XL DDCK CP của SP
4.1.2.1. Phân tích sự khác nhau giữa 2 phương pháp xác định giá thành dự toán của sản phẩm xây lắp:
toán của sản phẩm xây lắp:
Như ta đã biết: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lãi định mức - Thuế GTGT
Do đó có thể thấy rằng Giá thành dự toán được xây dựng trên cơ sở Giá trị dự toán
a. / Phương pháp lập Giá dự toán xây dựng công trình căn cứ các hệ số % của các khoản mục chi phí theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của BXD
Việc bốc dự toán cho một dự án xây dựng trong ngành xây dựng hầu hết được tiến hành theo Quy định của Bộ Xây Dựng. Đó là dựa vào những chỉ tiêu, tiêu thức, hệ số do Bộ Xây dựng ban hành.
Kinh nghiệm của những chuyên gia cho thấy khâu quan trọng nhất việc bốc dự toán theo phương pháp này là xác định được chi phí trực tiếp, còn những mục chi phí khác chỉ cần tính theo hệ số.
Danh mục và khối lượng cơ bản để bốc dự toán:
1. Chi phí trực tiếp : gồm vật liệu, nhân công, ca máy 2. Chi phí trực tiếp khác : Hệ số % x chi phí trực tiếp
3. Chi phí chung : Hệ số % x ( Chi phí trực tiếp hoặc chi phí nhân công) 4. Thu nhập chịu thuế tính trước : Hệ số % x ( tổng chi phí 1+ 2+3).
5. Thuế VAT : 10% ( tổng chi phí 1 + 2 + 3 + 4)
Các hệ số này do Bộ Xây Dựng quy định ( Phụ lục số 15 )
b/ Phương pháp lập giá dự toán xây dựng công trình đang áp dụng tại Công ty Tuy nhiên qua quá trình thực tập làm việc tại tại công ty Đầu tư và thương mại Phương Đông, tôi nhận thấy rằng việc bốc dự toán cho một dự án xây dựng ở công ty mang những đặc điểm khác biệt:
Về khối lượng: Bộ phận bốc dự toán cũng tiến hành tính toán khối lượng theo quy định của Bộ Xây Dựng có điều chỉnh hệ số hao hụt theo kinh nghiệm thực tế
Về đơn giá: Lấy đơn giá thực tế tại địa điểm thi công nhân với (x) hệ số giá theo kinh nghiệm thực tế.
Nhưng do đặc thù khách hàng của công ty là những nhà đầu tư nước ngoài nên hầu hết các dự án xây dựng công ty tham gia phải được báo giá theo hình thức đơn giản là chỉ gồm cơ bản 2 chỉ tiêu Vật tư và Nhân công, nên chỉ tiêu Nhân công thể hiện trong dự toán loại này phải bao gồm cả các chi phí: Nhân công trực tiếp + Ca máy + CP SXC + CP khác và hệ số đi theo đơn giá Vật tư và Nhân công phải bao gồm cả phần hiệu quả (lợi nhuận) của dự án. Hệ số giá này được hình thành từ kinh nghiệm thi công cũng như con số tuyệt đối của giá trị xây dựng dự án. Các hệ số giá này sẽ được BGĐ cân nhắc xem xét và quyết định cho BP dự toán
Với những đặc điểm khác biệt trong khâu bốc dự toán đã làm cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế tại công ty có những điểm khác tạo nên những ưu điểm và hạn chế trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
4.1.2.2 Nhận xét
Ưu điểm trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
1. Công ty trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, đầy đủ cùng với việc sử dụng phần mềm kế toán cụ thể là phần mềm UNESCO đã giúp cho các nhân viên kế toán giải quyết công việc một cách nhanh chóng, thuận lợi.
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được áp dụng tại Công ty là phương pháp trực tiếp. Nhờ vậy, việc tính giá thành sản phẩm tương đối dễ dàng, cung cấp thông tin kịp thời cho bộ phận quản lý. Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo 4
khoản mục chi phí là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung nên công việc tính toán và phân loại chi phí, giá thành gặp nhiều thuận lợi.
3. Trong quá trình thi công dự án, tuỳ vào khối lượng công việc và yêu cầu mà công ty khoán cho các nhà thầu phụ, các tổ đội nên đã giảm được khối lượng công việc trong việc tập hợp chi phí, tính giá thành các hạng mục công trình đó. Giảm được chi phí cũng như khối lượng công việc trong việc quản lý nhân công, vật tư.
Hạn chế trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty:
1. Công tác kiểm tra theo dỏi định mức tiêu hao vật tư, nhân công trực tiếp … và chấn chỉnh tình trạng các chi phí này vượt định mức gặp nhiều khó khăn trong việc đối chiếu, so sánh giữa định mức và thực tế phát sinh các chi phí này cho từng hạng mục công trình do có sự khác nhau trong hình thức và phương pháp lập giá dự toán (kéo theo giá thành dự toán như đã nêu) và quá trình tổng hợp chí phí thực tế phát sinh. Điều này dẫn đến giá thành thực tế không được thường xuyên cảnh báo nguy cơ tăng cao so với giá thành kế hoạch và từ đó biện pháp quản lý điều chỉnh cũng khó thực hiện hiệu quả do thiếu thông tin, số liệu so sánh …
Theo nguyên tắc những chi phí vượt định mức được đưa vào Tk 632. Nhưng ở công ty Đầu tư và thương mại Phương Đông thì tất cả chi phí phát sinh đều được tập hợp kết chuyển vào TK 154 nên trong quản lý không thấy được mức vượt định mức của những chi phí đó. Vấn đề này dẫn đến việc đánh giá hiệu quả quản lý chí phí thực tế phát sinh giữa CT Acecook và các dự án khác không thực hiện chình xác được. Điều này ảnh hưởng không tốt đến công tác so sánh đánh giá hiệu quả của các dự án, cũng như chế độ thưởng phạt, rút kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức thi công.
2. Về phần nhân công, Công ty chủ yếu chỉ ký hợp đồng ngắn hạn (dưới 3 tháng) không ký hợp đồng xác định thời hạn với công nhân trực tiếp thi công công trình. Công nhân thời vụ thường ở tỉnh nên nếu với công trình đòi hỏi tiến độ thì dễ bị thiếu hụt nhân công. Nếu Công ty ký liên tiếp nhiều hợp đồng ngắn hạn trong năm thì sẽ vi phạm Luật lao động, còn nếu ký gián đoạn thì Công ty sẽ bị thiếu lao động.
3. Công ty không thực hiện trích lập dự phòng cho việc bảo hành sản phẩm. Nên khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm kế toán công ty ghi nhận trực tiếp vào chi phí phát sinh công trình đó. Tuy nhiên, nếu chi phí bảo hành phát sinh
đang còn trong giai đoạn công ty chưa quyết toán Thuế thì không sao. Còn nếu chi phí đó phát sinh sau khi Quyết toán thuế thì phần chi phí đó lại bị dư ra, không biết tập hợp vào đâu.
4. Khi tính giá thành, Công ty không tính đến các khoản làm giảm giá thành như phế liệu thu hồi nhập kho hoặc bán. Thực tế các khoản thu hồi này được xem như là khoản động viên đời sống cho bộ phận thi công trên công trường mà công ty ít quan tâm đến giá trị lớn nhỏ.
5. Tại công ty do máy móc đều được hạch toán vào tài sản nên phần khấu hao TSCĐ được tập hợp và phân bổ chung cho các công trình vì vậy không phản ánh chính xác chi phí của từng công trình cũng như phản ánh lợi nhuận của mỗi công trình mang lại.
4.2. KIẾN NGHỊ