Một số nội dung tích hợp trong dạy học Sinh học11

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 35 - 97)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Một số nội dung tích hợp trong dạy học Sinh học11

Qua phân tích nội dung chương trình Sinh học 11, có thể thấy khi dạy kiến thức sinh học, GV có thể TH được rất nhiều nội dung như: Giáo dục môi trường, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục biến đổi khí hậu, giáo dục DS – SKSS, giáo dục vệ sinh phòng bệnh, giáo dục giới tính, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục kĩ năng sống,…

2.2.1. Tích hợp giáo dục môi trƣờng (GDMT)

Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong nhiều vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, BVMT cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Giáo dục BVMT là một lĩnh vực liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục BVMT trong không phải là ghép thêm vào chương trình GD như một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.

Sinh học là một môn học có liên hệ mật thiết với Khoa học Môi trường. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là sinh vật ở các cấp độ tổ chức sống khác nhau: trong khi đó, sinh vật là một trong các nhân tố cấu thành môi trường, đồng thời, sinh vật và các yếu tố khác như đất, nước,… và không khí là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Môi trường. Các hoạt động của các yếu tố tự nhiên trong môi trường dựa trên cơ sở các nguyên lí sinh thái của Sinh thái học, đây là một phân môn của Sinh học. Rõ ràng, trong nội dung Sinh học có liên quan rất nhiều đến nội dung về môi trường, vì vậy tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông là rất thuận lợi.

27 Mục đích của việc TH GDMT

- Giúp cho HS có được những hiểu biết khái quát về môi trường nơi họ sống, cũng như những vấn đề môi trường liên quan trong khu vực và toàn cầu.

- Giúp cho HS nhận thức được mối tác động tương hỗ giữa các yếu tố kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa… tới môi trường.

- Giúp cho HS hiểu được vai trò và sự tác động của con người tới toàn bộ môi trường như thế nào, đặc biệt là nguy cơ do khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- GD những thái độ tích cực, các giá trị, kĩ năng làm cho HS tự giác cam kết bảo vệ và phát triển bền vững môi trường và biết cách thực hiện các cam kết đó.

Các bƣớc trong quy trình thực hiện bài giảng TH GD BVMT

- Nghiên cứu SGK để xác định loại bài và khả năng đưa nội dung GDMT vào bài học.

- Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với nội dung GDMT.

- Phân tích logic nội dung bài học và xác định nội dung các kiến thức giáo dục môi trường tương ứng với mức độ tích hợp giá trị GDMT trong nội dung của bài học.

- Chuẩn bị các phương tiện và các tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp GDMT.

- Xác định các phương pháp dạy học tích hợp GDMT cho từng nội dung cụ thể của bài học.

- Thiết kế giáo án thể hiện phương pháp tích hợp các giá trị GDMT trong bài học để các tri thức môi trường và tri thức GDMT trở thành giá trị riêng của mỗi HS. - Giảng dạy theo phương pháp đã đề ra.

28 [¬

Tiềm năng khai thác nội dung GDMT trong SGK Sinh học 11 Bảng 2.1. Nội dung GDMT trong SGK Sinh học 11 [1]

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp GDMT Mức độ tích hợp

Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

I.1. Hình thái của rễ I.2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

- Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước.

- Chăm sóc, tưới nước, bón phân hợp lí. Liên hệ. Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây Cả bài

Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh (không chặt phá, bẻ cành, cắt ngọn…) làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật chất trong cây, mất mĩ quan, cây dễ bị nhiễm nấm và sâu bệnh. Liên hệ. Bài 3: Thoát hơi nước III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình

thoát hơi nước

- Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trồng cây ở vườn trường, nơi công cộng. - Sử dụng hợp lí, tiết kiệm ngườn tài nguyên nước.

Lồng ghép. Liên hệ. Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

III. 2. Phân bón cho cây trồng

- Bón phân cho cây trồng không hợp lí, dư thừa, gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, đến sức khoẻ của con người và động vật, giảm năng suất cây

Lồng ghép

29 trồng. Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiết 2) V. Bón phân với năng suất cây trồng

và môi trường

- Thói quen sử dụng phân bón dựa trên cơ sở khoa học, tránh lãng phí, thất thoát. - Bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tái nguyên đất, nước, không khí. Lồng ghép Bài 7: Thực hành: Thoát hơi nước và vai trò của phân bón Cả bài

- Trồng cây trong dung dịch: Có thể trồng rau sạch. Hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học không hợp lí.

- Trồng cây trong chậu: Tiết kiệm đất, làm đẹp cảnh quan, môi trường.

Lồng ghép. Liên hệ. Bài 8: Quang hợp ở thực vật

I. Khái quát về quang hợp ở thực vật

- Điều hoà không khí (hấp thụ CO2, giải phóng O2) góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính.

- Chuyển hoá năng lượng, tạo nguồn hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh giới, góp phần giữ cân bằng sinh thái. - Giáo dục ý thức bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên rừng hợp lí, tránh nguy cơ cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi sinh.

30 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Cả bài

- Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm (hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quang hợp.

- Chủ động tạo ra các các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây quang hợp).

Liên hệ

Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng

II. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang

hợp

Cung cấp nước, phân bón, chăm sóc hợp lí, tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hoá năng lượng tốt, góp phần bảo vệ môi trường.

Lồng ghép

Bài 12: Hô hấp

IV. 2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi

trường

- Bảo vệ môi trường để cây

xanh hô hấp tốt Lồng ghép Bài 15, 16: Tiêu hoá ở động vật Cả bài - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, thực vật và môi trường sống của chúng, đặc biệt động vật hoang dã quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học. Liên hệ Bài 17: Hô hấp ở động vật I. Hô hấp là gì?

- Giữ cho môi trường sống trong lành, không ô nhiễm để quá trình hô hấp ở động vật và con người diễn ra

31

thuận lợi.

- Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ sinh, làm sạch môi trường, bảo vệ rừng.

Bài 23: Hướng động

II. Vai trò của hướng động trong đời sống

thực vật

- Tưới nước, bón phân hợp lí, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Bảo vệ môi trường đất.

- Trồng cây với mật độ hợp lí. - Không lạm dụng các hoá chất độc hại vơi cây trồng. Hạn chế thải chất độc hại vào môi trường.

Liên hệ

Bài 24: Ứng động

I.3. Vai trò của ứng động

- Khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với môi trường là có mức độ.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây ra những thay đổi lớn trong môi trường.

Liên hệ Bài 26: Cảm ứng ở động vật I. Khái niệm cảm ứng ở động vật

- Có ý thức giữ cho môi trường sống ổn định, đảm bảo sự phát triển bình thường của động vật, đảm bảo độ đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái.

32 Bài 31, 32: Tập tính của động vật Bài 33: Thực hành xem phim về tập tính của động vật VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính của động vật vào đời

sống sản xuất.

- Có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm bằng cách tạo điều kiện sống thất tốt để chúng sinh sản và tăng nhanh về số lượng, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo vệ độ đa dạng sinh học.

- Lên án hành động săn bắt động vật hoang dã quý hiếm.

Liên hệ Bài 34: Sinnh trưởng ở thực vật I.4.b. Các nhân tố bên ngoài - Trồng cây đúng mật độ, khoảng cách, xen canh hợp lí.

- Có ý thức bón phân, tưới tiêu hợp lí, giữ môi trường ổn định.

Liên hệ

Bài 35: Hooc

môn thực vật I. Khái niệm

- Các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo do không bị enzim phân giải sẽ tích tụ nhiều trong nông sản, đất, nước, không khí, gây độc hại cho nông sản và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Liên hệ Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển

III.2. Cải thiện môi trường sống của động

vật

III.3. Cải thiện chất

- Bảo vệ môi trường sống của vật nuôi, tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi sống và phát triển. - Có ý thức bảo vệ môi Lồng ghép Tích hợp

33 ở động

vật(tiếp theo)

lượng dân số trường của con người, bảo vệ tầng ozôn.

- Hạn chế hút thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường từ khói thuốc.

Bài 45: Sinnh sản hữu tính ở động vật

III. Quá trình sinh sản hữu tính

- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, đặc biệt vào mùa sinh sản.

- Bảo vệ và giữ gìn nguồn gen.

Liên hệ

Bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản

II. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh

trứng

- Bảo vệ môi trường khỏi khói bụi, tiếng ồn, căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Lồng ghép Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người

- Dân số tăng nhanh, chất thải sinh hoạt, khói bụi, chất thải từ dịch vụ, y tế…là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện tốt sinh đẻ có kế hoạch, giảm bớt sức ép của dân số lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Liên hệ

2.2.2. Tích hợp giáo dục dân số - sức khoẻ sinh sản (DS - SKSS)

Giáo dục con người toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu của hệ thống giáo dục quốc dân vì con người là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.

34

là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các năng lực cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”.

Trong giáo dục, vấn đề GD DS – SKSS cũng là nội dung giáo dục xuyên suốt trong tất cả các cấp học, bậc học. Hiện nay không có bộ SGK riêng cho nội dung giáo dục này, nhưng vấn đề này đã được tích hợp trong nhiều môn học như: Văn học, Giáo dục công dân, địa lí, Sinh học…,

Mục đích của việc TH GD DS-SKSS trong Sinh học 11

- Giúp HS THPT có nhận thức đúng đắn về vấn đề DS và SKSS.

- Xây dựng kĩ năng sống, có niềm tin, sự vững vàng trong cuộc sống sau này.

Các bƣớc trong quy trình tích hợp GDDS – SKSS trong dạy học - Nghiên cứu SGK để xác định loại bài và khả năng đưa nội dung DS - SKSS vào bài học.

- Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học chính và mối liên hệ với nội dung DS - SKSS.

- Phân tích logic nội dung bài học và xác định nội dung các kiến thức giáo dục môi trường tương ứng với mức độ tích hợp giá trị DS - SKSS trong nội dung của bài học.

- Chuẩn bị các phương tiện và các tài liệu giảng dạy có liên quan hỗ trợ cho quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp DS - SKSS.

- Xác định các phương pháp dạy học tích hợp DS - SKSS cho từng nội dung cụ thể của bài học.

- Thiết kế giáo án thể hiện phương pháp tích hợp các giá trị DS - SKSS trong bài học để các tri thức DS - SKSS trở thành giá trị riêng của mỗi HS. - Giảng dạy theo phương pháp đã đề ra.

35

Tiềm năng khai khác nội dung GD DS – SKSS trong SGK Sinh học 11 Bảng 2.2. Nội dung GD DS –SKSS trong SGK Sinh học 11

Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục DS – SKSS Mức độ tích hợp Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật II. Phát triển không qua biến

thái

- Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về quá trình sinh trưởng và phát triển của con người. Tuổi nào bắt đầu có khả năng mang thai; độ tuổi mang thai tốt nhất,… Liên hệ Bài 38, bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Cả bài - Có sự hiểu biết về những thay đổi về thể chất và tâm lí trong giai đoạn dậy thì ở nam và nữ.

- Giới thiệu một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người; biện pháp cải thiện chất lượng dân số,… Liên hệ. Lồng ghép. Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật III. Ứng dụng

- Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng đắn về nuôi cấy mô và nhân bản vô tính trong thực tế. Liên hệ. Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật Cả bài

- Giáo dục cho học sinh biết tuổi nào có khả năng sinh sản, khi nào thì có thai.

Liên hệ. Lồng ghép.

36 Bài 46: Cơ chế

điều hoà sinh sản

Cả bài

- Giáo dục cho học sinh biết thời điểm dậy thì, biểu hiện của tuổi dậy thì, cách chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì, những dấu hiệu bình thường và bất thường. - Giáo dục cho học sinh các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình điều hoà sinh tinh và sinh trứng để từ đó có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, hợp lí.

- Giáo dục cho học sinh các loại thuốc có thể điều hoà quá trình sinh tinh và sinh trứng.

Liên hệ. Lồng ghép. Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người Cả bài.

- Giáo dục cho học sinh về dân số, sự bùng nổ dân số, hậu quả của bùng nổ dân số, kế hoạch hóa gia đình, ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch hoá gia đình. - Giáo dục cho học sinh về tình dục, tình dục an toàn, thai nghén và sinh đẻ; các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục…

Liên hệ. Lồng ghép.

37

2.2.3. Tích hợp giáo dục vệ sinh phòng bệnh (VSPB)

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế, chính trị, đời sống, văn hoá,…thì con người cũng đang phải đối mặt với các vấn đề lớn như: ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái,…Những thay đổi đó đã dẫn tới những ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người, nhiều bệnh tật phát sinh.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng chưa cao; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm vẫn còn hạn chế

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trong dạy học sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 35 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)