Nguồn nhân lực và dân số tăng

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 25 - 26)

5. Bố cục của Luận văn

1.4.2.Nguồn nhân lực và dân số tăng

Tăng dân số thế giới cũng làm tăng nhu cầu lƣơng thực, đặc biệt đối với ngũ cốc. Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỷ ngƣời, tăng lên 4,1 tỷ năm 1975 và 6,1 tỷ năm 2000. Ƣớc tính, dân số thế giới sẽ tăng lên đến 8 tỷ ngƣời vào năm 2025 và 9,2 tỷ vào năm 2050. Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Phi dƣới Sahara là các khu vực có tỷ lệ tăng dân số cao.

Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân nhất thế giới luôn quan tâm đến vấn đề dân số và ANLT. Dự kiến năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 9% sản lƣợng lƣơng thực (4,8 triệu tấn) và sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2020. Về dân số, Trung Quốc đã rất thành công trong việc hạn chế sinh đẻ. Trong hơn 30 năm, dân số Trung Quốc đã tránh sinh đƣợc gần 400 triệu ngƣời, kiên quyết duy trì 105 triệu hécta đất canh tác, đó là thành tựu to lớn để đảm bảo duy trì ANLT cũng nhƣ đóng góp quan trọng cho sự thành công của 30 năm cải cách và mở cửa.

Đối với Ấn Độ, do chƣa thành công lắm về hạn chế sinh đẻ, dân số Ấn Độ đã vƣợt ngƣỡng 1 tỉ ngƣời. Tuy nhiên, nhờ thành tựu của “cách mạng xanh” trong mấy thập kỷ vừa qua nên đã có năm Ấn Độ dƣ thừa và xuất khẩu lƣơng thực. Tuy nhiên dự báo năm 2011, Ấn Độ sẽ thiếu khoảng 20 triệu tấn lƣơng thực.

Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, thời kỳ 1965 - 1990, tuy đã mất 50% diện tích đất trồng lúa để phát triển đô thị và công nghiệp, nhƣng họ đã tạo ra kỳ tích về thâm canh tăng năng suất lúa, đồng thời thay đổi cách ăn (rất ít gạo). Vì vậy hàng năm Nhật Bản chỉ nhập một lƣợng gạo không nhiều để đủ

nuôi sống hơn 120 triệu dân. Tác động của cuộc khủng hoảng lƣơng thực vừa qua lên Nhật Bản không lớn, một mặt do ăn ít gạo nên lƣợng gạo nhập khẩu không nhiều, mặt khác do thu nhập cao nên phần tiền để mua gạo không đáng kể so với chi tiêu hàng ngày của ngƣời dân.

Nhƣ vậy, kinh nghiệm cho thấy đảm bảo ANLT phải làm từ mọi phía, kiểm soát sự gia tăng dân số, duy trì sản lƣợng lƣơng thực, đồng thời có các giải pháp xóa đói giảm nghèo để mọi ngƣời có đủ tiền mua lƣơng thực ăn hàng ngày; đồng thời hƣớng dẫn cơ cấu bữa ăn hợp lý, đủ chất, đủ năng lƣợng (bởi vì hiện nay 65% năng lƣợng bữa ăn của ngƣời Việt Nam là từ gạo, tiêu thụ gạo của ngƣời Việt Nam gấp đôi ngƣời Thái Lan), khi đó mới có ANLT một cách bền vững [19].

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 25 - 26)