Tổng hợp ma trận mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 57 - 59)

Dưới tác động của BĐKH, nhiệt độ có xu hướng tăng lên, lượng mưa cũng có sự thay đổi, các giá trị cực đoan tăng mạnh, thiên tai ở khu vực ĐBVB Thừa Thiên Huế xảy ra với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng lớn, xảy ra một cách thất thường khó dự đoán hơn càng gây ảnh hưởng lớn đến ngành trồng trọt. Sự biến động về hiệu quả sản xuất dẫn đến sự sút giảm về tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp ở khu vực.

Diện tắch trồng trọt có xu hướng ngày càng thu hẹp, sản lượng cây công nghiệp hàng năm có xu hướng giảm, sản lượng hoa màu thay đổi tùy từng năm, sản lượng lương thực có tăng nhưng tăng không liên tục giữa các năm, mức gia tăng sản lượng và năng suất chậm so với thời gian trước.Sản lượng lúa Hè Thu giảm 4.365,8 tấn trong giai đoạn 2001 Ờ 2002; sản lượng lúa Đông Xuân giảm 8.516,8 tấn từ năm 2004 Ờ 2005, giảm 5.685,58 tấn từ năm 2011 Ờ 2012. Các đợt hạn hán làm nhiều diện tắch cây trồng bị mất trắng hoặc bị hư hại lớn. Năm 1993, với diện tắch bị hạn chiếm 34,7% diện tắch canh tác, diện tắch mất trắng chiếm gần 5% diện tắch canh tác. Các năm khác diện tắch bị hạn chiếm 10 - 20% diện tắch canh tác.

Sự thay đổi về diện tắch và sản lượng trồng trọt, dẫn đến năng suất các loại cây trồng nhìn chung có tăng nhưng không lớn. Từ năm 2006 Ờ 2012, năng suất lúa Đông Xuân hầu như tăng lên rất ắt, trung bình 0,52 tạ/ha/năm. Năng suất lúa Hè Thu giảm 1,2 tạ/ha/năm trong giai đoạn từ 2008 Ờ 2010.

Đánh giá sự ảnh hưởng của các biểu hiện BĐKH với sự gia tăng nhiệt độ và cường độ lượng mưa tập trung cao, tình trạng thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão, NBD và XNM ngày càng phức tạp tác động đến ngành trồng trọt ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua điều tra phỏng vấn người dân địa phương, kết quả điều tra có sự tương quan với các kết quả phân tắch số liệu. BĐKH ảnh hưởng hiệu quả ngành trồng trọt tương đối lớn, có đến 74,3% người dân được phỏng vấn đã trả lời mức độ thiệt hại do BĐKH đến ngành trồng trọt là lớn, 17,1% chọn rất lớn và 8,6% chọn tác động ở mức trung bình. BĐKH đã tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất của người dân thông qua hình 2.21.

Hình 2.21. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về mức độ thiệt hại do biểu hiện của BĐKH tới hoạt động trồng trọt

Thông qua kết quả điều tra và phỏng vấn thực địa, ảnh hưởng của BĐKH ở địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở bảng ma trận sau:

Bảng 2.6. Ma trận tổng hợp mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động trồng trọt

Những biểu hiện cụ thể Yếu tố BĐKH Mưa, bão, lũ lụt Nhiệt độ, hạn hán Xâm nhập mặn Nước biển dâng 1. Đất trồng bị biến đổi ++++ +++ +++ + 2. Dịch bệnh lây lan +++ +++ - - 3. Làm chết cây trồng +++ +++ + -

4. Sinh trưởng, phát triển chậm +++ ++++ ++ +

5. Mùa vụ thay đổi +++ +++ + -

Ghi chú:

++++ Mức tác động mạnh nhất và giảm dần

Qua bảng 2.6 cho thấy, sự tác động mạnh nhất của BĐKH đến trồng trọt ở khu vực là làm cho đất trồng bị biến đổi và cây trồng sinh trưởng phát triển chậm. Theo ý kiến người dân địa phương, cường độ mưa bão, lũ lụt và sự biến động của yếu tố nhiệt độ là những biểu hiện của BĐKH có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến hoạt động trồng trọt, trong khi đó, NBD là biểu hiện ắt có tác động nhất.

2.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khắ hậu đến ngành nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 57 - 59)