Một số mô hình thắch ứng với biến đổi khắ hậu cho SXNN

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 79 - 84)

- SXNN: Vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 58.977 ha đất nông

c. Một số mô hình thắch ứng với biến đổi khắ hậu cho SXNN

* Mô hình trồng rau trên giàn thắch ứng với BĐKH

Nhiều năm trở lại đây, do ảnh hưởng của BĐKH, sự thay đổi thời tiết thất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời vụ gieo trồng, công tác chăm sóc và năng suất của các vườn rau. Việc triển khai mô hình trồng rau trên giàn sẽ tạo điều kiện chống ngập ở mức ngập lụt xảy ra hàng năm, chủ động về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khắ trong giàn.

Quy trình kỹ thuật xây dựng mô hình:

- Làm giàn: có thể xây dựng giàn trồng rau với các thông số kỹ thuật như: dài 20 m; rộng 1,2 m; cao 0,95 m (từ mặt đất đến đáy luống); diện tắch 24 m2 (20 m 1,2 m); khoảng cách giữa các hàng cột 1 m; cột bê tông cốt thép 1012140 cm; máng luống dùng tôn lạnh gợn sóng chống gỉ, có đục lỗ để thoát nước; mái lợp dùng nilon và lưới lan; thanh vòm và thanh đỡ luống dùng thép Ф6 và Ф40; cọc chôn sâu 20 cm. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện dựng giàn tại mỗi hộ còn phù thuộc nhiều yếu tố (diện tắch đất, độ chặt của nền, vị trắ đặt giàn,Ầ) nên các thông số này có thể thay đổi cho phù hợp nhất.

- Làm đất: Sau khi xây dựng xong giàn, đưa đất lên giàn thì tiến hành làm đất. Đất đảm bảo tơi xốp, có thể bón lót kèm phân chuồng.

- Trồng rau: tùy vào từng loại rau, mục đắch thu hoạch mà mỗi mô hình có mỗi cách xuống giống khác nhau như: vại, trỉa, giâm,Ầ

- Chăm sóc: đây là khâu rất quan trọng trong một vụ rau, phụ thuộc vào quy trình kỹ thuật và kinh nghiệm bao gồm: tưới tiêu, làm cỏ, bón phân, phun thuốc, theo dõi tình hình sâu bệnh, thời tiết, khắ hậuẦ và xử lý hợp lý các tình huống. Quá trình chăm sóc quyết định sự sinh trưởng và phát triển của rau, từ đó mà quyết định đến năng suất và sản lượng khi thu hoạch.

- Thu hoạch: Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào từng loại rau, mục đắch sử dụng nên thời điểm có sự khác nhau giữa các mô hình.

Nhìn chung, việc áp dụng mô hình trồng rau trên giàn, ngoài mục tiêu thắch ứng với BĐKH thì mô hình còn có tác dụng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,

ngăn mưa lớn trực tiếp, hạn chế sâu bệnhẦ Việc canh tác sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như thời tiết, khắ hậu và chất lượng rau được nâng lên, mất ắt thời gian chăm sóc, giàn rau được sử dụng quanh năm kể cả vào mùa ắt mưa [35].

* Mô hình canh tác lúa nước thắch ứng với mưa lũ

Khu vực ĐBVB là nơi chịu ảnh hưởng lớn của các biểu hiện BĐKH, đặc biệt các vùng thấp trũng thường xuyên bị ngập lũ. Thực tế quá trình canh tác lúa của người dân nơi đây cũng đang có những vấn đề cần quan tâm khắc phục như: canh tác chủ yếu bằng kinh nghiệm được đúc rút từ mỗi người dân, sản xuất hầu hết bằng thủ công, rất ắt áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, ắt chú ý đến tác động của môi trường, khắ hậu, thời tiết cũng như sự thay đổi của nó liên quan đến thời vụ canh tác. Do đó, việc triển khai nghiên cứu thắ điểm và hướng dẫn xây dựng đại trà mô hình trồng lúa nước thắch ứng mưa lũ là điều cần thiết cho người dân nơi đây.

- Quy trình kỹ thuật xây dựng mô hình:

Quy mô, kết câu mô hình: diện tắch đề xuất cho mỗi ô ruộng trong mô hình là 5 sào (2.500 m2). Với quy mô này sẽ khá phù hợp với khu vực nghiên cứu, thuận lợi cho các nông hộtrong canh tác xản xuất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau, các nông hộ có thể thay đổi một chút cho phù hợp.

Cơ cấu các hợp phần trong mô hình gồm:

+ Ô ruộng trồng lúa: mỗi ô có diện tắch khoảng 5 sào (2.500 m2) được bố trắ theo hình vuông hoặc hình chữ nhật). Lúa trồng trong ô ruộng theo phương thức cấy. Vụ Đông Xuân cấy các giống chắnh như 4b, 23, khang dân,Ầ thời vụ gieo cấy là sau ngày 15 tháng X (âm lịch) tiến hành gieo mạ, mạ sau 40 Ờ 45 ngày thì cấy. Vụ Hè Thu gieo cấy các giống nếp thơm, khang dân,Ầ với lịch thời vụ là gieo cấy vào cuối tháng IV đầu tháng V âm lịch, ngay sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân.

+ Cửa lấy nước và thoát nước cho ô ruộng: được bố trắ ở đầu mỗi ô ruộng vá sát với kênh thủy lợi để thuận tiện trong việc lấy và tiêu nước cho từng ô ruộng. Cửa rộng khoảng 40 Ờ 60 cm, được làm bằng đất trên bờ bao, mỗi khi lấy nước hoặc thoát nước thì tháo ra, xong rồi đắp lại.

+ Mương kết hợp nuôi cá trong ô ruộng: Trong ô ruộng, tận dụng nơi trũng thấp nhất ven bờ bao để làm mương kết hợp nuôi cá. Khi lúa còn bé, cá được thả và sống ở đây, đồng thời mương sẽ là nơi bón thức ăn dặm thêm cho cá. Khi lúa đã lớn, cho nước nhiều vào ô ruộng thì cá có thể di chuyển khắp cả ô ruộng để sinh sống và tìm thức ăn. Lúc này các loài sâu bệnh gây hại cho lúa cũng là nguồn thức ăn cho cá. Cá nuôi có thể là cá rô, cá chép, cá lóc (cá quả), kắch thước của cá giống phải tương đối lơn vì phải nuôi theo thời vụ của lúa, ngoài ra có thể tận dụng các nguồn giống tự nhiên trên địa bàn. Thời gian bắt đầu thả nuôi sau khi gieo cấy 10 Ờ 15 ngày (vì lúc này cây lúa đã bén rễ mạnh, môi trường trong ô ruộng đã ổn định) cho đến lúc thu hoạch. Trong quá trình nuôi có thể thu tỉa bớt những con lớn, trước khi thu hoạch lúa, tiêu nước hết trong ô ruộng rồi thu hoạch cá ở mương.

+ Bờ bao: Được đắp bằng đất, rộng khoảng 50 cm, cao 50 Ờ 60 cm so với nền ruộng để phân chia và giữ nước cho các ô ruộng trong mô hình. Cho cỏ mọc trên bờ bao để giữ chắc bờ bao.

+ Kênh thủy lợi: Được xây bằng bê tông, rộng khoảng 80 Ờ 100 cm, chảy theo hướng ra phá Tam Giang. Đây là kênh để tiêu thoát nước và đồng thời cũng dẫn nước cung cấp cho các ô ruộng khi cần thiết.

+ Đê: Được đắp bằng đất, chân đê rộng khoảng 1,0 Ờ 1,2 m và cao khoảng 1,2 Ờ 1,5 m (theo kịch bản nước biển dâng B2 của Bộ TN&MT) để ngăn nước dâng lên từ phá Tam Giang, đồng thời cũng để ngăn chặn XNM vào nội đồng. Dọc tuyến đê ở phắa ngoài phá có thể bố trắ trồng cây ngập mặn như giá, sú, đước,Ầ còn ở trên và trong đê trồng cỏ để giữ chắc tuyến đê khỏi bị xói mòn, sạt lở.

+ Đập ngăn: Đặt ở vị trắ giữa kênh thủy lợi trước khi chảy ra phá với đê, để ngăn nước từ phá vào và tiêu thoát nước từ kênh thủy lợi ra phá. Đập ngăn được thiết kế xây dựng bằng các tấm chắn, kắn và dễ dàng tháo lắp.

+ Trạm bơm: Đặt sát với đập ngăn trên kênh thủy lợi để bơm tiêu thoát nước cho toàn bộ các ô ruộng khi ngập úng nặng xảy ra [35].

Bảng 3.3. Phân tắch SWOT mô hình canh tác lúa nước thắch ứng với mưa lũ

- Đây là hình thức xen canh mang lại giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân và thắch ứng BĐKH

- Cá nuôi sẽ tận dụng được thức ăn sẵn có trong ruộng và cả các loài sâu, rầy gây hại - Kỹ thuật trồng lúa và nuôi cá khá đơn giản, phù hợp với truyền thống canh tác, sản xuất của bà con nông dân

- Sản phẩm dễ tiêu thụ, thị trường tương đối ổn định

- Tắnh an toàn lương thực cao, rủi ro thấp - Khắc phục thời gian nông nhàn

- Chủ động tiêu thoát nước và cung cấp nước

- Cần vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn - Đòi hỏi sự phối hợp, liên kết chặc chẽ, mang tắnh cộng đồng cao trong canh tác, sản xuất giữa các nông hộ trong mô hình cũng như giữa các mô hình

- Các nông hộ cần phải được hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật canh tác mô hình

- Đòi hỏi nguồn lực lao động để phân công hợp lý

- Cá nuôi cần được bảo vệ cận thận, tránh trôi mỗi khi ngập úng

Cơ hội Thách thức

- Định hướng đến năm 2020, khu vực sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng chuyên canh lúa nước đạt hiệu quả cao

- Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho người dân

- Đáp ứng được các yêu cầu về mức độ an toàn cũng như chất lượng của các sản phẩm ngày càng cao

* Mô hình NTTS thắch ứng với BĐKH

Thực hiện mô hình NTTS theo hướng quảng canh cải tiến, chủ yếu tập trung vào mô hình nuôi xen cá kình Ờ tôm sú, cá dìa Ờ tôm sú Ờ cua,Ầ

Quy trình kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi tôm sú xen cá kình:

- Mùa vụ: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi cũng như sự phát triển của bệnh dịch. Tại khu vực nghiên cứu, mùa vụ nuôi đến sớm hơn so với các tỉnh phắa Bắc, do khắ hậu ấm hơn và những đợt rét muộn ảnh hưởng không nhiều. Đối với mô hình nuôi xen ghép tôm sú và cá kình nên thả khoảng từ 20 tháng II đến 10 tháng III (dương lịch).

- Thiết kế, cải tạo ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi có diện tắch phù hợp thì sẽ thuận lợi cho công tác quản lý và chăm sóc, tại khu vực nghiên cứu phù hợp diện tắch từ 0,5 Ờ 1 ha. Đối với ao có thể tháo cạn nước thì tiến hành nạo vét bằng máy hay thủ công, bón vôi, cày lật phơi đáy 10 Ờ 15 ngày; đối với ao không thể tháo cạn nước thì dùng phương pháp cải tạo ướt, sử dụng áp lực nước để bón sục đáy ao và tẩy rửa chất thải, sau đó bón vôi. Lấy nước vào ao qua các bờ lọc, với độ sâu mực nước khoảng 1,2 Ờ 1,4 m sau đó bón phân để gây màu nước.

- Gây màu cho nước: Mục đắch để động vật phù du phát triển tạo bóng râm cho đáy đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các loài rong có hại. Có thể dùng 2 kg urê/1.000 m2 hay 2 kg NPK/1.000 m2. Hòa tan trong nước ngọt rồi tạt xuống ao vào lúc 9 Ờ 10 giờ sáng. Lượng phân chia ra nhiều ngày, ngày hôm sau bằng 50% ngày hôm trước, để duy trì sự phát triển của sinh vật phù du.

- Chọn con giống: Chọn con giống tốt là một trong những khâu kỹ thuật then chốt trong quá trình nuôi. Nên chọn tôm đồng đều về kắch cỡ, râu và bộ phận phụ đầy đủ không có chất bẩn bám, có màu xám hoặc nâu đen. Giống cá kình khỏe, không bị bệnh, không bị tróc vẩy và mất nhớt. Nên thả tôm trước cá kình từ 15 Ờ 20 ngày, mật độ thả khoảng 1,5 Ờ 2 vạn/0,5 ha.

- Quản lý và cho ăn: Cho ăn 2 lần/1 ngày vào lúc 7 giờ sáng và 5 Ờ 6 giờ chiều. Khối lượng thức ăn 1 kg/ngày/ao (15 ngày đầu); 2 kg/ngày/ao (30 ngày tiếp theo); sau đó 3 Ờ 4 kg/ngày/ao. Thời tiết nắng nóng thì giảm lượng thức ăn [35].

Đối với mô hình này phải thường xuyên chăm sóc, thay nước trong ao, theo dõi độ pH, độ mặn của nước, bón vôi,Ầ trong suốt quá trình nuôi nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất. Mô hình sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, phần nào khắc phục được những điều kiện thời tiết không thuận lợi trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.3. Các giải pháp về sinh kế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Kết quả nghiên cứu về hoạt động sinh kế của người dân ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy mức độ phụ thuộc rất lớn của cộng đồng ven biển vào các nguồn lợi ven biển và hoạt động SXNN. Vì thế họ thường phải gánh chịu những rủi ro sinh kế do những tác động không mong muốn. Một số hộ gia đình có kinh tế khó

khăn, gánh nặng nợ nần làm cho họ không có khả năng đầu tư vào sản xuất hay chuyển đổi sinh kế hiệu quả hơn. Nguyên nhân của các rủi ro này là do sự thay đổi thất thường của các yếu tố tự nhiên, thời tiết, khắ hậu, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, thiếu vốn đầu tư, lao động chưa qua đào tạo nên trình độ còn thấp, ý thức bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên còn kém, thiếu sự phối hợp và liên kết trong tổ chức sản xuấtẦ Với tình trạng này đòi hỏi phải thực hiện các phương thức đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người dân. Tùy theo đặc điểm nguồn tài nguyên đất đai, con người, tài chắnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế của khu vực,Ầvà nhu cầu của thị trường mà có sự lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w