LI CAM ĐOAN
5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
2.2.2.1. Tổng hợp, phân tích số liệu sơ cấp
Toàn bộ số liệu thu thập được xử . Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
1) Bảng thống kê:
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu.
2) Đồ thị thống kê:
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột.
3) Phương pháp phân tích thông tin:
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn.
a- Phương pháp phân tích dãy số thời gian:
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số. Các chỉ tiêu phân tích biến động của giá trị về số tiền thuế thu được từ khối DN, tỷ lệ NNT được thanh tra trong tổng số NNT đang hoạt động, số tiền thuế truy thu, số tiền thuế phạt, số lượng công chức thanh tra thuế qua các năm nghiên cứu, bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: i yi y1 ; i 2,3,...
Trong đó:
yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
+ Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính: 1 ; 2, 3,.. i i y T i n y Trong đó:
yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
*) Tốc độ tăng (hoặc giảm)
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.
Công thức tính:
Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)
hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %) b- Phương pháp so sánh:
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
* Số tương đối thực hiện kế hoạch: Trong đề tài dùng để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra thuế.
Số tương đối thực hiện kế hoạch (%) =
Số tuyệt đối thực tế đạt được
x 100 Số tuyệt đối kế hoạch đề ra
* Số tương đối kết cấu: Là tỷ lệ so sánh giữa số tuyệt đối của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể với số tuyệt đối của tổng thể hiện tượng nghiên cứu nhằm nghiên cứu cấu thành của hiện tượng, nếu kết cấu thay đổi sẽ thấy nguyên nhân thay đổi bản chất của hiện tượng trong các điều kiện khác nhau, trong luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh số lượng CCTT với tổng số công chức của Cục Thuế.
Số tương đối kết cấu (%) =
Số tuyệt đối từng bộ phận
x 100 Số tuyệt đối của tổng thể
c- Số trung bình cộng:
Khi muốn biểu diễn hiện đặc tính chung của tổng thể theo tiêu thức nào đó thì thường dùng số trung bình cộng. Số bình quân cộng thường dùng phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, trong luận văn sử dụng phương pháp này để biểu diễn mô tả về số thuế truy, tiền phạt sau thanh tra bình quân một cuộc thanh tra, số giảm lỗ bình quân một cuộc thanh tra NNT lỗ. Công thức chung là:
Số bình quân cộng =
Tổng trị số lượng biến tiêu thức
x 100 Tổng số đơn vị tổng thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/