5. Bố cục của Luận văn
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.6.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Bắc Kạn về điều kiện tự nhiên, Kinh tế xã hội và các đặc điểm khác của tỉnh. Chọn 3 xã thuộc 3 huyện làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong tỉnh đó là xã Rã Bản - huyện Chợ Đồn ở vùng Bắc, xã Vị Hƣơng – Huyện Bạch Thông ở vùng giữa, xã Huyền Tụng – thị xã Bắc Kạn ở vùng Nam. Những xã này vừa có thể đại diện cho toàn vùng, vừa phải đảm bảo suy rộng cho cả huyện, tỉnh.
1.6.2. Thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Để thu thập số liệu thứ cấp, tiến hành ghi chép các số liệu có sẵn từ sổ sách, văn bản, tài liệu ở cơ sở liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ các sách báo, tạp chí
chuyên ngành, các nghị định, chỉ thị, chính sách của Nhà Nƣớc có liên quan đến vấn đề sản xuất lúa, các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố, các trang web, các số liệu và các báo cáo đánh giá, tổng kết của Sở Nông nghiệp, Cục Thống kê, của các xã, huyện, thành phố và tỉnh [17].
Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong đề tài này là các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn nhƣ khí hậu, đất đai, dân số…Các số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu để nêu lên những thông tin chung nhất về địa bàn nghiên cứu và khái quát về tình hình sản xuất lúa của tỉnh Bắc Kạn qua các năm.
Trên cơ sở các số liệu thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra những yếu tố tác động, xu hƣớng phát triển xuất lúa và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tại địa phƣơng.
- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là số liệu đƣợc thu thập trực tiếp ban đầu từ đối tƣợng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài đƣợc thu thập từ những ngƣời trồng lúa ở tỉnh Bắc Kạn và đƣợc sử dụng trong giai đoạn tiến hành phân tích thực trạng sản xuất lúa ở tỉnh Bắc Kạn.
Để thu thập số liệu mới, tôi sử dụng phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp.
PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phƣơng pháp khuyến khích, lôi cuốn nông dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện [11].
Điều tra hộ nông dân thông qua phỏng vấn nông hộ, các chuyên gia, cán bộ quản lý qua hệ thống mẫu phiếu điều tra có sẵn.
+ Chọn mẫu điều tra: Từ ba huyện trong tỉnh tôi chọn ra 3 xã đại diện, mỗi xã chọn 30 hộ. Chọn và đƣợc phân ra 3 nhóm hộ khá, trung bình và nghèo (theo chuẩn đánh giá hộ nghèo của huyện áp dụng từ giai đoạn 2006 – 2010). Tỷ lệ giữa các loại hộ bƣớc đầu đƣợc chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ các loại hộ chung trong từng xã, sau đó dựa vào số liệu tính toán tiến hành phân loại hộ theo mức thu nhập bình quân/khẩu. Kết quả lựa chọn đƣợc thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Phân loại số lƣợng mẫu chọn điều tra ở tỉnh Bắc Kạn năm 2011
Tên huyện điều tra
Tổng số (hộ)
Trong đó phân theo tình hình kinh tế của hộ
Khá Trung bình Nghèo
Chợ Đồn 30 5 14 11
Bạch Thông 30 8 15 7
Thị xã Bắc Kạn 30 10 15 5
(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
+ Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: Thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; Thông tin tuổi, giới tính, dân tộc, văn hoá... của chủ hộ; thông tin về nhân khẩu, lao động; thông tin về vốn, tài sản; thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trƣờng; những thông tin về hộ đƣợc thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích.
1.6.3. Xử lý số liệu
Sau khi thu thập điều tra của các hộ, tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những biểu thiếu hoặc thông tin không rõ ràng.
Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp số liệu là hình thức xử lý đơn giản các số liệu ban đầu thu thập đƣợc. Tiến hành phân loại và tổng hợp các số liệu đó theo các chỉ tiêu đã đề ra, giúp cho ta có đƣợc những nhận xét, đánh giá cơ bản về về tình hình sản xuất lúa của các hộ. Kết quả của việc xử lý và tổng hợp số liệu ta đƣợc các bảng thông kê và đồ thị thống kê.
1.6.4. Phương pháp phân tích
- Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng phƣơng pháp này dùng để đối chiếu các số liệu thu thập đƣợc sau điều tra theo các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất để từ đó có đƣợc những nhận xét xác đáng về thực trạng sản xuất lúa ở tỉnh Bắc Kạn.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế- xã hội bằng việc mô tả số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này tôi sử dụng để phân tích các hộ, nhóm hộ sản xuất lúa của huyện. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo thời gian và không gian, sau đó tổng hợp khái quát để thấy đƣợc xu thế phát triển của hiện tƣợng, sự vật [17].
- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ trồng lúa trong tỉnh. Phân tổ các nhóm hộ theo tình hình kinh tế của các hộ, hộ có thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp từ việc trồng lúa. Từ đó là cơ sở để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giữa các hộ, đồng thời rút ra nhận xét và kết luận [17].
1.6.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Do tính phức tạp của vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa đòi hỏi phải có hệ thống chỉ tiêu đảm bảo tính thống nhất về nội dung với
hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp; đảm bảo tính toán toàn diện và hệ thống; đảm bảo tính khoa học và dễ tính toán.
1.6.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng
- Số tuyệt đối: Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây lúa năm 2011 của tỉnh Bắc Kạn nói chung và ba xã vùng nghiên cứu nói riêng.
- Số tƣơng đối: So sánh cơ cấu diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa qua các năm.
- Số bình quân: Thu nhập bình quân chung của hộ, thu nhập bình quân từ cây lúa, giá bán bình quân thóc gạo...
1.6.5.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa * Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh:
- Tổng giá trị sản xuất (GO- Gross output): Đƣợc tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trƣờng trong một chu kỳ sản xuất nhất định thƣờng là một năm. Với cây lúa thì giá trị sản xuất đƣợc tính bằng sản lƣợng thu hoạch nhân với giá bán thực tế ở địa phƣơng [7, [13].
- Chi phí trung gian (IC- Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên bằng tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lƣợng sản phẩm nhƣ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy lợi,...
- Giá trị gia tăng (VA- Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó đƣợc tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội đƣợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó [6], [13].
- Thu nhập hỗn hợp (MI– Mix Income): Là thu nhập thuần túy của ngƣời sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho ngƣời sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu đƣợc khi ngƣời sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
MI = [VA – (A + T)] Trong đó: A là giá trị khấu hao
T là giá trị thuế nông nghiệp nếu có.
- Lợi nhuận (Pr– Profit): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động gia đình.
Pr = MI – L x Pi
Trong đó: L là số công lao động của gia đình
Pi là giá ngày công lao động ở địa phƣơng
* Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Ngoài các chỉ tiêu chung giống nhƣ các ngành kinh tế khác, sản xuất lúa đƣợc đánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu chính sau:
- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính cho 1ha đất trồng trọt.
- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính trên một ngày công lao động.
- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lƣợt tính trên 1 đồng tổng chi phí.
- Năng suất lao động: Năng suất lao động = GO/LĐ - Chi phí trên đơn vị diện tích:
Nói đến vấn đề hiệu quả kinh tế của một ngành sản xuất vật chất cụ thể, ngƣời ta thƣờng quan tâm đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận [4], [6].
* Những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội:
Khi xem xét vấn đề hiệu quả chũng ta không thể tách hiệu quả kinh tế ra khỏi hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng sinh thái, hiệu quả kinh tế đề cập đến vấn đề lợi nhuận, trên góc độ toàn xã hội thì đó là thu nhập quốc dân đạt đƣợc trên đầu ngƣời, trên mỗi ngày công. Những chỉ tiêu này có thể không cao nhƣng biến đƣợc đất từ không sinh lợi thành sinh lợi, tăng khả năng tạo công ăn việc làm có thu nhập, tăng đƣợc cơ sở hạ tầng cho nông thôn miền núi, góp phần nâng cao trình độ dân trí, thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, biến môi trƣờng đang suy thoái thành môi trƣờng phục hồi, bền vững hơn sẽ có ý nghĩa cao về hiệu quả xã hội.
Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội gồm:
- Tạo thêm đƣợc các công trình kiến trúc hạ tầng kinh tế và vùng dân sinh đƣợc hình thành khi sản xuất lúa.
- Thực hiện định canh định cƣ, phát triển kinh tế mới làm thay đổi điều kiện kinh tế và xã hội nông thôn miền núi.
- Góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ.
- Góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc nhƣ xóa đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng môi trƣờng sinh thái bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng.
- Phát huy lợi thế so sánh vùng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG AN NINH LƢƠNG THỰC TẠI TỈNH BẮC KẠN 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến an ninh lƣơng thực tỉnh Bắc Kạn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông bắc, có tọa độ địa lý 21 độ 30 phút đến 21 độ 47 phút vĩ Bắc và 105 độ 26 phút đến 106 độ 10 phút kinh đông. Diện tích tự nhiên khoảng 4.859,41 km2, bao gồm 7 huyện, 01 thị xã với 122 xã, phƣờng, thị trấn.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng + Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn + Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
Với 4 tỉnh xung quanh có mối giao lƣu quan trọng, có những nét tƣơng đồng về nguồn tài nguyên và con ngƣời, có điều kiện hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa, do đó khả năng giao thƣơng, trao đổi hội nhập mọi mặt với bên ngoài từ đó tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Từ Trung Quốc đến Bắc Kạn qua các cửa khẩu biên giới thuộc 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Đây là thị trƣờng lớn gần Bắc Kạn và nó sẽ có những ảnh hƣởng lớn đến phát triển kinh tế hàng hóa của tỉnh về các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, khoáng sản. Đây sẽ là điều kiện phát huy thƣơng mại và hội nhập quốc tế cho tỉnh.
Tất cả những đặc điểm về vị trí địa lý kể trên là những điều kiện làm nên lợi thế, những tác động này tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Tuy nhiên nếu so sánh với các tỉnh trên địa bàn vùng Đông Bắc thì tỉnh Bắc Kạn cũng còn nhiều hạn chế hơn nhất là về cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cũng nhƣ xã hội [4], [5].
2.1.1.2. Địa hình
Bắc Kạn là tỉnh có địa hình phân dị lớn do sự kiến tạo bởi cánh cung Ngân Sơn – Yến Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam nên đã hình thành các vùng đặc biệt về khí hậu nên có ảnh hƣởng lớn đến đời sống dân cƣ và sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao nhất có đỉnh 1.640m thuộc dãy Nặm Khiếu Thƣợng, là danh giới tự nhiên giữa huyện Ba Bể và tỉnh Cao Bằng ở phía Tây Bắc. Ngoài ra có các đỉnh cao trên 1500 m, thuộc dãy núi Hoa Sơn là danh giới tự nhiên giữa các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, tiếp theo là dãy núi Tam Tao nối liền với dãy Tam Đảo. Độ cao trung bình của toàn tỉnh từ 500- 600 m, nơi thấp nhất 40 m.
Hệ thống núi phía Đông là phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yến Lạc, địa hình hiểm trở, dân cƣ thƣa thớt, không có những thung lũng, phát triển nông nghiệp khó khăn.
Hệ thống núi phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi cao, có độ cao trung bình 300- 400 m. Tuy độ cao không lớn nhƣng địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân là 260, có nhiều thung lũng ven sông thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Điển hình là các cánh đồng dọc theo sông Cầu. Do sự phức tạp của địa hình và độ chia cắt mạnh của các dãy núi đất xen với núi đá nên các huyện trong tỉnh đều có vùng thấp và vùng cao. Huyện Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn là các huyện trọng điểm vùng cao của tỉnh [4], [5].
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Bắc Kạn có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhƣng do ảnh hƣởng của vị trí địa lý và địa hình, địa mạo nên khí hậu Bắc Kạn có những nét đặc trƣng sau: