5. Bố cục của Luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông bắc, có tọa độ địa lý 21 độ 30 phút đến 21 độ 47 phút vĩ Bắc và 105 độ 26 phút đến 106 độ 10 phút kinh đông. Diện tích tự nhiên khoảng 4.859,41 km2, bao gồm 7 huyện, 01 thị xã với 122 xã, phƣờng, thị trấn.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng + Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn + Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
Với 4 tỉnh xung quanh có mối giao lƣu quan trọng, có những nét tƣơng đồng về nguồn tài nguyên và con ngƣời, có điều kiện hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa, do đó khả năng giao thƣơng, trao đổi hội nhập mọi mặt với bên ngoài từ đó tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Từ Trung Quốc đến Bắc Kạn qua các cửa khẩu biên giới thuộc 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Đây là thị trƣờng lớn gần Bắc Kạn và nó sẽ có những ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế hàng hóa của tỉnh về các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, khoáng sản. Đây sẽ là điều kiện phát huy thƣơng mại và hội nhập quốc tế cho tỉnh.
Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động này tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Tuy nhiên nếu so sánh với các tỉnh trên địa bàn vùng Đông Bắc thì tỉnh Bắc Kạn cũng còn nhiều hạn chế hơn nhất là về cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cũng nhƣ xã hội [4], [5].
2.1.1.2. Địa hình
Bắc Kạn là tỉnh có địa hình phân dị lớn do sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn – Yến Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam nên đã hình thành các vùng đặc biệt về khí hậu nên có ảnh hƣởng lớn đến đời sống dân cƣ và sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất có đỉnh 1.640m thuộc dãy Nặm Khiếu Thƣợng, là danh giới tự nhiên giữa huyện Ba Bể và tỉnh Cao Bằng ở phía Tây Bắc. Ngoài ra có các đỉnh cao trên 1500 m, thuộc dãy núi Hoa Sơn là danh giới tự nhiên giữa các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, tiếp theo là dãy núi Tam Tao nối liền với dãy Tam Đảo. Độ cao trung bình của toàn tỉnh từ 500- 600 m, nơi thấp nhất 40 m.
Hệ thống núi phía Đông là phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yến Lạc, địa hình hiểm trở, dân cƣ thƣa thớt, không có những thung lũng, phát triển nông nghiệp khó khăn.
Hệ thống núi phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi cao, có độ cao trung bình 300- 400 m. Tuy độ cao không lớn nhƣng địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân là 260, có nhiều thung lũng ven sông thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điển hình là các cánh đồng dọc theo sông Cầu. Do sự phức tạp của địa hình và độ chia cắt mạnh của các dãy núi đất xen với núi đá nên các huyện trong tỉnh đều có vùng thấp và vùng cao. Huyện Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn là các huyện trọng điểm vùng cao của tỉnh [4], [5].
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Bắc Kạn có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhƣng do ảnh hƣởng của vị trí địa lý và địa hình, địa mạo nên khí hậu Bắc Kạn có những nét đặc trƣng sau:
- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm 21,80c, trung bình cao nhất 290
Bể và -20
c ở Ngân Sơn… gây băng giá, ảnh hƣởng rất lớn đến cây trồng và vật nuôi.
Tuy nhiên, do địa hình chia cắt cùng với chế độ nhiệt nhƣ vậy đã hình thành trên địa bàn tỉnh có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo nên các thế mạnh cho từng khu vực của tỉnh, với các loại sản phẩm đặc trƣng của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
- Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1.508,3 giờ (Năm 2005), những tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5, tháng 6, tháng 7 từ 203,0 đến 220,0 giờ; thấp nhất là tháng 1, tháng 2 với 41,0 giờ.
- Về độ ẩm: Bắc Kạn là tỉnh có lƣợng mƣa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung sông Gâm ở phía Tây. Lƣợng mƣa bình quân năm 1.457mm, cao nhất là 1.614mm ở huyện chợ Đồn, thấp nhất 1.300mm ở huyện Ba Bể. Lƣợng mƣa tăng dần theo độ cao và thấp nhất ở các thung lũng khuất gió. Trong mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 80% tổng lƣợng mƣa cả năm, vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 18-20% tổng lƣợng mƣa cả năm. Trong các tháng 12 và tháng 1 có lƣợng mƣa ít nhất, đôi khi còn xuất hiện sƣơng muối, băng giá cộng với thời tiết khô hanh, thƣờng gây hạn hán, hỏa hoạn và cháy rừng.
- Lƣợng bốc hơi: Biến động từ 735- 830 mm/năm. Trong các tháng mùa khô lƣợng bốc hơi khá cao, mực nƣớc ngầm xuống rất thấp, làm cho nhiều vùng thiếu nƣớc nghiêm trọng. Đặc biệt trong các tháng 12 và tháng 1 lƣợng bố hơi cao hơn lƣợng mƣa là nguyên nhân chính gây ra hạn nặng trong vụ Đông Xuân của tỉnh.
- Về gió bão: Bắc Kạn nằm sâu trong nội địa lại có núi cao che chắn nên ít bị ảnh hƣởng của bão, chỉ có mƣa lớn gây ra lũ trên các sông suối…[4].
2.1.1.4. Tài nguyên đất
Theo các tài liệu về đất đai của tỉnh, cho thấy Bắc Kạn có những loại đất chính nhƣ trong bảng dƣới đây:
Bảng 2.1: Các loại đất chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
STT Loại đất Ký hiệu
I Đất núi- đất đồi F
1 Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi (từ 700- 1700m) FH 2 Đất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất (dƣới 700m) FQj 3 Đất Feralit vàng trên đá mác ma axit (Gralit, Liparit) FQa
4 Đất Feralit đỏ nâu trên núi đá vôi FQv
5 Đất Feralit nâu đỏ trên đá mác ma trung tính Bazic FQk 6 Đất Feralit vàng đỏ trên đá phiến thạch sét FQs 7 Đất Feralit vàng nhạt trên đá cát (sa thạch, quắc zít) FQq 8 Núi đá vôi
II Đất ruộng, đất bồi
1 Đất phù sa ngòi, suối Py
2 Đất lúa nƣớc bạc màu
3 Đất lúa nƣớc không bạc màu
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn)
- Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi trung bình chiếm 13,38% phân bố trên tất cả các đỉnh núi cao >700m, trên nền đá mắc ma axit kết tinh chua, đá trầm tích và biến chất. Tầng đất mỏng, đá nổi nhiều, đất ẩm và có tầng thảm mục khá dày.
- Đất Feralit điển hình vùng đồi và núi thấp (FQJ- Fk): Chiếm 71,62%, phân bố trên vùng đồi núi thấp với nhiều loại đá mẹ nhƣ đá biến chất, phiến sét, granit, đá vôi, sa thạch,… đất tốt, thành phần cơ giới từ nặng đến trung bình, tầng đất trung bình và mỏng.
- Đất dốc và phù sa (P): Chiếm 7,49%, phân bố ven sông suối trong các thung lũng hẹp hoặc các bãi đá chân núi… là loại đất hình thành do bồi tụ hàng năm của sông suối hoặc do ảnh hƣởng của lắng đọng, dốc tụ. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ: tầng đất dày, tơi xốp, đất còn tốt thích hợp với cây trồng nông lâm nghiệp.
- Núi đá vôi: Chiếm 7,43% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ở Ba Bể, Bắc Chợ Đồn và Na Rì (khu vực Kim Hỷ)… khu vực núi đá vôi thƣờng rất ít đất trong các hàng hốc, tầng đất mỏng, màu đen, đất rất tốt.
- Đất ngập nƣớc: Chiếm 0,08% chủ yếu ở khu vực hồ Ba Bể và các sông suối [4]. Số luợng đất ngập nƣớc chiếm tỷ lệ thấp do địa hình vùng núi cao ít xảy ra hiện tƣợng úng ngập, nƣớc thoát ngay sau khi mƣa chỉ ứ lại ở khu vực hồ đập.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 485.941 ha, năm 2011 đất nông nghiệp 413.044 ha chiếm 84,99%; đất phi nông nghiệp có 21.159 ha chiếm 4,35%; đất chƣa sử dụng có 51.738 ha chiếm 12,53% tổng diện tích tự nhiên.
Nói chung, đất đai cùng khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Đất đai trong tỉnh còn khá tốt và là cơ sở quan trọng để phát triển nông nghiệp. Nhìn chung tầng đất dày, đất đồi núi có lƣợng mùn cao thuận tiện cho nông, lâm nghiệp phát triển. Ta xem xét bảng sau đây về tình hình đất đai và sử dụng đất của tỉnh Bắc Kạn năm 2011.
Bảng 2.2: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Kạn năm 2011
Chỉ tiêu Số lƣợng (ha) Cơ cấu (%)
Tổng điện tích đất tự nhiên 485.941 100,00 1. Đất nông nghiệp 413.044 84,99 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 36.650 8,87
- Đất trồng cây hàng năm 31.388 85,64 + Đất trồng lúa 18.563 59,14 + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.027 3,27 + Đất trồng cây hàng năm khác 11.748 37,43 - Đất trồng cây lâu năm 5.312 14,49 1.2. Đất Lâm nghiệp 375.337 90,87 - Rừng sản xuất 245.836 65,49 - Rừng phòng hộ 107.513 28,64 - Rừng đặc dụng 21.988 5,86 1.3. Đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản 1.043 0,23 1.4. Đất nông nghiệp khác 14 0,03 2. Đất phi nông nghiệp 21.159 4,35
2.1. Đất ở 3.333 15,75 - Đất ở nông thôn 2.938 88,15 - Đất ở thành thị 395 11,85 2.2. Đất chuyên dùng 12.348 58,36 2.3. Đất khác 5.478 25,89 3. Đất chƣa sử dụng 51.738 12,53 - Đất bằng chƣa sử dụng 3.366 6,51 - Đất đồi núi chƣa sử dụng 45.120 87,21 - Núi đá không có rừng cây 3.252 6,87
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cho biết, Việt Nam đƣợc xác định là một trong các quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, trong đó tài nguyên nƣớc sẽ chịu những ảnh hƣởng lớn nhất và sớm nhất kéo đến việc ảnh hƣởng nặng nề tới ngành nông nghiệp.
Biến đổi khí hậu làm suy giảm năng suất cây trồng trong khi nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn khiến diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp. Dự báo đến năm 2100, khoảng 20-30% diện tích đất nông nghiệp của nƣớc ta sẽ bị ngập do nƣớc biển dâng, kéo theo sự sụt giảm tƣơng đƣơng 10 triệu tấn tổng sản lƣợng lƣơng thực quốc gia, tập trung ở hai khu vực sản xuất nông nghiệp chính là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Nền nông nghiệp của Việt Nam giảm sút không những ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực quốc gia mà còn ảnh hƣởng đến cả thế giới, bởi Việt Nam đang nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo trên toàn cầu.
Trong khi đó, nguồn nƣớc, yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta lại không dồi dào, ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Đó là sự phụ thuộc vào các nguồn nƣớc quốc tế; phân bố nguồn nƣớc không đồng đều giữa các vùng và các mùa trong năm; gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội; suy thoái tài nguyên nƣớc.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hệ thống sông suối phân bố khá dày đặc song hầu hết đều ngắn, lƣu vực nhỏ và độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác, ghềnh. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn:
- Sông Lô, sông Gâm chảy sang Tuyên Quang.
- Sông Kỳ Cùng chảy qua huyện Na Rì sang tỉnh Lạng Sơn rồi đổ sang Trung Quốc, có chiều dài khoảng 35 Km, rộng 50-70 m.
- Sông Bằng Giang chảy về Cao Bằng.
- Sông Cầu là hệ thống sông lớn nhất trên địa bàn tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi Hoa Nam, chảy qua Bạch Thông sang Thái Nguyên rồi đổ về Bắc Ninh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, sông Cầu dài khoảng 60 km, rộng 120-150m, chảy
Sông Cầu không chỉ đáp ứng nhu cầu về sản xuất, sinh hoạt của đồng bào đang sinh sống trên một phần đất đai rộng lớn của tỉnh Bắc Kạn mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến các vùng trung và hạ lƣu…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều hệ thống suối là đầu nguồn của sông Đáy, sông Gâm, sông Chu…[4].
Nhìn chung Bắc Kạn là vùng đầu nguồn của nhiều hệ thống sông suối lớn, về mặt địa hình lại cao hơn các tỉnh xung quanh, đây là nguyên nhân chính gây ra khó khăn về nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt. Đặc điểm đáng lƣu là nguồn nƣớc phân bố không đều theo mùa và theo vùng lãnh thổ. Mùa khô mực nƣớc cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuât. Vùng núi cao thiếu nƣớc sản xuất và sinh hoạt. Mùa nƣớc thƣờng gây ra ngập úng và sạt lở rất nguy hiểm.
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục địa chất, Bắc Kạn có cấu tạo địa chất khá phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có chì, kẽm, sắt, nhôm, thạch anh, đá vôi… trong đó, chì, kẽm là những loại khoáng sản mang nét đặc trƣng của tỉnh. Phía Tây sông Cầu tập trung hầu hết các mỏ chì, kẽm. Ở phía Đông sông Cầu tập trung hầu hết các mỏ vàng. Chì kẽm và vàng là loại khoáng sản có tiềm năng nhất của Bắc Kạn. Các loại khoáng sản có giá trị này không chỉ cho tỉnh mà cho cả nƣớc vì vậy đã đƣợc đầu tƣ điều tra, khảo sát thăm dò nhiều năm và đã đƣợc khai thác nhƣng hiệu quả chƣa cao [4].