Loại càng phanh di động

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống phanh thủy lực và bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe loại đĩa trên xe toyota corolla (Trang 34 - 37)

Sử dụng một xilanh, giá đỡ xilanh được di động trên trục dẫn hướng. Khi phanh má phanh bị đẩy càng phanh trượt theo chiều ngược lại và đẩy rôto phanh từ cả hai bên. Cấu tạo bao gồm:

Hình 2.15. Càng phanh di động

2.4.6.2. Các loại đĩa phanh

Cũng giống như trống phanh, đĩa phanh tạo ra bề mặt ma sát với má phanh và được làm bằng thép đúc. Tùy theo điều kiện sử dụng của từng xe mà ta có các loại đĩa phanh khác nhau:

Hình 2.16. Các loại đĩa phanh

1.Loại đặc 2.Loại có lỗ thông gió 3.Loại có trống phanh đỗ

2.4.6.3. Má phanh

Hầu hết các má phanh có lưng đỡ là một tấm đệm phẳng bằng kim loại. Các má phanh của loại cố định và má phanh phía trong của của loại di động thường được thiết kế để giảm khe hở giữa các mặt tiếp giáp. Khe hở chỉ vừa đủ cho sự chuyển động khi phanh hoặc nhả.

1 2

Hình 2.17. Má phanh

1.Má phanh 2.Tấm chống ồn

Má phanh ở phanh đĩa cơ bản giống má phanh ở phanh tang trống. Thông thường, ở các xe dẫn động bằng bánh trước thì má phanh có trộn bột kim loại để tăng nhiệt độ làm việc. Má phanh được gắn với lưng đế bằng cách tán rivê, dán hoặc kết dính bằng cách đúc. Bề mặt các má phanh phẳng, đầu trước má phanh theo chiều quay rô to hay còn gọi là đầu dẫn hướng sẽ luôn nóng hơn đầu bên kia, vì thế sẽ mòn nhanh hơn.

2.4.6.4. Trợ lực phanh

Để giảm nhẹ lực tác động của người lái trong quá trình sử dung phanh, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phanh trong trường hợp phanh gấp ở hệ thống phanh trang bị thêm bộ trợ lực phanh.

Trợ lực phanh có hai dạng cơ bản là trợ lực bằng chân không và trợ lực bằng thuỷ lực (trợ lực dầu).

Bộ trợ lực chân không: hoạt động dựa vào độ chênh lệch chân không của động cơ và của áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỉ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp phanh. Nguồn chân không có thể lấy ở đường nạp động cơ hoặc dùng bơm chân không riêng làm việc nhờ động cơ.

Bộ trợ lực thuỷ lực dùng một bơm có môtơ để tạo ra một áp suất thuỷ lực đủ lớn để giảm lực đạp phanh cần thiết.

1

Tấm báo hết má phanh

Hình 2.18. Sơ đồ cấu tạo bộ trợ lực chân không 1. Thanh đẩy xilanh. 5. Van điều khiển. 2. Van chân không. 6. Lọc khí nạp.

3. Màng ngăn 7. Thanh đẩy bàn đạp. 4. Piston trợ lực. 8. Chân không.

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo mô hình hệ thống phanh thủy lực và bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh bánh xe loại đĩa trên xe toyota corolla (Trang 34 - 37)