Tích hợp giáo dục vệ sinh phòng bệnh (VSPB)

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 46 - 97)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Tích hợp giáo dục vệ sinh phòng bệnh (VSPB)

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế, chính trị, đời sống, văn hoá,…thì con người cũng đang phải đối mặt với các vấn đề lớn như: ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái,…Những thay đổi đó đã dẫn tới những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người, nhiều bệnh tật phát sinh.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng chưa cao; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm vẫn còn hạn chế về trình độ; sự quản lí lỏng lẻo và thiếu đồng bộ của các cơ quan chức năng,...Trước thực trạng trên, ngành Giáo dục đã phối hợp với y tế tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao sự hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, VSPB. Nội dung GDVSPB đã được lồng ghép trong các môn học, trong đó Sinh học nói chung và Sinh học 11 nói riêng là môn học có nhiều kiến thức liên quan và thuận lợi trong việc TH nội dung GDVSPB.

Mục đích của việc TH VSPB

- Giúp HS thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc VSPB trong đời sống. - Giúp cho HS thấy được mối liên hệ giữa BVMT, vệ sinh an toàn thực

phẩm với công tác VSPB.

- GD những thái độ tích cực, các giá trị, kĩ năng làm cho HS có ý thức tự giác VSPB và biết cách thực hiện các cam kết đó.

Các bƣớc trong quy trình thực hiện bài giảng TH GDVSPB

- Nghiên cứu SGK để xác định loại bài và khả năng đưa nội dung GDVSPB vào bài học.

- Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với nội dung GDVSPB.

- Phân tích logic nội dung bài học và xác định nội dung các kiến thức giáo dục môi trường tương ứng với mức độ tích hợp giá trị GDVSPB trong nội dung của bài học.

38

- Chuẩn bị các phương tiện và các tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp GDVSPB.

- Xác định các phương pháp dạy học tích hợp GDVSPB cho từng nội dung cụ thể của bài học.

- Thiết kế giáo án thể hiện phương pháp tích hợp các giá trị GDVSPB trong bài học để các tri thức GDVSPB trở thành giá trị riêng của mỗi HS. - Giảng dạy theo phương pháp đã đề ra.

- Kiểm tra, đánh giá, gạn lọc giá trị.

Tiềm năng khai thác nội dung GD VSPB trong SGK Sinh học 11 Bảng 2.3. Nội dung GDVSPB trong SGK Sinh học 11

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung GD VSPB Mức độ tích hợp

Bài 4: Vai trò của các

nguyên tố khoáng

III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây

- Giáo dục cho HS cách bón phân hợp lí để tránh ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản để bảo vệ sức khoẻ của con người. Tích hợp. Liên hệ. Bài 5,6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Em có biết (bài 5) V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường (bài 6)

- Dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt ngưỡng cho phép trong nông sản sẽ gây độc hại cho con người, có thể dẫn tới bệnh ung thư.

- Để có năng suất cao phải bón phân hợp lí. Khi lượng phân bón vượt quá

39

mức tối ưu, cây không hấp thụ hết gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản.

Bài 15, 16: Tiêu hoá ở động vật

IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá V. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật - Sử dụng thức ăn hợp lí cho từng loài vật nuôi, xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho vật nuôi. - Ăn uống hợp lí ở người để tránh bệnh tật. Liên hệ. Bài 17: Hô hấp ở động vật Cả bài

- Tạo môi trường sống trong lành để tránh các bệnh về đường hô hấp. Liên hệ Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) Cả bài Ăn uống lành mạnh, vận động, nghỉ ngơi hợp lí để có hệ mạch khoẻ mạnh. Lồng ghép Bài 20: Cân bằng nội môi

III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu

IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

Ăn uống, vận động, nghỉ ngơi hợp lí để có cơ thể khoẻ mạnh, nâng cao khả năng phòng bệnh. Lồng ghép Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người Cả bài - Biết cách sử dụng một số dụng cụ chuyên môn để đo huyết áp; nhịp tim; nhiệt độ cơ thể.

- Những loại bệnh thường

40

gặp khi những chỉ tiêu sinh lí của cơ thể thay đổi vượt giới hạn bình thường. Cách phòng tránh và xử lí kịp thời. Bài 35: Hoocmôn thực vật Cả bài Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt một cách hợp lí để tránh gây độc cho con người. Liên hệ Bài 38, 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Cả bài - Sử dụng các loại hoocmôn kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi một cách hợp lí để hạn chế sự ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

- Tạo môi trường sống phù hợp, vệ sinh; chế độ ăn uống hợp lí để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển. Lồng ghép. Liên hệ. Bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản II. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng

Tạo môi trường sống trong lành; chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi hợp lí để không ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Lồng ghép Bài 47: Điều khiển sinh II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người - Các biện pháp tránh thai an toàn. Tích hợp

41 sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.

2.3. Một số khái niệm cơ bản 2.3.1. Tiêu chuẩn 2.3.1. Tiêu chuẩn

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Tiêu chuẩn là điểm được quy định dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá.

Tiêu chuẩn còn được hiểu là những quy định về nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn. [4]

2.3.2. Tiêu chí

Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Tiêu chí là đặc trưng, dấu hiệu làm cơ sở, căn cứ để phân biệt, xếp loại các sự vật, các khái niệm.

Tiêu chí còn được hiểu là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. [4]

2.3.3. Minh chứng

Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.

2.4. Các căn cứ xây dựng xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH của GV trong dạy học Sinh học 11 DHTH của GV trong dạy học Sinh học 11

2.4.1. Căn cứ pháp lí

Bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH của GV là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về năng lực DHTH của GV trong dạy học Sinh học 11 nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học. Xây dựng bộ tiêu chuẩn dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam. Cụ thể là các văn bản:

1. Luật giáo dục 2005;

2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4//11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo;

42

3. Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

4. Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCC).

2.4.2. Căn cứ vào thực trạng đánh giá giáo viên

Ở các trường phổ thông nước ta hiện nay, hàng năm vẫn tiến hành đánh giá GV theo các văn bản:

- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

- Thông tư số 43/2006/TT- BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động giáo dục của nhà giáo;

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.

Xu thế mới hiện nay đang được nghiên cứu và triển khai áp dụng trong dạy học đó là DHTH. Và để đánh giá năng lực DHTH của GV một cánh cụ thể, chính xác chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng “Bộ Tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trong dạy học Sinh học11” , với mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS.

2.5. Các nguyên tắc khi xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học Sinh học 11 tích hợp của giáo viên trong dạy học Sinh học 11

1. Phải tuân thủ những quy định đối với GV trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.

2. Phải tiếp thu, vận dụng những xu hướng thế giới và những kinh nghiệm trong nước về DHTH.

43

3. Phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi dễ vận dụng. 4. Được điều chỉnh cập nhật sự phát triển của xã hội và ngành giáo dục.

2.6. Quy trình xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học Sinh học 11 của giáo viên trong dạy học Sinh học 11

Bước 1. Xây dựng hồ sơ năng lực DHTH của GV trong dạy học Sinh học 11.

Bước 2. Xây dựng các tiêu chuẩn. Bước 3. Xây dựng các tiêu chí.

Bước 4. Xây dựng phiếu đánh giá năng lực DHTH của GV. Bước 5. Xây dựng thang điểm cho các tiêu chuẩn, tiêu chí.

2.6.1 Bộ hồ sơ năng lực dạy học tích hợp của giáo viên

2.6.1.1. Năng lực chung

1. Năng lực giao tiếp: Nghe, nói, diễn thuyết bằng tiếng Việt. 2. Kĩ năng viết, viết bảng: Viết, trình bày bảng rõ ràng, khoa học.

3. Năng lực đồ hoạ và sử dụng máy vi tính: Sử dụng thành thạo máy vi tính, một số phần mền có liên quan phục vụ cho quá trình giảng dạy.

4. Cam kết về đạo đức: Có đầy đủ phẩm chất đạo đức của người GV. 5. Năng lực sử dụng ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng thành thạo một hoặc một số ngoại ngữ để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu chuyên môn. Có chứng chỉ về ngoại ngữ phù hợp với vị trí đang công tác.

6. Kĩ năng lập kế hoạch và quản lí thời gian: Có khả năng lập kế hoạch và quản lí thời gian một cách hợp lí, khoa học.

7. Kĩ năng nghiên cứu: Có kĩ năng nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu khoa học. Có sáng kiến trong lĩnh vực phụ trách.

8. Năng lực tổ chức: Có khả năng tổ chức hợp lí, khoa học giờ học. 9. Năng lực thiết kế: Có khả năng thiết kế giáo án chất lượng, khoa học. 10. Năng lực phân tích và tổng hợp: Có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức, tài liệu,…

44

11. Năng lực nhận thức: Có năng lực nhận thức những vấn đề về chuyên môn và các vấn đề có liên quan.

12. Khả năng tự học: Có khả năng tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

13. Kĩ năng quản lí thông tin: Có khả năng thu thập, phân tích, sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

14. Khả năng thích ứng với tình huống mới: Có khả năng thích ứng với những tình huống mới có thể nảy sinh trong quá trình giảng dạy, những thay đổi trong công tác,…

15. Khả năng tạo ra những ý tưởng mới (sáng tạo): Có khả năng sáng tạo để làm tăng hiệu quả trong công việc.

16. Khả năng giải quyết vấn đề: Có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc.

17. Khả năng ra quyết định: Có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời trong công việc.

18. Khả năng làm việc theo nhóm: Có khả năng làm việc, hợp tác trong nhóm để nâng cao hiệu quả công việc.

19. Năng lực lãnh đạo: Có năng lực lãnh đạo, điều hành tốt công việc. 20. Khả năng phê bình và tự phê bình: Có tinh thần phê và tự phê để bản thân và đồng nghiệp ngày càng hoàn thiện về tư chất, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ,…

21. Khả năng làm việc độc lập: Có khả năng tự làm việc hiệu quả một cách độc lập.

22. Khả năng làm việc trong một nhóm và liên kết các nhóm khác nhau: Có khả năng làm việc nhóm và liên khác các nhóm khác nhau.

23. Hiểu biết, chấp nhận sự khác biệt và đa dạng về văn hoá trong và ngoài nước: Có khả năng hiểu biết về văn hoá, con người và biết chấp nhận sự khác biệt trong văn hoá, ứng xử của con người trong và ngoài nước.

45

24. Khả năng làm việc trong bối cảnh quốc tế: Có khả năng làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

25. Khả năng thiết kế và quản lí dự án: Có khả năng thiết kế và quản lí các dự án.

2.6.1.2 Năng lực giáo dục

26. Kĩ năng tổ chức lớp: Có khả năng tổ chức lớp hoạt động hiệu quả. 27.Kĩ năng tổ chức hoạt động xã hội: Có khả năng hoạt động trong công tác Đoàn, Đội, Hội, tổ chức sự kiện,….

28. Năng lực làm giáo viên chủ nhiệm: Có khả năng quản lí HS, kết hợp tốt với GV bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh HS để quản lí lớp học tập ngày càng tiến bộ.

29. Năng lực giáo dục hướng nghiệp: Có năng lực giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp phù hợp cho từng HS.

2.6.1.3. Năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học Sinh học 11

30. Năng lực hiểu biết về DHTH.

31. Năng lực phát hiện, phân loại, sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong từng phần, từng chương, từng bài học cụ thể trong chương trình SGK Sinh học 11.

32. Khả năng hiểu biết về các chủ đề TH trong dạy học Sinh học 11. 33. Năng lực xác định mức độ TH (tích hợp, lồng ghép, liên hệ) phù hợp cho từng nội dung cụ thể trong bài học.

34. Năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp môn Sinh học 11.

35. Năng lực xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với chủ đề tích hợp trong bài học.

36. Năng lực thiết kế giáo án tích hợp trong dạy học Sinh học 11.

37. Năng lực chuẩn bị các phương tiện và các tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy - học tích hợp.

38. Năng lực xác định các phương pháp dạy - học tích hợp cho từng nội dung cụ thể của bài học.

46

39. Năng lực tổ chức giờ dạy tích hợp trong dạy học Sinh học 11. 40. Năng lực kiểm tra, đánh giá DHTH.

2.6.2. Thiết kế bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học Sinh học 11 - THPT trong dạy học Sinh học 11 - THPT

Bảng 2.4. Bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực DHTH của GV trong dạy học Sinh học 11 - THPT

STT HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ

Tiêu chuẩn 1: Năng lực DHTH

1 Tiêu chí 1. GV phải có hiểu biết về DHTH

GV phải có những kiến thức về DHTH trong Sinh học.

2 Tiêu chí 2. Khả năng phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề TH trong chƣơng trình Sinh học 11

GV phải có khả năng phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề TH trong chương trình Sinh học 11.

3 Tiêu chí 3. Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp môn Sinh học 11

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng TH theo từng chủ đề cụ thể;

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 46 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)