Tổ chức hồ sơ thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 75 - 111)

LI CAM ĐOAN

5. Bố cục của luận văn

3.4.8. Tổ chức hồ sơ thanh tra thuế

Công tác tổ chức hồ sơ thanh tra tại Cục Thuế được tổ chức thực hiện như sau: - Trước khi ban hành quyết định thanh tra: Căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với DN được thanh tra. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình, gồm các nội dung sau:

+ Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; Năng lực tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp NSNN trên cơ sở khai thác thông tin trên các ứng dụng quản lý thuế của CQT.

+ Kết quả khảo sát, nắm tình hình theo từng nội dung: Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra; các thông tin khác như: Tình hình nghiệm thu, quyết toán đối với DN hoạt động XDCB, cấp phép vận chuyển đối với hoạt động khai thác khoáng sản...trên cơ sở đó nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên Đoàn thanh tra (là thanh tra viên) tiếp tục yêu cầu đối tượng thanh tra, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc cung cấp thông tin, tài liệu được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc Đoàn thanh tra lập biên bản về việc cung cấp thông tin, tài liệu. Trên cơ sở văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra và các thông tin, tài liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế (nếu thấy cần thiết) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin, tài liệu đã kiểm tra, xác minh.

- Kết thúc cuộc thanh tra: Đoàn thanh tra căn cứ vào các chứng cứ thu thập được lập Biên bản xác nhận số liệu, Biên bản thanh tra, tham mưu cho Cục Thuế ban hành Kết luận, Quyết định truy thu, xử vi vi phạm (nếu có).

Các thông tin, tài liệu thu thập trước khi thanh tra, trong quá trình thanh tra và sau khi thanh tra liên quan đến đối tượng thanh tra được sắp xếp lưu trữ theo từng DN.

3.4.9. Công tác giám sát và đảm bảo chất lượng thanh tra thuế

Công tác giám sát hoạt động thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua đã được triển khai thực hiện, nội dung như sau:

- Trưởng Đoàn thanh tra giám sát hoạt động đối với các thành viên trong đoàn thanh tra: Trưởng Đoàn phân công nhiệm vụ và thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các thành viên đoàn thanh tra, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra.

- Hoạt động giám sát của bộ phận pháp chế: Kết thúc thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp, Đoàn thanh tra gửi Biên bản thanh tra, dự thảo kết luận, Quyết định truy thu, xử lý vi phạm (nếu có) sang bộ phận pháp chế để xem xét đối chiếu với các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo các cho việc kết luận, xử lý vi phạm, truy thu thuế của cơ quan thuế đúng trình tự thủ tục, đúng quy định của pháp luật.

- Hoạt động giám sát của người ban hành quyết định thanh tra: Trên thực tế lãnh đạo Cục thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các Đoàn thanh tra, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trình thanh tra.

- Công tác thanh tra nội bộ của Cục Thuế đối với hoạt động thanh tra thuế: Trong những năm qua, công tác thanh tra nội bộ đối với hoạt động thanh tra thuế, chưa được quan tâm đúng mức, chưa triển khai thực hiện thường xuyên.

3.4.10. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

Ngoài việc tổng hợp, phân tích thông tin thứ cấp. Tác giả còn tiến hành phỏng vấn lãnh đạo Cục và lãnh đạo một số phòng chuyên môn thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn có kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế và thanh tra, kiểm tra thuế. Điều này giúp cho tác giả có cái nhìn nhận mang tính thực tiễn, qua các câu trả lời giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về công tác thanh tra thuế, nội dung một số ý kiến của chuyên gia như sau:

- Theo Ông Hoàng Văn Phùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, đánh giá về nguồn nhân lực của phận thanh tra thuế hiện nay: Lực lượng thanh tra thuế còn thiếu về số lượng. Trình độ công chức thanh tra thuế trong những năm qua đã từng bước được nâng cao, tuy nhiên trình độ công chức thanh tra thuế chưa đồng đều, một số công chức thanh tra thuế chưa được trang bị kiến thức về nghiệp vụ thanh tra nên còn lúng túng trong thực thi nhiệm vụ, dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra chưa cao.

- Theo Ông Nguyễn Duy Thể - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, đánh giá về hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế và các ứng dụng hỗ trợ công tác thanh tra thuế hiện nay: Từ năm 2012 đến nay ngành Thuế đã tiến hành triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác lập kế hoạch, khai thác số liệu phục vụ công tác thanh tra đều dựa trên cơ sở phân tích rủi ro theo một hệ thống chỉ tiêu rủi ro thống nhất (TPR) và một số ứng dụng liên quan. Do vậy đã giúp và giảm bớt được thời gian thu thập và phân tích thông tin của công chức thanh tra thuế. Tuy nhiên, có một số ứng dụng đang trong quá trình triển khai và nâng cấp để phù hợp với chính sách thuế sửa đổi, bổ sung; do vậy trong quá trình nâng cấp và khai thác các ứng dụng thường bị lỗi, chưa ổn định dẫn đến công tác phân tích thông tin trên các ứng dụng hỗ trợ công tác lập kế hoạch cũng như khai thác dữ liệu còn có những hạn chế nhất định, độ chính xác chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giá chung về những khó khăn trong thực tế khi thực hiện đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: Công tác đôn đốc nộp thuế gặp khó khăn do lãi suất cho vay của ngân

hàng thời gian qua còn cao, vì vậy một số doanh nghiệp đã chây ỳ, chậm nộp tiền thuế, chiếm dụng tiền thuế dùng làm vốn kinh doanh. Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chưa được chủ đầu tư thanh toán vốn kịp thời, nên không có tiền nộp thuế.

Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hiện nay gặp khó khăn, do khi áp dụng biện pháp cưỡng chế không phát huy được hiệu quả, như: biện pháp trích tiền tài khoản của người bị cưỡng chế tại các ngân hàng, việc triển khai các bước cưỡng chế gặp rất nhiều khó khăn do khâu phối hợp xác minh thông tin của người bị cưỡng chế, Doanh nghiệp đăng ký tài khoản nhiều ngân hàng khác nhau do vậy rất khó khăn cho công tác xác minh tài khoản để làm căn cứ cưỡng chế nợ thuế, hoặc khi ban hành và gửi Quyết định cưỡng chế đến nơi thì NNT đã rút hết tiền.

- Ông Bùi Xuân Thành - Trưởng phòng Kê khai và kế toán thuế, đánh giá về ý thức và sự tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế, nộp thuế: Bên cạnh nhiều doanh nghiệp có ý thức chấp hành tốt, một số doanh nghiệp còn cố ý trốn thuế, lách thuế, khai sai, khai chậm làm thiếu số thuế phải nộp.

- Bà Hoàng Thị Thu Liễu - Trưởng phòng Thuế TNCN, có cùng quan điểm đánh giá về ý thức và sự tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế, nộp thuế: Trong những năm qua, cộng đồng các doanh nghiệp đã có những đóng góp rất lớn cho ngân sách, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa chấp hành tốt chính sách thuế, vẫn sảy ra hiện tượng khai sai số thuế phải nộp hoặc kê khai chậm so với thời hạn theo quy định.

- Ông Vũ Anh Lợi - Trưởng phòng Tổng hợp Nghiệp vụ dự toán, đánh giá về những khó khăn của công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế hiện nay: Nguồn nhân lực của bộ phận công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế còn khá mỏng so với khối lượng công việc, nhu cầu đặt ra. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ về chế độ chính sách pháp luật thuế đã được triển khai duy trì thường xuyên, tuy nhiên cũng còn một số đơn vị thực hiện công tác này chưa tốt, chưa phổ biến tuyên truyền kịp thời về những thay đổi về chính sách thuế để người nộp thuế biết, việc giải quyết vướng mắc của người nộp thuế đôi khi còn chậm, các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chưa tạo được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Mặt khác công chức làm công tác tuyên truyền hỗ trợ, nhất là ở cấp Chi cục Thuế còn kiêm nhiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều việc do đó phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng tuyên truyền, giải đáp, hỗ trợ người nộp thuế.

- Bà Nguyễn Thùy Linh - Phó trưởng phòng Phụ trách phòng Kiểm tra Thuế, đánh giá về sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan trong công tác quản lý thuế nói chung và cung cấp thông tin phục vụ công tác thanh tra thuế riêng:

Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế với các cơ quan chức năng liên quan trong thời gian qua còn gặp khó khăn, do các quy định của Chính phủ chưa quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung, hình thức, thời hạn cung cấp thông tin, thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin nên công tác phối hợp với cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa thường xuyên, chặt chẽ, việc cung cấp thông tin trong một số trường hợp chưa kịp thời.

- Ông Lê Đình Đồng - Trưởng phòng Thanh tra thuế, đánh giá về công tác phối hợp: Hiện nay sự phối hợp của các cơ quan chức năng như Kho bạc, các ngân hàng thương mại được thực hiện thường xuyên và có văn bản thỏa thuận hợp tác, tổ chức phối hợp thu ngân sách. Tuy nhiên trong quá trình phối hợp, một số trường hợp cung cấp thông tin chưa kịp thời.

Qua phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia đã giúp cho tác giả có những thông tin về những khó khăn, vướng mắc tác động đến kết quả công tác thanh tra thuế, trên cơ sở đó tác giả định hướng và đưa gia các giải pháp cho công tác thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn.

3.4.11. Kết quả công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.4.11.1. Số NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động

Qua Bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động năm 2011 là 3,5%, năm 2012 là 2,8% và năm 2013 là 2,4% đã đạt được tiêu chí theo quy định về số lượng tối thiểu NNT phải thanh tra hàng năm. Tuy nhiên, số NNT được thanh tra qua các năm so với năm 2011 có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 9,1% và năm 2013 giảm 13,6% so với năm 2011. Trong khi đó số NNT đang hoạt động đang có xu hướng tăng, năm 2012 tăng 15,2% và năm 2013 tăng 28,8% so với năm 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đang hoạt động năm 2011-2013 Chỉ tiêu Năm NNT đƣợc thanh tra (DN) So sánh NNT đƣợc thanh tra (tăng, giảm) qua các

năm với năm 2011 (%) Tổng số NNT đang hoạt động (DN) So sánh tổng số NNT đang hoạt động (tăng, giảm) qua các năm với năm 2011 (%) Tỷ lệ NNT đƣợc thanh tra/NNT đang hoạt động (%) 1 2 3 4 5 6=2/4*100 2011 22 0 625 0 3,5 2012 20 -9,1 720 15,2 2,8 2013 19 -13,6 805 28,80 2,4 Tổng 61 2.150

Nguồn:Báo cáo công tác thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn năm 2011-2013

Biểu đồ 3.2: NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động năm 2011-2013

Nguồn:Báo cáo công tác thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn năm 2011-2013 3.4.11.2. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra

Qua bảng 3.5 tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra thuế năm 2011-2013 cho thấy: Năm 2011 Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn hoàn thành vượt kế hoạch thanh tra 02 cuộc, tương ứng tăng 10% so với kế hoạch, năm 2012 và năm 2013 luôn hoàn thành kế hoạch thanh tra thuế. Điều đó chứng minh rằng việc phân tích rủi ro và cân đối nguồn lực để lập kế hoạch thanh tra thuế năm 2011- 2013 sát với thực tiễn, đưa số lượng NNT vào kế hoạch thanh tra phù hợp với nguồn lực hiện có, cũng như đã lường được khó khăn phát sinh trong thực tế, vì vậy đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch thanh tra năm.

Bảng 3.5: Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra thuế năm 2011-2013

22 20 19

625

720

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chỉ tiêu Năm Kế hoạch thanh tra (cuộc) Thực hiện (cuộc) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra

(%)

2011 20 22 110

2012 20 20 100

2013 19 19 100

Tổng 56 56

(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn năm 2011-2013)

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra thuế năm 2011-2013

Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn năm 2011-2013

3.4.11.3. Số thuế truy thu, tiền phạt sau thanh tra bình quân một cuộc thanh tra

Từ số liệu bảng 3.6 cho thấy, bình quân thanh tra một DN thì Cục Thuế thu về cho NSNN số tiền thuế truy thu và tiền phạt sau thanh tra như sau: năm 2011 là 157,5 triệu đồng; năm 2012 là 545,2 triệu đồng, tương ứng tăng 246% và năm 2013 là 216,3 triệu đồng, tương ứng tăng 37% so với năm 2011.

Số tiền thuế truy thu và tiền phạt sau thanh tra của năm 2012 tăng 215% và năm 2013 tăng 19% so với 2011, điều đó cho thấy chất lượng cuộc thanh tra đã được nâng cao, phương pháp thanh tra khoa học, đã phát hiện và xử lý vi phạm góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm của NNT.

Bảng 3.6: Kết quả truy thu thuế, tiền phạt sau thanh tra 2011-2013 Chỉ tiêu

Cuộc thanh

tra

Số thuế truy thu, tiền phạt

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 75 - 111)