Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 71)

LI CAM ĐOAN

3.4.5.Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế

5. Bố cục của luận văn

3.4.5.Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế

Kế hoạch thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn được xây dựng trên cơ sở phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro được thực hiện thông qua việc phân tích thông tin người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của Cục Thuế, gồm: Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế, Báo cáo tài chính doanh nghiệp, thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế. Ngoài ra, việc phân tích thông tin người nộp thuế còn dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc các ngành có liên quan. Phân tích hồ sơ khai thuế cung cấp các thông tin tổng quát về doanh nghiệp cũng như giúp CCTT phát hiện các dấu hiệu nghi vấn, bất hợp lý để từ đó có định hướng thanh tra tập trung vào những nghiệp vụ có rủi ro cao. Để lựa chọn chính xác những đối tượng vi phạm pháp luật thuế, khi lựa chọn đối tượng để thanh tra thuế tại Cục Thuế đã dựa theo một số tiêu chí như sau:

- Không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế không đúng hạn hoặc nộp hồ sơ khai thuế không đầy đủ tài liệu kèm theo.

- Khai sai số thuế phải nộp trên tờ khai, cơ quan thuế đã nhắc nhở điều chỉnh nhiều lần.

- Không nộp đầy đủ, kịp thời số tiền thuế vào NSNN theo quy định, chây ỳ, dây dưa nợ thuế kéo dài.

- Doanh nghiệp nhiều năm chưa thực hiện thanh tra, kiểm tra.

- Tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, nhiều ngành nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sách thấp.

- Doanh nghiệp kinh doanh lỗ liên tục nhiều năm (đặc biệt doanh nghiệp có số lỗ vượt quá số vốn điều lệ) nhưng vẫn có đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Doanh nghiệp thuộc diện hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ liên kết và có dấu hiệu chuyển giá.

- Doanh nghiệp có số thuế nợ đọng ngân sách lớn.

- Tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động: Khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản.

* XD Kế hoạch trung hạn về thanh tra thuế: Trong những năm qua Cục

Thuế tỉnh Bắc Kạn chưa xây dựng kế hoạch trung hạn về thanh tra thuế, vì vậy chủ động trong hoạt động thanh tra thuế, dẫn đến tình trạng bỏ sót DN nhiều năm chưa được thanh tra. Do chưa có kế hoạch trung hạn về thanh tra thuế nên việc lập kế hoạch thanh tra hàng năm chưa bao quát được tổng thể số lượng DN cần thanh tra, CQT chưa chủ động trong phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn lực, do đó chất lượng hoạt động thanh tra thuế chưa cao.

* Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm:

Việc tập trung vào một số tiêu chí lựa chọn DN rủi ro được thực hiện theo văn bản xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm của Tổng cục Thuế:

Năm 2011: Thực hiện theo công văn số 4968/TCT-TTr ngày 07/12/2010 của Tổng Cục Thuế v/v xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2011, Cục Thuế hướng trọng tâm thanh tra các doanh nghiệp sau:

- Các DN có số hoàn thuế lớn.

- Các DN có kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhưng có số hoàn thuế lớn, các DN có số nợ thuế lớn, các DN có quy mô lớn nhưng số thu nộp ngân sách ít, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Các DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế, các DN được ưu đãi miễn, giảm thuế.

Năm 2012: Thực hiện theo công văn số 3710/TCT-TTr ngày 18/10/2011 của Tổng Cục Thuế v/v lập kế hoạch thanh tra năm 2012: Đây là đầu tiên ngành thuế ban hành một số tiêu chí phân tích rủi ro cụ thể và thang điểm cho từng tiêu chí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trong lựa chọn NNT đưa vào diện thanh tra, đó là: loại hình kinh tế; so sánh biến động của tỷ lệ thuế TNDN phát sinh trên doanh thu; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; tình hình tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, tình hình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuế, số lần xử lý vi phạm hành chính thuế. Theo đó, các cơ quan thuế lựa chọn các DN có rủi ro về thuế dựa trên phương pháp chấm điểm và căn cứ vào các bộ tiêu chí: lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế, biến động kê khai thuế qua các năm, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của NNT. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của công tác thanh tra 2012 và kết quả phân ngưỡng rủi ro, Cục Thuế lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra NNT có rủi ro cao.

Kế hoạch thanh tra tập trung vào các DN có số nợ thuế lớn, nhiều năm chưa được thanh tra, các DN có sỗ lỗ nhiều năm.

Về ngành nghề, lĩnh vực cần thanh tra gồm: Thương mại và dịch vụ, ngân hàng, dược phẩm, XDCB, bưu chính viễn thông, khoáng sản.

Việc lựa chọn NNT để đưa vào kế hoạch thanh tra trong vùng rủi ro từ cao đến vừa:

- Kế hoạch thanh tra phải đạt tối thiểu 1,5% số lượng DN đang quản lý thuế tại địa phương.

- Cục Thuế lựa chọn 75-85% số lượng NNT đưa vào kế hoạch thanh tra là những NNT có rủi ro cao nhất.

- Lựa chọn 15-25% số lượng NNT đưa vào kế hoạch thanh tra là những NNT có phân ngưỡng rủi ro vừa, kết hợp lựa chọn theo lĩnh vực cần thanh tra.

Năm 2013: Thực hiện theo công văn số 3576/TCT-TTr ngày 11/10/2012 của Tổng Cục Thuế v/v lập kế hoạch thanh tra năm 2013. Cục Thuế đặt trọng tâm vào thanh tra các DN nhiều năm chưa được thanh tra; Các DN đang được ưu đãi kinh doanh tại Khu công nghiệp, DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, kế hoạch 2013 tập trung vào ngành, lĩnh vực có nguồn thu cao như: kinh doanh vàng bạc, kinh doanh xăng dầu, khai thác chế biến khoáng sản, XDCB. Kế hoạch thanh tra phải đạt tối thiểu 1,6% số lượng DN hoạt động kê khai thuế tại địa phương.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 71)