Ảnh hưởng của nước biển dâng, xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 62 - 64)

Dưới tác động của BĐKH, diễn biến quá trình ngập do NBD và XNM đang trở nên phức tạp. Sự biến đổi của hệ thống nước tại các cửa sông, hệ thống đầm phá gây phá hủy môi trường sinh thái cho các loài sinh vật phát triển, thủy sản phát triển chậm, tốn nhiều thức ăn, đòi hỏi yêu cầu chăm sóc cũng ở mức độ cao hơn.

Quá trình XNM diễn ra đã gây ra những ảnh hưởng tới hệ thống NTTS của khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế. Các trang trại nuôi chuyên tôm, nuôi xen ghép, nuôi lồng nước ngọt và nước lợ đặc biệt nhạy cảm với NBD và XNM. Theo như nghiên cứu, các vùng nuôi tôm nước lợ bị ảnh hưởng bởi gia tăng XNM vào mùa khô. Độ chịu mặn của tôm Sú ở mức cao là 2 Ờ 4Ẹ nhưng khi độ mặn trong các ao nuôi vượt quá giới hạn chống chịu này thì tôm rất dễ bị nhiễm bệnh.

Sự thay đổi độ mặn của môi trường nuôi đã ảnh hưởng lớn đến diện tắch NTTS ở địa bàn nghiên cứu. Nhờ thực hiện các kế hoạch, quy hoạch mở rộng của địa phương nên diện tắch NTTS trên khu vực đã được mở rộng hơn, tuy nhiên sự gia tăng chủ yếu là diện tắch thủy sản nước ngọt, còn diện tắch thủy sản nước mặn và nước lợ ngày càng thu hẹp do độ nhiễm mặn lớn. Như ở khu vực Phong Điền, từ

năm 2000 Ờ 2010, diện tắch nuôi nước mặn, nước lợ giảm 890,58 ha, diện tắch nuôi nước ngọt tăng 228,20 ha, các địa phương khác cũng trong xu hướng tương tự [24].

Hiện nay, đập ngăn mặn Thảo Long trên sông Hương được đưa vào sử dụng đã giải quyết được tình trạng nhiễm mặn trên sông, còn lại các con sông trên địa bàn đều ở trong tình trạng nhiễm mặn thường xuyên. Tình trạng này cho thấy, nếu không có nguồn dự trữ đúng mức, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức khá nghiêm trọng, nhất là trong những năm tới... Vào thời điểm hạn hán, nước sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu xuống thấp và nhiễm mặn nặng nề, khiến việc NTTS của người dân gặp nhiều rủi ro. Hàng nghìn ha hồ tôm và cá của người dân bị chết do dịch bệnh phát sinh từ nắng nóng.

Bảng 2.7. Tác động của mực NBD và XNM tới hoạt động NTTS

Đối tượng bị tác động Tác động, rủi ro

Diện tắch nuôi thủy sản

- Nước mặn xâm nhập làm giảm các vùng thủy sản nước ngọt - Mất những vùng đất ngập nước ven biển và sinh thái cửa sông do sự thay đổi dòng chảy và mực nước biển Giống, loài Sự xâm nhập của các loài khác dẫn đến sự cạnh tranh mới

* Nguồn: Đánh giá tác động của BĐKH [43]

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 62 - 64)