Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
+ Khi lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây ( theo QDD/2006/QĐ – BTC ):
Việc trích lập dự phòng chỉ được lập khi giá trị thuần có thể hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc ghi trên sổ kế toán và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong ký vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
Cuối ký kế toán năm, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần được thể hiện của từng thứ vật tư, hàng hóa, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo.
Trường hợp khoản dự phòng giàm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng năm.
Phương pháp xác định mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Mức dự phòng cần lập cho
năm tới
= Số vật tư, hànghóa tồn kho cuối niên độ X Mức giảm giávật tự, hàng hóa Mức giảm giá vật tư hàng hóa
= Đơn giá ghi sổ - Đơn giá thựctế trên thị trường