Tích hợp giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản (D S SKSS)

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 42 - 46)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tích hợp giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản (D S SKSS)

Giáo dục con người toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục quốc dân vì con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

34

là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các năng lực cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”.

Trong giáo dục, vấn đề GD DS – SKSS cũng là nội dung giáo dục xuyên suốt trong tất cả các cấp học, bậc học. Hiện nay không có bộ SGK riêng cho nội dung giáo dục này, nhưng vấn đề này đã được tích hợp trong nhiều môn học như: Văn học, Giáo dục công dân, địa lí, Sinh học…,

Mục đích của việc TH GD DS-SKSS trong Sinh học 11

- Giúp HS THPT có nhận thức đúng đắn về vấn đề DS và SKSS.

- Xây dựng kĩ năng sống, có niềm tin, sự vững vàng trong cuộc sống sau này.

Các bƣớc trong quy trình tích hợp GDDS – SKSS trong dạy học - Nghiên cứu SGK để xác định loại bài và khả năng đưa nội dung DS - SKSS vào bài học.

- Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với nội dung DS - SKSS.

- Phân tích logic nội dung bài học và xác định nội dung các kiến thức giáo dục môi trường tương ứng với mức độ tích hợp giá trị DS - SKSS trong nội dung của bài học.

- Chuẩn bị các phương tiện và các tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp DS - SKSS.

- Xác định các phương pháp dạy học tích hợp DS - SKSS cho từng nội dung cụ thể của bài học.

- Thiết kế giáo án thể hiện phương pháp tích hợp các giá trị DS - SKSS trong bài học để các tri thức DS - SKSS trở thành giá trị riêng của mỗi HS. - Giảng dạy theo phương pháp đã đề ra.

35

Tiềm năng khai khác nội dung GD DS – SKSS trong SGK Sinh học 11 Bảng 2.2. Nội dung GD DS –SKSS trong SGK Sinh học 11

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục DS – SKSS Mức độ tích hợp Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật II. Phát triển không qua biến

thái

- Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về quá trình sinh trưởng và phát triển của con người. Tuổi nào bắt đầu có khả năng mang thai; độ tuổi mang thai tốt nhất,… Liên hệ Bài 38, bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Cả bài - Có sự hiểu biết về những thay đổi về thể chất và tâm lí trong giai đoạn dậy thì ở nam và nữ.

- Giới thiệu một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người; biện pháp cải thiện chất lượng dân số,… Liên hệ. Lồng ghép. Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật III. Ứng dụng

- Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về nuôi cấy mô và nhân bản vô tính trong thực tế. Liên hệ. Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật Cả bài

- Giáo dục cho học sinh biết tuổi nào có khả năng sinh sản, khi nào thì có thai.

Liên hệ. Lồng ghép.

36 Bài 46: Cơ chế

điều hoà sinh sản

Cả bài

- Giáo dục cho học sinh biết thời điểm dậy thì, biểu hiện của tuổi dậy thì, cách chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì, những dấu hiệu bình thường và bất thường. - Giáo dục cho học sinh các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình điều hoà sinh tinh và sinh trứng để từ đó có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, hợp lí.

- Giáo dục cho học sinh các loại thuốc có thể điều hoà quá trình sinh tinh và sinh trứng.

Liên hệ. Lồng ghép. Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người Cả bài.

- Giáo dục cho học sinh về dân số, sự bùng nổ dân số, hậu quả của bùng nổ dân số, kế hoạch hóa gia đình, ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch hoá gia đình. - Giáo dục cho học sinh về tình dục, tình dục an toàn, thai nghén và sinh đẻ; các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục…

Liên hệ. Lồng ghép.

37

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)