KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 87 - 90)

- SXNN: Vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 58.977 ha đất nông

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A KẾT LUẬN

A. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu, đề tài bước đầu rút ra các kết luận sau:

- Do vị trắ địa lý và điều kiện địa hình nên khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế là một địa phương rất dễ bị tổn thương vì thiên tai, nhất là bão lũ. BĐKH nơi đây đang có biểu hiện ngày càng rõ nét:

+ Nhiệt độ trung bình của thập kỷ 90 cao hơn các thập kỷ trước đó từ 0,1 Ờ 0,40C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối ở thập kỷ 80 cao hơn các thập kỷ trước đó từ 0,3 Ờ 1,00C. Mùa đông rét đậm xuất hiện tương đối nhiều trong 30 năm qua. Trong giai đoạn 2001 Ờ 2011 có sự biến động rất lớn về nhiệt độ giữa các năm nhưng nhìn chung có xu thế tăng lên, trung bình nhiệt độ tăng lên 0,0430C/năm, nhiệt độ tối cao có xu hướng tăng bình quân hàng năm khoảng 0,240C/năm, nhiệt độ thấp nhất có xu hướng giảm khoảng 0,40C/năm.

+ Lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh mẽ, lượng mưa tháng lớn nhất và lượng mưa ngày lớn nhất có xu thế tăng rõ rệt trong những thập kỷ gần đây, đặc biệt lượng mưa năm 1999 (2.452 mm) đạt kỷ lục trong vòng 100 năm nay. Tổng lượng mưa năm vượt trên trung bình nhiều năm từ 114 Ờ 119%. Cường độ mưa sẽ tăng khoảng 5 - 10%.

+ Thiên tai ngày càng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến khu vực nghiên cứu. Bão biến động thất thường, mùa bão có thể đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn, cường độ bão có thể mạnh thêm, thể hiện qua tốc độ gió mạnh và cường độ mưa lớn. Lũ lụt có xu hướng ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ, dòng chảy lũ có xu thế tăng do cường độ mưa tăng. Hạn hán và XNM ngày càng kéo dài.

+ Mực nước biển lúc triều kiệt hiện nay cao hơn so với cách đây vài chục năm và bờ biển đã dịch chuyển sâu vào đất liền khoảng 10 Ờ 15 cm. Mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao thêm khoảng 30 - 90 cm đến cuối thế kỷ này so với hiện nay.

- Nông nghiệp trồng trọt và NTTS là hai ngành thường xuyên bị tác động bởi những thay đổi về khắ hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưới tác động của BĐKH, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn đến mùa vụ, đặc biệt là năng suất và sản lượng.

+ Diện tắch trồng trọt có xu hướng ngày càng thu hẹp, sản lượng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm, sản lượng hoa màu thay đổi tùy từng năm, sản lượng lương thực có tăng nhưng tăng không liên tục giữa các năm, mức gia tăng sản lượng và năng suất chậm so với thời gian trước. Thiên tai làm cho diện tắch gieo trồng bị thiệt hại, cây trồng chết, giảm năng suất và sản lượng cây trồng.

+ Diện tắch NTTS có sự thay đổi, tuy có xu hướng tăng lên nhưng chủ yếu là sự gia tăng diện tắch nuôi cá và nuôi xen ghép, diện tắch nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu ngày càng giảm đi. Năng suất, sản lượng NTTS có tăng nhưng tăng chậm. Đây là ngành đã và sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất và những thiệt hại là điều không thể tránh khỏi.

- Với kịch bản NBD vào năm 2080 thì ảnh hưởng của mực NBD đối với khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế hầu như rất ắt. Khi mực NBD 94 cm vào năm 2100 thì một phần diện tắch đất nông nghiệp bị mất rất đáng kể, phần diện tắch này tập trung chủ yếu ở các khu vực xung quanh hệ đầm phá Tam Giang Ờ Cầu Hai.

- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên cũng như thực lực KT Ờ XH của khu vực, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thắch ứng với BĐKH cho SXNN bao gồm: nhóm các giải pháp điều tiết mặt nước kết hợp dự trữ nguồn nước, nhóm các giải pháp hiện đại hóa SXNN thắch ứng BĐKH; các mô hình nông nghiệp: mô hình trồng rau trên giàn, mô hình canh tác lúa nước, mô hình NTTS thắch ứng với BĐKH. Bên cạnh đó, để hướng tới sự phát triển bền vững, đề tài đã nghiên cứu sinh kế người dân và đề xuất một số hướng sinh kế mới dựa trên đặc điểm của cộng đồng dân cư khu vực ĐBVB như: mô hình chuyển đổi nghề, mô hình đồng quản lý, các hoạt động sinh kế dựa vào đất và sinh kế không dựa vào đất.

B. KIẾN NGHỊ

Khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có nhiều điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, dưới tác động của BĐKH hiện nay và xu thế diễn

biến trong tương lai, SXNN đã, đang và sẽ là đối tượng gánh chịu những tác động lớn. Do đó, để góp phần duy trì sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như đảm bảo đời sống ổn định cho người dân nơi đây, tác giả có một vài kiến nghị sau:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chắnh quyền và các cơ sở ban ngành, người dân địa phương trong công tác quy hoạch tổng thể khu vực, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Xác định tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng để làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất, bố trắ sản xuất, cơ cấu cây trồng - vật nuôi hợp lý.

- Duy trì và phát triển ngành SXNN của địa phương trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn thắ điểm các mô hình SXNN như mô hình xen ghép lúa Ờ cá, mô hình nuôi xen ghép tôm Ờ cá, các mô hình nông - lâm kết hợpẦ Chú trọng nghiên cứu các loại giống mới, đặc biệt là các giống lúa ngắn ngày, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết, khắ hậu và triển khai nhân rộng trên toàn khu vực.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đê bao nhằm phục vụ tốt hơn cho SXNN.

- Đầu tư nghiên cứu và thành lập hệ thống bản đồ cảnh báo những vùng nhạy cảm với BĐKH, bản đồ dự báo về thiên tai do BĐKH, làm cơ sở khoa học cho việc thắch ứng với BĐKH của người dân địa phương. Cung cấp thông tin kịp thời để người dân chủ động ứng phó.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyên lâm nhiệt tình với công việc, có trình độ cao để hướng dẫn, hỗ trợ cho người dân trong các quá trình sản xuất. Tăng cường tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến các phương thức sản xuất mới cho người dân. Nâng cao tay nghề sản xuất, ý thức tắch cực trong chủ động ứng phó với BĐKH.

- Có kế hoạch mở những lớp đào tạo nghề, xây dựng các xắ nghiệp sản xuất để giải quyết việc làm ngay trên địa bàn, ổn định sinh kế cho người dân. Có các chắnh sách hỗ trợ cho người dân trong việc đầu tư sản xuất như cung ứng đầu vào (giống, vật tư) với giá phải chăng và tìm đầu ra cho sản phẩm. Khuyến khắch và hỗ trợ cho người dân trong việc phát triển các hướng sinh kế mới.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 87 - 90)