5. Bố cục của Luận văn
2.1.2. Nguồn nhân lực
2.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh Bắc Kạn là gần 300 nghìn ngƣời, bình quân số nhân khẩu trong một hộ từ 4-5 ngƣời. Tốc độ tăng trƣởng dân số là 1,93% tăng tự nhiên là 1,01%, tăng cơ học tƣơng đối lớn là 0,92% mật độ dân số bình quân 61,8 ngƣời/km2, cao nhất là thị xã Bắc Kạn 254,2 ngƣời/km2
; thấp nhất là huyện Na Rì 45,9 ngƣời/km2
tỉnh trong đó lao động nông lâm nghiệp là chính.
2.1.2.2. Phân bố dân cư
Bắc Kạn là tỉnh miền núi bao gồm 01 thị xã và 07 huyện, chủ yếu là bà con dân tộc, tỷ lệ dân cƣ đô thị thấp. Dƣới đây là bảng dân số trung bình phân theo huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn năm 2011:
Bảng 2.3: Bảng dân số trung bình phân theo huyện, thị xã tại tỉnh Bắc Kạn năm 2011
Đơn vị tính: Người
Huyện, thị Tổng số
Giới tính Khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn Toàn tỉnh 298.124 150.275 147.849 48.091 250.033 1. Thị xã Bắc Kạn 37.945 18.479 19.468 24.845 13.100 2. Huyện Bạch Thông 30.518 15.523 14.995 1.700 28.818 3. Huyện Pắc Nặm 30.359 15.128 15.231 30.359 4. Huyện Chợ Đồn 48.670 24.877 23.793 6.067 42.603 5. Huyện Chợ Mới 37.118 18.824 18.294 2.407 34.711 6. Huyện Ngân Sơn 28.751 14.507 14.244 5.923 22.828 7. Huyện Na Rì 37.599 19.289 18.310 3.412 34.187 8. Huyện Ba Bể 47.164 23.648 23.516 3.737 43.427
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn)
Nhìn chung, dân số vẫn tập trung chủ yếu ở nông thôn, lực lƣợng lao động ngành nông nghiệp thì chiếm đa số, nhƣng chất lƣợng lao động thấp. Đây chính là những khó khăn trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp- nông thôn nói riêng. Vì vậy, về lâu dài tỉnh cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở vùng nông thôn, tiếp tục mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp và khai thác tiềm năng đất trống đồi núi trọc để đƣa vào sử dụng một cách
yếu trên địa bàn tỉnh, mức độ gia tăng lao động lớn, nguồn nhân lực trẻ là lợi thế cho phát triển kinh tế nông nghiệp tại các vùng nông thôn.
Sau đây là bảng số lƣợng và cơ cấu hộ ở nông thôn tỉnh năm 2011: Bảng 2.4: Số lƣợng và cơ cấu hộ ở nông thôn tỉnh Bắc Kạn 2011
Chỉ tiêu Số lƣợng Cơ cấu
1. Số lƣợng hộ ở khu vực nông thôn (hộ) (%)
Số lƣợng hộ và cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 82.179 87,9 Số lƣợng hộ công nghiệp, xây dựng ở khu vực nông thôn 1.235 2,1 Số lƣợng hộ dịch vụ ở khu vực nông thôn 5.341 9,0
2. Số hộ nông thôn phân theo ngành
Tổng số 59.344 100 Trong đó: - Hộ nông nghiệp 51.379 86,05 - Hộ lâm nghiệp 472 0,79 - Hộ thuỷ sản 28 0,04 - Hộ công nghiệp 679 1,12 - Hộ dịch vụ 6.486 12,3
3. Số hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập lớn nhất
Tổng số 59.344 100
Trong đó
- Hộ có thu nhập lớn nhất từ nông, lâm, thuỷ sản 51.483 86,75 - Hộ có thu nhập lớn nhất từ công nghiệp, XD 1.392 2,35 - Hộ có thu nhập lớn nhất từ vận tải, dịch vụ 5.629 9,49
- Hộ có thu nhập lớn nhất từ nguồn khác 840 1,42
Do tỷ lệ sinh cao trong những năm trƣớc đây, nguồn lao động của tỉnh có quy mô lớn và tốc độ tăng nhanh. Ngoài số ngƣời trong độ tuổi lao động, hiện nay vẫn còn một số lƣợng đáng kể những ngƣời ngoài độ tuổi lao động tham gia sản xuất mà chủ yếu là ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp. Số ngƣời ngoài độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm khoảng 10- 12% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Có nhiều nguyên nhân, nhƣng lý do chính là đời sống còn khó khăn, nguồn thu của ngƣời lao động sản xuất nông nghiệp thấp, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn.
Chất lƣợng nguồn nhân lực chủ yếu thể hiện qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ, kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật. Trình độ lao động của tỉnh còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và thấp hơn so với các tỉnh khác nằm trong vùng Đông Bắc. Năng suất lao động chƣa cao, sử dụng lao động trong khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn 84,6%. Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực còn hạn chế. Chất lƣợng lao động nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, tỷ lệ đƣợc đào tạo thấp, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp hạn chế [4].
Nhìn chung, nguồn nhân lực của tỉnh tăng với quy mô lớn và tốc độ tƣơng đối cao nhƣng trình độ tri thức cũng nhƣ kỹ năng lao động còn ở mức thấp. Trình độ trang bị kỹ thuật của lao động còn lạc hậu, do đó năng suất lao động thấp, chỉ bằng khoảng 60% cả nƣớc. Từ năm 2009 đến năm 2011, tuy chất lƣợng lao động có đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn ở mức độ thấp. Số lƣợng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm khoảng 85% tổng số lao động. Số lao động, nhân viên nghiệp vụ có bằng cấp, chứng chỉ năm 2009 là 1,47% đã tăng lên là 3,52% vào năm 2011; Số lao động có trình độ trung cấp năm 2009 là 7,2%, đến năm 2011 đã
1,98% năm 2011; Số lao động có trình độ đại học tăng đƣợc 0,54% từ 2,88% năm 2009 lên 3,42% năm 2011. Nhƣ vậy, số lao động có trình độ đƣợc đào tạo đang làm việc trong tỉnh ngày càng gia tăng song vẫn còn chậm, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động. Để có thể nâng cao hơn nữa chất lƣợng lao động của toàn tỉnh cần có thêm nhiều biện pháp tích cực hơn nữa từ phía địa phƣơng và chính bản thân ngƣời lao động. Để thấy rõ nét hơn nữa chất lƣợng lao động của tỉnh, ta xem bảng sau đây:
Bảng 2.5: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo trong các ngành kinh tế năm 2009-2011
ĐVT: %
Nội dung 2009 2010 2011
Tổng số 100 100 100
1. Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 85,91 84,20 84,35 2. CNKT, NVNV có bằng/ chứng chỉ 1,47 3,64 3,52
3. Trung học chuyên nghiệp 7,20 7,28 7,26
4. Cao đẳng 1,91 1,98 1,97
5. Đại học 2,88 2,88 3,42
6. Trên đại học 0,02 0,02 0,09
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn)
2.1.2.4. Khả năng thu hút lao động có chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp
Bắc Kạn là tỉnh đất rộng ngƣời còn thƣa, dân số trong tỉnh có khoảng 29 vạn ngƣời, mật độ trung bình là 61,8 ngƣời/km2. Bắc Kạn có tiềm năng rất phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến là tài nguyên phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Là địa bàn cƣ trú và sinh sống của bà con các dân tộc thiểu
cao là rất ít. Từ sau ngày tái lập tỉnh năm 1997, nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà Nƣớc các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng đã nỗ lực phấn đấu đề ra nhiều chính sách, khuyến khích con em trong tỉnh tích cực học tập, thu hút nguồn nhân lực có trình độ, có tay nghề cao từ các tỉnh ngoài nhƣ Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dƣơng… về Bắc Kạn công tác và làm việc. Nhờ đó mà lực lƣợng lao động có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao trong các lĩnh vực sản xuất của tỉnh Bắc Kạn ngày càng đông. Đặc biệt lĩnh vực sản xuất Nông - Lâm nghiệp của tỉnh thu hút đƣợc ngày càng đông lao động cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cao.
Hiện nay, hầu hết các xã, phƣờng, thị trấn trong địa bàn tỉnh đều có cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên phụ trách công tác nông lâm nghiệp. Nhiều lãnh đạo xã, cán bộ xã có trình độ đại học. Nhờ đó, công tác phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong những năm qua đã có bƣớc phát triển ổn định bền vững [4].
Trong những năm tới, với tiềm năng và lợi thế của tỉnh về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ngày một lớn mạnh và mở rộng. Nhu cầu đòi hỏi về lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng nhiều hơn để tham gia vào hoạt động phát triển sản xuất. Trong khi đó lực lƣợng lao động của tỉnh tập trung chủ yếu ở nông thôn (trên 80% dân số) còn nhiều tiềm năng.
Mặt khác trong những năm qua, đời sống của bà con các dân tộc trong tỉnh ngày càng đƣợc nâng lên, có điều kiện đầu tƣ cho con cái ăn học, sẽ là nguồn lực mới hứa hẹn đầy tiềm năng và triển vọng để đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh trong tƣơng lai.
lương thực tỉnh Bắc Kạn
2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng
Khi mới tái lập, nền kinh tế chủ yếu là thuần nông; toàn tỉnh có 16 xã chƣa có đƣờng ô tô, 16 xã khác ô tô chỉ đến đƣợc trong mùa khô; 2 huyện và 102 xã chƣa có điện lƣới quốc gia; 93 xã chƣa có điện thoại; 71% số phòng học làm bằng tranh tre, nứa lá… Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Y tế tụt hậu so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Toàn tỉnh còn có 36% xã chƣa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Số ngƣời mắc bệnh bƣớu cổ chiếm gần 30% dân số. Các tệ nạn cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện các chất ma tuý còn nhiều và có chiều hƣớng gia tăng.
Đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc, các bộ, ban, ngành Trung ƣơng, các tỉnh bạn cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Nền kinh tế phát triển khá với tốc độ phát triển bình quân đạt 10,85%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng nông - lâm nghiệp. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 9,6% lên 20,8%; khu vực dịch vụ tăng từ 22,8% lên 38,2% và khu vực nông, lâm nghiệp giảm từ 61,6 xuống còn 41%. GDP bình quân đầu ngƣời trên 4 triệu đồng/năm. Thu ngân sách 105 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 41,42% (tiêu chí mới). Cơ sở hạ tầng thiết yếu đƣợc đầu tƣ xây dựng, đến nay 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã, phƣờng, thị trấn có điện lƣới quốc gia; 100% số xã có điện thoại thông tin liên lạc. Các hoạt động văn hoá - xã hội ngày một phát triển. Năm 2005 tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Trung học cơ sở. Các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ đƣợc triển khai có hiệu quả. Diện mạo nông thôn cũng nhƣ các trung tâm huyện lỵ, tỉnh lỵ đang từng ngày đổi
xã hội đƣợc củng cố và giữ vững.
* Giao thông
- Bắc Kạn có hai tuyến quốc lộ chạy qua, đƣờng Quốc lộ 3 chạy theo hƣớng Nam- Bắc từ cầu Ổ Gà (huyện Chợ Mới) đến Thác Giềng xã Xuất Hóa- thị xã Bắc Kạn rồi chia làm hai nhánh:
+ Nhánh 1: Đƣờng 3A qua thị xã Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, huyện Ngân Sơn rồi sang tỉnh Cao Bằng.
+ Nhánh 2: Đƣờng 3B từ Thác Giềng- Yến Lạc rồi đi tiếp sang tỉnh Lạng Sơn.
Hệ thống đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ đều đƣợc bê tông hóa, nhựa hóa để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đến năm 2006, 100% số xã đã có đƣờng ô tô đến trung tâm, mở mới đƣợc 650 km đƣờng liên huyện, 519 km đƣờng liên xã, xây dựng trên 100 km đƣờng nông thôn loại A ở các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm, nâng cấp cải tạo 29 tuyến đƣờng cấp V, VI miền núi với tổng chiều dài 367 km, tổng vốn đầu tƣ trên 500 tỷ đồng.
Sau 10 năm tái lập tỉnh, đến nay mạng lƣới giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi, việc vận chuyển hàng hóa, giao lƣu đi lại của nhân dân đã thuận tiện, nhanh chóng, góp vai trò quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh lƣơng thực trong toàn tỉnh những năm qua và những năm tới [4], [5].
* Hệ thống thủy lợi
Ngày đầu mới thành lập, hệ thống thủy lợi phục vụ công tác sản xuất nông lâm nghiệp vừa thiếu vừa xuống cấp, cả tỉnh có 24 hồ chứa nƣớc loại nhỏ, 157 đập dâng, 12 trạm bơm và 2.243 công trình phai đập, mƣơng dẫn nƣớc. Nếu thời tiết thuận lợi chỉ đủ năng lực tƣới tiêu cho 4.000 ha lúa xuân
xây dựng mới hàng trăm công trình đƣợc đƣa vào sử dụng với diện tích chủ động tƣới tiêu là 16.239 ha cho cả hai vụ. Nhờ đó, mà trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua luôn dành đƣợc những kết quả quan trọng, đáng khích lệ. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 123.495 tấn, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 450 kg (năm 2006) tăng hơn năm 1997 là 160 kg. Kết quả đáng khích lệ này phần nào cho thấy khả năng đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nội bộ tỉnh là khá tốt [5].
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng chế biến và bảo quản
Hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chế biến và bảo quản nông sản trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đặc điểm địa bàn cƣ trú của bà con các dân tộc trong tỉnh sống thƣa thớt không tập trung, chủ yếu là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, các thôn bản ở xa nơi trung tâm xã, trung tâm cụm xã, huyện… Đƣờng sá đi lại còn nhiều điểm chƣa thuận lợi. Các sản phẩm nông lâm nghiệp làm ra mới chỉ đáp ứng nhu cầu lƣơng thực địa phƣơng. Vì thế các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đƣợc ngƣời dân tự bảo quản bằng phƣơng pháp thủ công nhƣ dự trữ trong bồ, cót, chum vại hoặc trên vách nhà…[4].
2.1.4. Ảnh hưởng của yếu tố quản lý và chính sách đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn
Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở không ngừng đƣợc nâng cao, biểu hiện trên các lĩnh vực.
- Tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình chủ động quản lý, chăm sóc việc phát triển kinh tế, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân để sản xuất theo hƣớng hàng hóa.
- Sở NN& PTNT Bắc Kạn đã chủ động chỉ đạo thời vụ gieo trồng theo lịch mùa vụ, từ khâu làm đất, tƣới tiêu, cung ứng các loại giống vật tƣ phân
dịch bệnh, xây dựng các mô hình kinh tế điển hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Các chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc đã có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nhiều chính sách đã đƣợc ban hành và tạo điều kiện cho cơ sở, hộ nông dân, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ tham gia phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho cơ sở thành lập có đủ tƣ cách pháp nhân, dành đất cho thuê để phát triển sản xuất. Bằng những chính sách cụ thể của Chính Phủ nhƣ trợ giá giống nông nghiệp, trợ cƣớc vận chuyển phân bón, giống tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất… Thông qua các chƣơng trình, đề án, dự án của tỉnh có sự phát triển nhanh hơn nữa về kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nhƣ đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập trên diện tích đất canh tác, dự án khuyến nông khuyến lâm giúp đỡ ngƣời nghèo cách làm ăn… đã đóng góp vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa ở các xã, huyện.
- Trong những năm qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp ngành từ tỉnh đến