Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 51 - 54)

LI CAM ĐOAN

5. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng một số các chỉ tiêu sau để phân tích (số liệu của các năm 2011, 2012, 2013), đánh giá hiệu quả thanh tra thuế. Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh tra thuế cần phải căn cứ vào một số các tiêu chí đánh giá nhất định, không có một phương pháp tiêu chí đơn lẻ nào có thể phản ánh được đầy đủ tính hiệu quả của thanh tra thuế, mỗi tiêu chí riêng lẻ chỉ đánh giá được khái quát hiệu quả thanh tra thuế theo một khía cạnh nhất định. Hiện nay ngành thuế chưa ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra thuế để áp dụng thống nhất trong ngành thuế. Tuy nhiên, thông thường khi đánh giá hiệu quả công tác thanh tra thuế người ta thường sử dụng một số tiêu chí sau:

- Tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động:

Tỷ lệ NNT được thanh trong tổng số NNT hoạt động được tính bằng cách lấy tổng số NNT được thanh tra năm đánh giá chia cho tổng số NNT đang hoạt động năm đánh giá.

+ Số NNT được thanh tra năm đánh giá là số NNT đã được thanh tra trong năm theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất, và bao gồm số NNT thanh tra năm trước chuyển sang đến năm đánh giá mới hoàn thành.

+ Số NNT đang hoạt động là số NNT đã được cấp mã số thuế, đang hoạt động sản xuất kinh doanh, tính đến thời điểm 31/12 của năm đánh giá.

Tiêu chí này phản ánh CQT đã thanh tra được bao nhiêu tỷ lệ (%) NNT trong một năm.

Theo quy định, hàng năm CQT phải thanh tra được ít nhất 1,6% tổng số lượng NNT đang quản lý. Nếu không đạt được tiêu chí này, CQT được coi như không hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ NNT được thanh tra năm và do đó chưa đạt yêu cầu quản lý thuế.

- Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN:

Tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN được tính bằng cách lấy tổng số tiền thuế truy thu và tiền phạt qua thanh tra chia cho tổng số thu NSNN trong năm của CQT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tổng thu NSNN là số thu nội địa do ngành thuế quản lý, bao gồm tất cả các khoản tiền thuế, phí, lệ phí, tiền phạt, và các khoản thu khác do ngành thuế quản lý thu đã thu được trong năm.

Tiêu chí tỷ lệ số thuế truy thu trên tổng thu NSNN đánh giá mức độ đóng góp của công tác thanh tra thuế trong tổng thu vào NSNN.

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra thuế:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra thuế, được tính bằng cách lấy tổng số NNT đã thanh tra trong năm chia cho tổng số NNT theo kế hoạch thanh tra đã được cấp trên duyệt.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra thuế cho biết trong năm CQT đã thanh tra được số lượng bao nhiêu NNT so với kế hoạch thanh tra năm. Tiêu chí tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lượng NNT được thanh tra phụ thuộc vào năng lực phân tích rủi ro, cân đối nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh tra hiện có của CQT, lường trước được những phát sinh trong thực tiễn. Nếu năng lực phân tích, đánh giá các nguồn lực khi xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn thì tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra năm được đảm bảo. Nếu năng lực phân tích các nguồn lực khi lập kế hoạch không sát với thực tế thì sẽ không đảm bảo hoàn thành kế hoạch thanh tra thuế.

- Số thuế truy thu bình quân:

Số thuế truy thu bình quân được tính bằng cách lấy tổng số tiền thuế truy thu, và tiền phạt qua thanh tra chia cho tổng số NNT được thanh tra trong năm.

Tiêu chí số thuế truy thu bình quân phản ánh bình quân thanh tra một NNT thì CQT thu về cho NSNN bao nhiêu tiền thuế do NNT khai sai, thuế trốn, thuế gian lận.

Số thuế truy thu bình quân một NNT cao cho thấy chất lượng chất lượng xây dựng kế koạch rất tốt, việc phân tích rủi do, cân đối nguồn lực sát thực tiễn, phương pháp thanh tra khoa học, đã tìm ra được nhiều hành vi khai sai, trốn tránh nộp thuế của NNT.

- Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra:

Tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra được tính bằng cách lấy tổng số thuế (bao gồm tiền thuế truy, tiền phạt do thanh tra thuế tính phạt) sau thanh tra còn nợ tính đến hết ngày 31/12 hàng năm chia cho tổng số tiền thuế (bao gồm tiền thuế truy, tiền phạt do thanh tra thuế tính phạt) của NNT đã thanh tra trong năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Về ý nghĩa, tiêu chí tỷ lệ nợ đọng sau thanh tra phản ánh mức độ tuân thủ nộp tiền thuế sau thanh tra của NNT cao hay thấp. Tỷ lệ số thuế nợ đọng một NNT sau thanh tra càng lớn có nghĩa là mức độ tuân thủ kết luận thanh tra của NNT thấp, đồng thời cũng phản ánh CQT chưa quyết liệt trong việc đôn đốc nợ sau thanh tra, NNT đang chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước.

Theo quy định, NNT phải nộp toàn bộ số thuế truy thu, tiền phạt theo quyết định xử lý vi phạm, truy thu thuế vào NSNN. Tuy nhiên, trong thực tế có những NNT vì điều kiện tài chính khó khăn, hoặc cũng có thể vì muốn chiếm dụng tiền thuế truy thu, dẫn đến việc không nộp hoặc không đủ nộp tiền thuế truy thu, tiền phạt vào NSNN.

- Số lỗ sai bình quân bị loại qua thanh tra:

Tiêu chí số lỗ sai bình quân bị loại qua thanh tra được tính bằng cách lấy tổng số tiền giảm lỗ sai quy định qua thanh tra CQT loại ra chia cho tổng số NNT báo cáo lỗ được thanh tra trong năm.

Về ý nghĩa, tiêu chí số lỗ sai bình quân bị loại qua thanh tra cho biết cứ trung bình thanh tra một NNT lỗ thì CQT cắt giảm được bao nhiêu lỗ sai quy định. Số lỗ sai bình quân của NNT bị loại qua thanh tra càng lớn chứng tỏ mức độ gian lận trong việc kê khai lỗ của NNT càng nghiêm trọng.

- Hệ số số lượng NNT đã thanh tra trên tổng số CCTT:

Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng số NNT đã thanh tra trong năm chia cho tổng số công chức của bộ phận thanh tra.

Số NNT đã thanh tra trong năm: là số NNT đã hoàn thành thanh tra trong năm bao gồm: số NNT thanh tra năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá và số NNT bắt đầu thanh tra, hoàn thành trong năm đánh giá.

Số cán bộ của bộ phận thanh tra: Là toàn bộ số công chức thuế làm việc tại bộ phận thanh tra của CQT tính đến 31/12/ năm đánh giá.

Tiêu chí Số NNT đã thanh tra trên số công chức của bộ phận thanh tra được sử dụng để đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện của công chức thanh tra trong một năm. Nếu số lượng NNT trên một CCTT năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ CCTT đã cải tiến phương pháp làm việc, tăng được năng suất lao động, tăng được số lượng NNT thanh tra trong điều kiện nguồn nhân lực CCTT ít biến động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC

THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)