹp hơn của những ngƣời nghèo và vì ổn định chính trị. Lúa gạo là một trong những hàng hoá quan trọng nhất ở châu Á, đặc biệt là ở những nƣớc nghèo. Lúa gạo chiếm trên 70% lƣợng calo của ngƣời dân Miama và Bănglađét và khoảng gần 2/3 đối với ngƣời dân Việt Nam. Ngay cả đối với những nƣớc tƣơng đối giàu có hơn nhƣ Malaixia, Thái lan và Inđônêxia thì lúa gạo vẫn chiếm gần 50% lƣợng calo (FAO, 1999 in Dawe, 2001). Theo Báo cáo phát triển con ngƣời (UNDP, 1997), 70% của tổng số 1,3 tỷ ngƣời nghèo trên thế giới sống ở châu Á nơi gạo là nguồn lƣơng thực chủ yếu hàng ngày. Lúa gạo ở châu Á đƣợc sản xuất bởi hàng triệu nông dân (đây cũng là đối tƣợng tiêu dùng). Gạo cũng quan trọng đối với hàng triệu hộ gia đình nông dân nhỏ khác đang canh tác trên hàng triệu hécta đất rải rác trong khu vực và đối với nhiều ngƣời lao động không có đất khác đang làm thuê tại những trang trại này. Nghiên cứu của FAO-WB (FAO, 2001) ƣớc tính 80% dân số nông nghiệp ở châu Á liên quan đến các hệ thống nông nghiệp dựa vào lúa gạo và chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

yếu là những ngƣời nông dân nhỏ. Khoảng 50% diện tích nông nghiệp của châu Á trồng lúa. Năng suất trong nông nghiệp đã tăng mạnh nhờ Cách mạng Xanh diễn ra vào đầu những năm 1970 và 1980 và tiếp tục tăng sau thời kỳ này. Nhiều nƣớc đã chuyển từ chỗ là nƣớc nhập khẩu nông nghiệp ròng sang tự túc và thậm chí là nƣớc xuất khẩu ròng (trong ASEAN là các nƣớc Việt nam, Myanma và Thái lan) [19].

Bên cạnh các chính sách thúc đẩy sản xuất, nhiều chính sách về giá cả và can thiệp thị trƣờng cũng đƣợc thƣờng xuyên ban hành nhằm ổn định giá cả và đảm bảo nguồn cung lƣơng thực ổn định cho ngƣời tiêu dùng, nhất là nguồn lƣơng thực chính nhƣ gạo. Ngoài ra còn có các chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục và nhận thức dinh dƣỡng.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 26 - 121)