Tổng hợp ma trận mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến NTTS

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 65 - 70)

Như vậy, với xu thế BĐKH hiện nay thì ngành NTTS đang đứng trước nguy cơ bị tác động xấu với hiện tượng thời tiết của tăng nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán, bão lũ và XNM. Các yếu tố khắ hậu trong giai đoạn 2000 Ờ 2012 có sự thay đổi, nhiệt độ tối cao và tối thấp tăng hơn trước, biên độ dao động nhiệt lớn; lượng mưa có xu hướng tăng lên và số ngày mưa lớn và tập trung dài và thất thường hơn trước; sự thay đổi về tần suất, cường độ và thiên tai xảy ra bất thường hơn trước. Sự thay đổi này làm cho khả năng thắch nghi của các loài sinh vật thủy sản giảm đi, ảnh hưởng đến hiệu quả NTTS tại khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dưới tác động tổng hợp của các yếu tố trên, làm cho diện tắch NTTS có sự thay đổi. Tuy diện tắch này có xu hướng tăng lên nhưng chủ yếu là sự gia tăng diện tắch nuôi cávà nuôi xen ghép do cá khả năng thắch nghi tốt hơn, còn diện tắch nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu ngày càng giảm đi do tôm dễ bị biến động trước các yếu tô môi trường nên hiệu quả nuôi trồng không cao. Năng suất NTTS có tăng nhưng tăng chậm, giai đoạn từ năm 2006 - 2011, năng suất giảm 0,1 tạ/ha. Sản lượng có tăng nhưng mức gia tăng thủy sản chậm dần, đặc biệt, sản lượng đã giảm 425,2 tấn trong giai đoạn 2009 Ờ 2011.

NTTS khá nhạy cảm với những tác động của môi trường tự nhiên, dưới sự tác động của các biểu hiện BĐKH như hiện nay cũng như xu hướng BĐKH trong tương lai, ngành NTTS đã và sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất và

những thiệt hại là điều không thể tránh khỏi. Kết quả phỏng vấn người dân trên địa bàn nghiên cứu, có 40,7% người dân cho rằng mức độ thiệt hại do BĐKH gây ra là rất lớn, 51,9% chọn mức độ thiệt hại lớn và mức trung bình chỉ 7,4%. Những thiệt hại này cũng được người dân nhận định với tỉ lệ lựa chọn được thể hiện qua sơ đồ:

Hình 2.27. Tỷ lệ phần trăm ý kiến của người dân về mức độ thiệt hại do biểu hiện của BĐKH tới hoạt động NTTS

Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của BĐKH với sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa, tình trạng hạn hán, lũ lụt, bão, NBD và XNM đến hoạt động NTTS khu vực ĐBVB Thừa Thiên Huế. Thông qua kết quả phỏng vấn từ những người NTTS trên địa bàn được thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Ma trận tổng hợp mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động NTTS Ảnh hưởng Yếu tố BĐKH Mưa, bão, lũ lụt Nhiệt độ, hạn hán Xâm nhập mặn Nước biển dâng 1. Hệ thống ao nuôi, bị sạt lở bờ đê ++++ - - +

2. Môi trường nuôi thay đổi ++++ ++++ +++ ++

3. Gây sốc đối tượng nuôi +++ +++ ++ +

4. Dịch bệnh lây lan +++ +++ ++ ++

5. Sinh trưởng, phát triển chậm +++ +++ +++ +

6. Thời vụ nuôi thay đổi +++ ++ ++ +

Ghi chú: ++++ Mức tác động mạnh nhất và giảm dần - Mức ắt tác động

Như vậy, theo đánh giá của người dân trên địa bàn, NTTS là một ngành nhạy cảm với các biểu hiện BĐKH, trong đó cường độ mưa bão, lũ lụt và sự biến động của nhiệt độ vẫn là những biểu hiện có tác động mạnh nhất, đặc biệt tác động mạnh lớn đến môi trường nuôi, cũng như gây sốc, giảm mức sinh trưởng phát triển và gây dịch bệnh cho các đối tượng nuôi và thấp nhất là tác động của NBD.

CHƯƠNG 3. DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾNSẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ

SINH KẾ BỀN VỮNG TRÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU

3.1. DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NÔNG NGHIỆP THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1.1. Cơ sở khoa học của việc dự báo

Cơ sở để sự báo diện tắch đất bị ngập do NBD ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam (phiên bản 2012 do Bộ TN&MT đưa ra), kết hợp với đặc điểm tự nhiên, hiện trạng phát triển của khu vực và quy hoạch tổng thể phát triển KT Ờ XH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Kịch bản NBD được xây dựng trên cơ sỏ mối quan hệ thống kê giữa mực nước biển thống kê mực nước biển thực đo, ước tắnh từ vệ tinh ở từng khu vực của Việt Nam với mực nước biển toàn cầu.

Từ kịch bản NBD, lựa chọn để xây dựng bản đồ dự báo mức độ ngập do NBD ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế với các mức: 50 cm (theo kịch bản phát thải trung bình B2) và mức dâng 94 cm (Kịch bản phát thải cao A1F1) cho khu vực bờ biển từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân [1].

Bảng 3.1. Mức NBD sử dụng để xây dựng bản đồ dự báo mức độ ngập ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế

Khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế

Kịch bản Phát thải trung bình (B2) Phát thải cao (A1F1)

Các mốc thời gian 2080 2100

Mức dâng (cm) 50 94

3.1.2. Kết quả dự báo diện tắch đất nông nghiệp bị ngập do nước biển dâng trong tương lai theo các kịch bản biến đổi khắ hậu tại khu vực nghiên cứu trong tương lai theo các kịch bản biến đổi khắ hậu tại khu vực nghiên cứu

Dưới tác động của BĐKH, diện tắch đất bị ngập ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế có sự thay đổi rất rõ nét giữa các mốc thời gian vào năm 2080, 2100.

Phần diện tắch ngập phân bố chủ yếu ở các khu vực ven đầm phá Tam Giang Ờ Cầu Hai.

Với mức NBD 50 cm thì diện tắch ngập lụt không lớn, chỉ tập trung ở một số xã nằm gần khu vực đầm Cầu Hai (Lộc Bình, Vinh Hiền, Vinh Giang, Vinh Hưng, Vinh Hà), các xã lân cận khu vực phá Tam Giang (Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Lợi, Điền Hải), và một phần diện tắch đất nhỏ ven đầm Hà Trung.

Với mức NBD 94 cm thì diện tắch ngập là đáng báo động. Ngập nặng nhất chủ yếu vẫn là các xã dọc đầm phá Tam Giang Ờ Cầu Hai, thuộc khu vực các huyện từ Phú Vang đến Quảng Điền.

Như vậy, đến năm 2100 (với kịch bản NBD tương ứng 94 cm), tổng diện tắch đất nông nghiệp bị ngập là 68,159 km2, trong đó lúa là một trong những cây trồng bị ảnh hưởng lớn nhất khi xảy ra NBD với diện tắch ngập 64,81 km2, chiếm đến 77% tổng diện tắch đất nông nghiệp bị ngập. Trong những thời điểm triều cao thì diện tắch ngập có thể lan rộng hơn gấp nhiều lần so với lúc triều trung bình. Huyện Phú Vang là nơi có diện tắch đất nông nghiệp bị ngập lớn nhất ở khu vực ĐBVB tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này dẫn đến một phần lớn bộ phận dân cư mất diện tắch canh tác và chuyển cư sang những vùng đất cao hơn.

Bảng 3.2. Dự báo diện tắch đất nông nghiệp bị ngập khi NBD 94 cm

Đơn vị hành chắnh Diện tắch bị ngập (km2) Tỷ lệ diện tắch bị ngập toàn khu vực (%)

Huyện Phú Lộc 21,801 25,9

Huyện Phú Vang 46,423 55,2

Thị xã Hương Trà 5,127 6,1

Huyện Quảng Điền 9,296 11,0

3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TRÊN LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU

3.2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh thừa thiên huế và đề xuất sinh kế cho phát triển bền vững (Trang 65 - 70)