Về công tác tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng và dịch vụ hoàng thành (Trang 92 - 96)

Về công tác tập hợp chi phí xây lắp, kế toán công ty đã hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng, từng quý một cách rõ ràng, đơn giản phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý chi phí sản xuất, quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công việc kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu chính xác phục vụ cho công tác giá thành.

Việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán cũng góp phần giảm được chi phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.

3.1.2. Hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng có những hạn chế như sau:

- Hình thức quản lý của công ty là tập trung, nhưng các công trình thi công ở nhiều nơi khác nhau nên việc theo dõi giám sát của công ty chưa được chặt chẽ, cuối ký hạch toán các nhân viên kế toán đội chưa quyết toán nhanh được.

- Do số lượng đội thi công nhiều nên khối lượng công việc kế toán mỗi người một cách ghi nên cũng gây khó khăn cho nhân viên phòng kế toán. Đến kỳ hạch toán nhiều khi các đội thi công có thể về cùng một lúc dẫn đến khối lượng công việc lớn, dồn dập khiến thời gian quyết toán kéo dài.

- Các khoản chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tiền lương nghỉ phép CBCNV,…Công ty không thực hiện trích trước vào chi phí, mà áp dụng phương pháp hạch toán trực tiếp vào hàng ký có phát sinh. Tức là chi phí trên phát sinh ở kỳ nào, công trình nào thì hạch toán vào giá thành kỳ đó. Như vậy sẽ làm cho giá thành không phản ánh chính xác theo nguyên tắc tài chính kế toán.

- Công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, với đặc điểm chi phí NVL trong lĩnh vực xây dựng có giá trị tương đối lớn, mặt khác giá cả của NVL luôn biến động lên xuống thất thường, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành công trình của công ty xây lắp. Do vậy việc lập dự phòng là rất cần thiết để có thể bù đắp được sự biến động giá cả của NVL, không gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2. Quan điểm giải quyết các vấn đề nghiên cứu:

Theo em, công ty cần phát huy những ưu điểm đồng thời cũng cần có những biện pháp tối ưu giải quyết những tồn tại trong công tác kế toán và quản lý của công ty nhằm hoàn thiện công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị.

3.3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất sảnphẩm xây lắp tại công ty CPXD & DVTM Hoàng Thành. phẩm xây lắp tại công ty CPXD & DVTM Hoàng Thành.

Một số đề xuất cơ bản.

- Giải pháp 1:

Công ty là một doanh nghiệp có quy mô vừa nên một tháng mới gửi chứng từ về một lần, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tập hợp chi phí sản xuất nói riêng và lập báo cáo kế toán nói chung của Công ty. Vì vậy theo em Công ty nên tiến hành 10 – 15 ngày lập chứng từ ghi sổ một lần. Như vậy sẽ đảm bảo cho công tác kế toán của Công ty. GVHD: Đỗ Thị Hạnh 91 SVTH:

Hiện nay, kế toán trưởng công ty quy định là nộp chứng từ vào ngày 25 hàng tháng, nhưng theo em theo cơ chế khoán của Công ty cho đội xây dựng mà có công trình hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và Công ty không phải thực hiện ngay từ đầu tháng mà có khi giữa tháng, thậm chí gần cuối tháng mới ký hợp đồng khoán nên đến cuối tháng không thể có chứng từ gốc về Công ty như quy định, mà nếu có thì phần lớn phần thi công còn rất dở dang ở các hạng mục. Do đó theo em việc tập hợp chứng từ và gửi về Công ty nên tiến hành vào khi kết thúc hoàn thành từng hạng mục công trình, nhưng cuối tháng các đội nhất thiết phải gửi đầy đủ chứng từ hóa đơn về Công ty để kế toán công ty kê khai thuế đầu vào, trường hợp đội tự khai thuế đầu vào tại chi cục thuế địa phương thì phải gửi bản kê khai về Công ty làm cơ sở để quyết toán thuế. Làm như vậy để kế toán tránh được công việc dồn dập vào cuối tháng vì thường khi các hạng mục công trình của các đội xây dựng trong Công ty không nhất thiết kết thúc vào ngày cuối tháng mà có thể nằm rải rác đều ở các ngày trong tháng.

Một điểm nữa cần chú ý là vào cuối tháng kế toán đội phải lập được bản báo cáo tình hình sử dụng tài chính cho từng loại chi phí cho từng tháng và lập kế hoạch dự trù vật tư và tiền mặt cho tháng sau, để phòng kế toán và ban Giám đốc Công ty nắm được tình hình tài chính của đội, để có kế hoạch lập khế ước cho vay vốn kịp thời không để xảy ra tình trạng đình trệ sản xuất vì thiếu vốn hoặc chậm vốn làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động liên tục của Công ty.

- Giải pháp 2:

Do việc sử dụng vật liệu cho các công trường là nhiều chủng loại và đa dạng mà công ty chỉ hạch toán vào tài khoản cấp 1 – TK 152 nhưng không chia ra vật liệu chính, vật liệu phụ và không hạch toán vào tài khoản cấp 2. Theo em, để tiện theo dõi việc sử dụng vật liệu cho các công trình cụ thể thì công ty nên mở tài khoản cấp 2 để hạch toán riêng chi tiết cho từng loại vật tư.

+ Vật liệu chính gồm: Các loại vật liệu xây dựng như : Xi măng, sắt, thép, gạch, …..thì hạch toán vào TK 152.1 – vật liệu chính.

+ Vật liệu phụ gồm: Đinh, cây chống, cốt pha, … thì hạch toán vào TK 152.2 – Vật liệu phụ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành xây dựng. Do đó việc tiết kiệm chi phí này trong khâu cung ứng và sử dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Để tiết kiệm và quản lý chặt chẽ hơn, khoản mục chi phí này doanh nghiệp cần thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

+ Giảm thiểu mức hao hụt trong thi công và bảo quản, vận chuyển vật liệu. Tại công trình sử dụng phải luôn có ý thức tiết kiệm, không để hư hỏng mất mát. Để làm được điều này, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như : Không ngừng cải tiến công tác thu mua, vận chuyển và bảo quản vật liệu sao cho đảm bảo được chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật.

+ Thường xuyên cập nhật giá cả thị trường vật liệu để theo dõi, đối chiếu , kiểm tra với các loại hóa đơn do nhân viên cung ứng vật liệu cung cấp.

+ Nghiên cứu, tìm kiếm và mạnh dạn áp dụng những công nghệ, nguyên liệu mới tuy giá thành của nó cao hơn các vật liệu cũ nhưng các công trình lại có tính thẩm mỹ cao hơn và đặc biệt sẽ tốn ít hơn so với nguyên vật liệu cần sử dụng trước đây. Do đó, xét về hiệu quả kinh tế là rất có lợi.

+ Xây dựng chế độ khen thưởng thỏa đáng, luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo của cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm vật liệu, cải tiến kỹ thuật, linh hoạt khai thác được những loại vật liệu thay thế có hiệu quả nhằm đảm bảo được chất lượng công trình và giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu.

+ Ngày nay, các công ty cung ứng vật liệu ở nước ta đã phát triển rất nhanh, mỗi công ty lại có chi nhanh ở mọi nơi trên cả nước. Do đó, công ty nên ký hợp đồng dài hạn với các công ty để đảm bảo việc cung ứng vật liệu được kịp thời, giá cả hợp lý.

+ Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các vật liệu phụ như: cột chống, cốt pha , giàm dáo,..Công ty chỉ dùng cho một công trình, khi đã dùng xong không thu hồi lại. Công ty cần phải quản lý việc thu hồi phế liệu này, tuy giá trị phế liệu này không lớn so với giá trị công trình nhưng cũng không phải là quá nhỏ nếu tổng hợp phế liệu từ các công trình mà Công ty đã xây dựng từ trước tới nay. Việc thu hồi phế liệu sẽ giảm bớt một phần chi phí thi công, làm giảm giá thành sản phẩm.

- Giải pháp 3:

Trong chi phí sản xuất được tập hợp không thấy phát sinh khoản chi phí thiệt hại phá đi làm lại. Vì trong thi công chắc chắn không tránh khỏi khoản mục này. Thiệt hại trong xây dựng cơ bản chủ yếu là do xây dựng sai thiết kế phải đập bỏ và xây lại hoặc do các sự cố kỹ thuật bất ngờ. Khi phát sinh thiệt hại trong xây dựng, cần phải xác định được đối tượng thu hồi để có hướng xử lý. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về đội thi công đã không tổ chức giám sát chặt chẽ, khi phát sinh lại không lập biên bản đề xác định khối lượng phá đi làm lại, để từ đó có căn cứ xác định phá đi không làm lại do nguyên nhân nào, do ý thức chủ quan của người thi công làm sai hay do thay đổi thiết kế … để có biện pháp bồi thường hoặc ghi tăng chi phí công trình. Công ty cần xem xét công tác này vì nó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành công trình.

Khi phát sinh chi phí thiệt hại phải đi làm lại, kế toán hạch toán theo định khoản.

Nợ TK 111,152 – Giá trị vật liệu thu hồi

Nợ TK 1388,334 – Bắt bồi thường người gây thiệt hại Nợ TK 632 – Thiệt hại tính vào giá vốn công trình Nợ TK 632 – Thiệt hại không lường trước được

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Một phần của tài liệu một số giải pháp công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng và dịch vụ hoàng thành (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w