Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống phanh thủy lực và bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe loại đĩa trên xe toyota corolla (Trang 66 - 94)

b. Công việc tháo và lắp

4.3.1. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh

STT Triệu chứng Nguyên nhân

1 Chân phanh thấp hay bị hẫng

Khi đạp phanh độ cao cực tiểu của bàn đạp phanh quá nhỏ và bàn đạp chạm vào sàn hay bàn đạp cảm thấy hẫng và lực phanh không đủ để dừng xe.

- Độ cao bàn đạp quá nhỏ.

- Hành trình tự do bàn đạp lớn: + Má phanh mòn

+ Cơ cấu điều chỉnh tự động bị hỏng

- Khe hở giữa má phanh và trống phanh trở lên lớn do má phanh mòn, điều chỉnh không đúng, hay cơ cấu điều chỉnh tự động bị hỏng. vì vậy hành trình guốc phanh trở lên lớn làm cho hành trình tự do bàn đạp tăng và thậm chí hành trình bàn đạp còn chạm xuống sàn xe.

- Rò rỉ dầu từ mạch dầu

- Xi lanh chính hỏng, tiếp xúc giữa cuppen và thành xi lanh chính không tốt.

- Có khí trong hệ thống phanh

- Đĩa phanh đảo

- Khi phanh liên tục trên dốc dài trống phanh trở lên rất nóng và nhiệt lượng truyền đến dầu phanh. Vì vậy dầu bị sôi bay hơi ngay trong dầu và tạo bọt trong đường ống. tạng thái này giống như có khí trong hệ thống phanh và làm giảm lực phanh.

2 Bó phanh

Cảm thấy có sức cản lớn khi xe đang chạy. có cảm giác đang phanh xe mặc dù bàn đạp phanh và cần phanh tay nhả hoàn toàn.

- Hành trình tự do của bàn đạp bằng “0” + Cần đẩy xi lanh điều chỉnh không đúng. + Lò xo hồi vị bàn đạp bị tuột

- Bàn đạp phanh không có độ rơ, làm cho phanh hoạt động liên tục, nên tất cả các bánh bị bó khi xe chạy.

- Phanh tay không nhả hết:

+ Phanh tay điều chỉnh không đúng + Các thanh dẫn động phanh bị tuột

- Áp suất dư trong mạch dầu quá lớn:

+ Van một chiều cửa ra trong xilanh chính bị hỏng.

+ Xilanh chính bị hỏng

- Áp suất dầu sinh ra cửa bù bị đóng bởi cuppen piston. Nếu cửa bù bị tắc, sẽ bắt đầu bó phanh.

- Các thanh dẫn động phanh bị cong hay guốc phanh bị biến dạng.

- Piston ở xilanh con bị kẹt.

- Có lực cản giữa mâm phanh và guốc phanh

- Cơ cấu tự điều chỉnh phanh tang trống bị hỏng

- Ổ bi bánh xe bị hỏng. Nếu ổ bi bánh xe bắt đầu có tiếng kêu lạch cạch do điều chỉnh không đúng, má phanh và trống phanh hay đĩa phanh sẽ tiếp xúc với nhau. Vì vậy sẽ làm bó phanh.

3 Lệch phanh

Khi đạp phanh, xe bị kéo lệch sang một bên hay lắc đuôi.

- Áp suất, độ mòn bánh xe trái và phải không giống nhau.

- Góc đặt bánh xe trước và bánh xe sau không đúng.

- Dính dầu mỡ ở má phanh.

- Trống phanh hay đĩa phanh không tròn

- Piston xilanh con hay càng phanh bị kẹt.

- Má phanh bị kẹt.

- Tiếp xúc má-trống, má-đĩa không chính xác.

- Guốc phanh bị cong, phanh mòn hay chai cứng.

- Có lực cản giửa mâm phanh và guốc phanh.

- Lò xo hồi vị guốc phanh bị hỏng.

- Khe hở guốc phanh trái phải không đều.

4 Phanh quá ăn/rung

Khi chỉ đạp phanh một chút, nó tạo ra lực phanh lớn hơn dự tính.

- Có một lượng nhỏ nước, dầu hay mỡ trên má phanh.

- Trống phanh hay đĩa phanh bị ướt hoặc méo.

- Gước phanh bị cong.

- Xilanh con gắn không chặt.

- Dính má phanh.

- Hỏng trợ lực phanh.

- Phanh sau hoạt động quá tốt.

5 Chân phanh nặng nhưng

phanh không ăn

Khi người lái đạp phanh, dù đạp hết cỡ, chân phanh có lực nhưng không thấy hiệu quả phanh như ý muốn.

- Dính nước ở trống phanh hay đĩa phanh.

- Dầu hay mỡ dính vào má phanh.

- Guốc phanh bị cong hay má phanh bị mòn

hay chai cứng.

- Má phanh đĩa bị mòn.

- Piston xilanh con và càng phanh bị kẹt.

- Các đường dầu bị tắc.

- Trợ lực phanh hỏng.

- Mạch chân không bị rò.

- Nóng phanh

6 Có tiếng kêu khác thường khi

phanh

Bình thường vật liệu sinh ra tiếng ồn và nhiệt biến đổi khi phanh. Thỉnh thoảng có tiếng kêu khi phanh là chuyện bình thường. Nếu xảy ra liên tục sẽ làm giảm hiệu quả phanh.

- Tiếng đĩa và má phanh bị mòn hay xước.

- Phanh đĩa: miếng chống ồn má phanh bị mất

hay hỏng.

- Má phanh dính mỡ, bẩn hay chai cứng.

- Lắp các chi tiết không chính xác.

- Điều chỉnh bàn đạp hay cần đẩy trợ lực sai.

- Phanh trống: lò xo giữ guốc phanh yếu, hỏng hay không đúng, chốt giữ guốc phanh, mâm phanh bị lỏng hoặc hỏng.

4.3.2. Những hư hỏng của cơ cấu phanh đĩaBảng 4.3: Hư hỏng của cơ cấu phanh đĩa.Bảng 4.3: Hư hỏng của cơ cấu phanh đĩa.Bảng 4.3: Hư hỏng của cơ cấu phanh đĩa. Bảng 4.3: Hư hỏng của cơ cấu phanh đĩa.

STT Triệu chứng, hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả

1 Bàn đạp phanh bị

rung khi phanh

- Đĩa phanh bị vênh, bề

dày đĩa phanh không đều. điều khiển, giảm hiệu Gây khó chịu cho người quả phanh

2 Phanh kêu khi

phanh

- Má phanh mòn quá: Đĩa

tiếp xúc với má mòn tạo ra tiếng kêu loẹt xoẹt, xuất phát từ sự va chạm giữa kim loại trên má (hết lớp vật liệu ma sát) với đĩa phanh

Gây khó chịu và mát sự an toàn cho ôtô

- Má phanh lỏng

- Đĩa phanh chạm vào giá

đỡ xi lanh

3 Phanh không nhả

sau khi nhả bàn đạp

- Bộ trợ lực hỏng, bàn đạp cong, cần đẩy bơm điều chỉnh không đúng

Làm bó phanh

4 Phanh bị trượt - Má phanh quá mòn

- Má phanh bị dính dầu do

quá trình sửa chữa

- Má phanh bị biến tính

Phanh kém ăn, không đảm bảo lực phanh, quãng đường phanh. Mất đi sự an toàn cho ôtô

4.3.3. Quy trình tháo cơ cấu bánh trước4.3.3.1. Nguyên tắc về tháo và lắp4.3.3.1. Nguyên tắc về tháo và lắp4.3.3.1. Nguyên tắc về tháo và lắp 4.3.3.1. Nguyên tắc về tháo và lắp

a. Yêu cầu tháo và lắp các cụm chi tiết trên xe

Yêu cầu tháo

- Khi thực hiện quy trình tháo các cụm chi tiết trên xe, yêu cầu xem xét tháo các cụm chi tiết sao cho hợp lý nhất, nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng khi tháo.

- Phải đảm bảo an toàn cho chi tiết tháo, tăng tính kinh tế sửa chữa.

- Phải cơ giới hoá, tự động hoá, cải tiến dụng cụ tháo để giải phóng lao động nặng nhọc và để tăng năng suất lao động.

Yêu cầulắp

- Quy trình lắp chặt chẽ hơn quy trình tháo.

xác lắp ghép, vị trí tương quan giữa các bề mặt lắp ghép (khe hở, độ dôi, độ song song, độ vuông góc...).

- Phải đảm bảo quy trình lắp hợp lý, để đạt độ chính xác cao, năng suất cao.

- Phải có các nguyên công kiểm tra chặt chẽ ở từng công đoạn lắp, sử dụng nhiều dụng cụ kiểm tra.

- Khối lượng lao động nhiều hơn khi tháo, với trình độ tay nghề, kinh nghiệm cao

hơn. Sử dụng nhiều dụng cụ, thiết bị, đồ gá...

- Nếu lắp không tốt chất lượng của cụm máy, xe sẽ thấp, tăng hao mòn. Thậm

chí có trường hợp phải tháo ra lắp lại.

b. Công việc tháo và lắpCông việc tháoCông việc tháoCông việc tháo Công việc tháo

Nguyên tắc tháo

- Những thiết bị bao che, thiết bị điện phải tháo trước. - Tháo từ ngoài vào trong.

- Dụng cụ tháo phải được qui định cho từng bước tháo.

- Quá trình tháo nên tiến hành phân loại ngay chi tiết được tháo ra, vì nếu không tổ chức tốt thì sau đó rất mất thời gian để tìm kiếm.

- Cấm không dùng búa, đục để tháo chi tiết. Nếu các chi tiết bị han rỉ khó tháo thì tẩm dầu hoả, dầu diesel, sịt dung dịch chống rỉ để ngâm một thời gian mới tháo. - Các bước công nghệ trong dây chuyền tháo:

- Tháo sơ bộ: Trước tiên ta ngắt cực âm ra khỏi ắc quy, tháo bánh xe, xả dầu phanh, các đường ống nối, các giắc nối…Mục đích của việc tháo sơ bộ là để tạo không gian thông thoáng và vệ sinh ban đầu trước khi tháo chi tiết.

- Tháo chi tiết: Tháo cụm ra khỏi xe, tháo chi tiết ra khỏi cụm. Công việc được tiến hành ở các bộ phận tháo.

Công việc lắp

Nguyên tắc lắp

- Lắp từ trong ra ngoài (ngược với quy trình tháo).

- Qui định dụng cụ lắp, dụng cụ kiểm tra và kiểm tra cho mỗi bước lắp. Ví dụ: các khe hở ghép nối, khe hở bề mặt tiếp xúc, góc quay vô lăng, áp suất, độ đảo, độ dịch chuyển ...

- Xiết bu lông theo đúng mô men đã được qui định. Ví dụ: Bu lông bánh xe, bàn đạp phanh, giá đỡ...

- Kiểm tra độ kín khít các đường ống nối dầu, độ trơn tru của trục, ắc, má phanh, bàn đạp phanh.

- Theo đúng qui định các biện pháp an toàn mối ghép: Đệm, chốt chẻ, giắc điện... - Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước mỗi công đoạn lắp ráp: Rửa, xì nước, xì khí

nén.

+ Chuẩn bị - sắp bộ: Lựa sẵn những chi tiết sẽ lắp cho cụm máy đó. + Kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng các chi tiết.

+ Chọn lắp những chi tiết còn chất lượng để được sử dụng. + Chuẩn bị dụng cụ lắp và dụng cụ kiểm tra phù hợp. + Những nhóm chi tiết có thể lắp trước thì lắp trước. • Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp:

- Túyp lốp, chòng (túyp) 10, 17,12,14,21 kìm, khí nén… để tháo cơ cấu phanh.

- Cà lê chòng 10,12,14,17, 21, tô vít, kìm … để tháo dẫn động phanh. • Quy trình tháo.

Quy trình tháo cơ cấu phanh bên trái được thực hiện tương tự như cơ cấu phanh bên phải, bảng dưới đây trình bày quy trình tháo của cơ cấu phanh bánh xe phía sau bên phải

Chú ý : trước khi tháo dung kìm chết bóm đầu ống dầu đoạn ống tyô cao su trước khi tháo, tránh để dầu chảy ra ngoài khi tháo đầu nối ống dầu.

4.3.4. Tháo ra

Bảng 4.4: Bảng quy trình tháo ra

STT Quy Trình Thực Hiện Hình ảnh mô tả thao tác

1 Cho xe lên cầu, kê kích xe cẩn thận

Xả hết dầu trong hệ thống, kê kích xe chắc chắn

2

Tháo bánh xe

Dùng túyp 21, tay nối, tay công tháo các bu lông bắt bánh xe.

Xả dầu phanh trong hệ thống (Chú ý: Lau sạch ngay lập tức dầu phanh bị rớt vào bất kỳ bề mặt sơn nào)

3 Ngắt ống mềm phía trước

Tháo bu lông nối và gioăng, và ngắt ống mềm ra khỏi xi lanh phanh đĩa.

4 Tháo cụm xy lanh phanh trước

Hãy cố định chốt trượt bằng cờlê, tháo 2 bu lông và tháo xi lanh phanh đĩa

5 Tháo má phanh đĩa trước

Tháo 2 má phanh ra khỏi giá bắt xi lanh phanh đĩa phía trước.

6 Tháo đệm chống mòn má phanh

trước

+ Tháo đệm chống ồn số 1 và số 2 cho từng má phanh.

+ Tháo tấm báo mòn má phanh ra khỏi các má phanh

7 Tháo tấm đỡ má phanh phía trước

Tháo 4 tấm đỡ má phanh ra khỏi giá bắt xi lanh phanh đĩa.

8 Tháo chốt trượt xi lanh phanh đĩa

Tháo chốt trượt (trên) và chốt trượt (dưới) ra khỏi giá bắt xi lanh phanh đĩa.

9 Tháo bạc trượt xi lanh phanh đĩa phía trước

Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu, tháo bạc trượt ra khỏi chốt trượt (bên dưới).

10 Tháo cao su chắn bụi bạc phanh đĩa

Tháo 2 cao su chắn bụi ra khỏi giá bắt xi lanh phanh đĩa.

11 Tháo giá bắt xi lanh phanh đĩa phía

trước.

Tháo 2 bu lông và tháo giá bắt xi lanh phanh đĩa ra khỏi cam lái.

12 Tháo đĩa phanh trước

Đánh các dấu ghi nhớ lên đĩa và moay ơ cầu xe và tháo đĩa.

4.3.5. Tháo rời

Bảng 4.5: Bảng tháo rời

STT Quy trình thực hiện Hình minh họa

1 Tháo cao su chắn bụi xilanh

Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu, tháo phanh hãm và cao su chắn bụi ra khỏi xi lanh phanh đĩa.

2 Tháo piston phanh đĩa trước

+ Hãy đặt một miếng giẻ giữa piston và xilanhphanh đĩa.

+ Cấp khí nén để tháo piston ra khỏi xilanh phanh đĩa

LƯU Ý: Không được đặt các ngón tay

ở phía trước píttông khi đang cấp khí nén.

CHÚ Ý: Không được làm bắn dầu phanh

3 Tháo cuppen piston

Dùng một tô vít có bọc băng dính ở đầu, tháo cúppen ra khỏi xi lanh phanh đĩa.

CHÚ Ý: Không được làm hỏng bề mặt

trong hoặc rãnh làm kín píttông của xi lanh.

4 Tháo nắp nút xả khí phanh đĩa phía

trước

Tháo nút xả khí phanh đĩa phía trước

4.3.6. Kiểm tra cơ cấu phanh bánh trước

Bảng 4.6: Bảng kiểm tra cơ cấu phanh bánh trước

STT Nội dung kiểm tra Hình minh họa

1 Kiểm tra lỗ xi lanh và píttông xem có bị gỉ

hoặc bị xước không.

- Nếu cần, hãy thay thế xi lanh phanh đĩa và píttông.

2 Dùng một thước, đo độ dày của má phanh.

- Độ dày tiêu chuẩn: 12.0 mm (0.472 in)

- Độ dày nhỏ nhất: 1.0 mm (0.039 in)

- Nếu độ dày má phanh nhỏ hơn hoặc bằng

giá trị nhỏ nhất, hãy thay thế các má phanh đĩa.

3 Kiểm tra tấm đỡ má phanh đĩa phía trước

- Chắc chắn rằng các tấm đỡ má phanh đĩa

có đủ độ nhún, không bị biến dạng, nứt hoặc mòn và đã làm sạch tất cả gỉ và bẩn.

- Nếu cần thiết, hãy thay thế các tấm đỡ má phanh đĩa.

4 Kiểm tra độ dày đĩa phanh

- Dùng panme, đo độ dày của đĩa phanh.

- Độ dày tiêu chuẩn: 22.0 mm (0.866 in)

- Độ dày nhỏ nhất: 19.0 mm (0.748 in)

- Nếu độ dày đĩa phanh nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay thế đĩa phanh trước.

5 Kiểm tra độ đảo của đĩa phanh

Tiến hành các bước như sau:

- Kiểm tra độ rơ vòng bi theo phương dọc trục và kiểm tra độ đảo của moay ơ cầu xe

- Kiểm tra vòng bi moayơ (Hình 1)

+ Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ rơ ở gần tâm của moayơ cầu xe.

+ Lớn nhất:0.05mm(0.002in).

+ Nếu độ rơ vượt quá giá trị lớn nhất, hãy thay thế vòng bi.

Kiểm tra độ đảo của moayơ cầu xe(Hình 2) + Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ đảo bề mặt của moay ơ cầu xe.

+ Lớn nhất: 0.05 mm (0.0020 in.)

+ Nếu độ đảo vượt quá giá trị lớn nhất, hãy thay thế moay ơ cầu xe và vòng bi.

Kiểm tra độ đảo đĩa phanh ( Hình 3)

+ Dùng một đồng hồ so, đo độ đảo đĩa phanh tại điểm cách mép ngoài của đĩa phanh trước 10 mm.

+ Độ đảo đĩa phanh lớn nhất:0.05 mm (0.002 in.)

+ Nếu độ đảo vượt quá giá trị lớn nhất, hãy thay đổi các vị trí lắp của đĩa phanh và cầu xe để cho độ đảo trở nên nhỏ nhất. Nếu độ đảo vượt quá giá trị lớn nhất khi đã thay đổi vị trí lắp, hãy mài đĩa phanh. Nếu độ dày nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay đĩa phanh trước.

Hình 1

Hình 2

4.3.7. Lắp lại cơ cấu phanh trước

Bảng 4.7: Bảng lắp lại cơ cấu phanh trước

STT Nội dung thực hiện Hình minh họa

1 Xiết tạm thời nút xả khí phanh đĩa

phía trước

2 Lắp nắp nút xả khí phanh đĩa phía

trước

3 Lắp cuppen piston

- Bôi mỡ glycol gốc xà phòng

lithium lên cúppen píttông mới.

- Lắp cúppen píttông vào cụm xi

lanh phanh đĩa.

CHÚ Ý: Lắp chắc chắn cao su làm kín

4 Lắp piston phanh đĩa phía trước

- Bôi mỡ glycol gốc xà phòng lithium lên píttông và cao su chắn bụi xi lanh mới.

- Lắp cao su chắn bụi vào píttông. - Lắp píttông vào xi lanh phanh đĩa.

CHÚ Ý: Không được lắp mạnh píttông

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống phanh thủy lực và bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe loại đĩa trên xe toyota corolla (Trang 66 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w