Các giải pháp hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng thắch ứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 76 - 79)

- SXNN: Vùng ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 58.977 ha đất nông

b.Các giải pháp hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp theo hướng thắch ứng

- Phát triển nguồn giống: Nghiên cứu và phát triển tập đoàn giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng thắch ứng với điều kiện thời tiết, chống úng, mặn, hạn hán, rét và chống dịch bệnh cao nhằm đem lại năng suất cao và ổn định. Khả năng thắch ứng tốt với các ảnh hưởng của BĐKH.

- Linh hoạt hóa thời vụ và đối tượng sản xuất:

+ Xây dựng lịch thời vụ dựa vào biến thiên mang tắnh quy luật của thời tiết, khắ hậu. Đồng thời dựa trên sự thay đổi để điều chỉnh lịch hợp lý qua từng năm cho từng đối tượng sản xuất cụ thể, nhằm thắch nghi kịp thời, tránh được những bất lợi do BĐKH gây ra.

+ Có kế hoạch dự phòng các lịch thời vụ phụ (lịch thời vụ dự phòng) chỉ rõ thời gian sản xuất, đối tượng thay thế (nhất là đối với cây trồng ngắn ngày) để ứng phó kịp thời khi có thiên tai, các diễn biến thời tiết bất thường đảm bảo sản xuất và thu nhập cho người dân.

+ Nghiên cứu, đề xuất thay đổi lịch thời vụ của các đối tượng cây trồng chắnh (lúa, lạc, ngô) trong giai đoạn 10 Ờ 15 năm theo hướng thắch nghi với các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Chuyển đổi những đối tượng sản xuất hiệu quả thấp, thắch nghi kém sang đối tượng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc có thể

thay đổi hình thức, mô hình sản xuất như các khu vực nhiễm mặn có thể chuyển sang NTTS hoặc thủy Ờ nông xen kẻ để vừa thắch ứng hiện tượng gia tăng XNM đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế ổn định hơn.

- Cơ giới hóa sản xuất: Đầu tư cơ giới hóa trong các giai đoạn của quá trình sản xuất nhất là đối với ngành trồng trọt (các khâu cày cấy, gieo trồng, thu hoạch, Ầ) nhằm giảm nhẹ sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chủ động thời vụ và giảm nhẹ thiệt hại khi có thời tiết bất lợi, thiên tai xảy ra, tiết kiệm sức lao động. Cùng với đó cũng chú ý cơ giới hóa ở công đoạn sau thu hoạch, bảo quản nông sản để hạn chế hư hỏng, làm giảm giá trị sản phẩm.

- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật nông nghiệp:

+ Phát triển hệ thống thủy lợi: Tăng cường đào, nạo vét, đẩy mạnh bê tông hóa và kiên cố hóa kênh mương, đồng thời củng cố hệ thống đê điều, đặc biệt là những khu vực thiếu nước tưới, hạn hán thường xuyên xảy ra. Củng cố và xây dựng bờ bao, đê bao, nâng cấp quy mô và hiệu quả các đập ngăn mặn nhằm kiểm soát tốt nồng độ mặn, hạn chế tình trạng XNM và bị ngập do NBD gây ảnh hưởng đến các khu vực SXNN ở địa bàn. Duy tu, bảo dưỡng các trạm bơm thuyền để có kế hoạch bơm chuyền nước cho một số vùng khi mực nước xuống thấp, nạo vét khơi thông dòng chảy, lắp thêm ống dẫn nước công suất lớn, tải nước về các trạm bơm.

+ Phát triển các trung tâm sản xuất giống bao gồm cả đội ngũ lao động trình độ cao, hệ thống vườn ươm, ao nuôi và máy móc thắ nghiệm hiện đại. Tạo điều kiện trong nghiên cứu để tạo nên hệ thống giống mới với khả năng thắch ứng cao với BĐKH và chủ động giống trong sản xuất tại địa phương.

+ Phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp: phát triển đa diện, cung ứng kịp thời và thuận tiện nhất nguồn nguyên vật liệu phân bón, thuốc trừ sâuẦcho hoạt động sản xuất của người dân.

- Cải tiến kỹ thuật sản xuất: Đẩy mạnh nghiên cứu, thắ điểm và triển khai đại trà các kỹ thuật, hình thức, mô hình sản xuất thắch nghi với BĐKH và phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, tránh hủy hoại, ô nhiễm môi trường hướng tới nền nông nghiệp sạch.

Các mô hình được sử dụng sẽ tạo nên hiệu quả tắch cực trong sản xuất và có ý nghĩa tắch cực về mặt môi trường, đồng thời khắc phục được những ảnh hưởng có thể xảy ra do BĐKH gây nên.

- Quy hoạch sản xuất hợp lý: Trước xu thế diễn biến thất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan và BĐKH, cần có những quy hoạch hợp lý trong việc đề xuất kế hoạch SXNN trong tương lai. Nhằm mang tắnh lâu dài, bền vững và hợp lý giữa môi trường và ngành SXNN. Tiến hành đánh giá đất đai để quy hoạch các vùng sản xuất với loại hình và đối tượng sản xuất hợp lý như các vùng lúa 2 vụ năng suất cao, các vùng lúa 1 Ờ 2 vụ, vùng trồng lúa kết hợp hoa màu, vùng nuôi thủy sản nước ngọt, vùng nuôi thủy sản nước mặn lợ.

- Dự báo diễn biến thời tiết, khi hậu kịp thời và chắnh xác: Giúp người dân chủ động trong công tác phòng chóng và xác định kế hoạch cũng như bố trắ thời vụ sản xuất hợp lý, tránh những điều kiện bất lợi của thời tiết và thiên tai gây ra. Kịp thời có những biện pháp kỹ thuật sản xuất cho từng giai đoạn đối với mỗi đối tượng sản xuất.

- Nâng cao nhận thức và năng lực thắch ứng với BĐKH: Thường xuyên mở các lớp tuyên truyền và tập huấn cho cán bộ địa phương, người dân hiểu biết về BĐKH; kỹ năng phòng chống thiên tai và dịch bệnh; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với diễn biến của điều kiện BĐKH hiện nay; phổ biến khoa học công nghệ vào SXNN bằng nhiều hình thức như xây dựng mô hình chuẩn hóa đại trà, chuyển giao công nghệ,Ầ; đào tạo đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao kịp thời hướng dẫn, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân cách thức canh tác, sản xuất, thắch hợp với BĐKH; cùng với đó cần xây dựng các kế hoạch, cơ chế chắnh sách thắch hợp nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng, khuyến khắch, phát hiện và tuyên dương các cá nhân có các giải pháp SXNN thắch ứng với BĐKH.

- Tăng cường nguồn vốn phục vụ phát triển SXNN: Tăng cường huy động vốn từ các nguồn như ngân hàng chắnh sách, các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, các nhà đầu tưẦ Hỗ trợ hoặc cho vay vốn khi cần thiết để người dân đầu tư sản xuất như triển khai xây dựng các mô hình sản xuất, cải tiến các giống mới, trang thiết bị sản xuất, chế biến, bảo quản và ứng phó với BĐKH.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 76 - 79)