Đẩy mạnh xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trong cùng

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 77 - 91)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trong cùng

Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, dù ở cấp độ đơn phương, song phương, khu vực hay Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì cơ hội phát triển càng nhiều, song khó khăn thách thức càng lớn. Quá trình hội nhập kinh tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia mạnh mẽ hơn các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Mặt khácviệc hội nhập trên bộc lộ rõ hơn những yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Tình hình hiện nay đòi hỏi phải có một chiến lược xuất, nhập khẩu hiệu quả nhằm thực sự góp phần cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng hiệu quả.

Về phía các Doanh nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để đạt giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng triệt để cơ hội ưu đãi của FTA về thuế quan để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây chính là chìa khóa tiến tới thành công của doanh nghiệp. Tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động rẻ như thủy sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình.

4.2.2. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế với sản phẩm chế biến xuất khẩu

Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, nghiên cứu thị trường là một công cụ thiết yếu và là điều kiện cần để doanh nghiệp tiếp cận thị trường thành công. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn, với ngân sách thu hẹp, làm cách nào để doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị trường hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất?

Nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp có những nhận biết kịp thời về phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm hay chất lượng dịch vụ, cũng như những vấn đề tiềm ẩn của thị trường hiện tại và cả cơ hội kinh doanh trong tương lai. Hoạt động nghiên cứu thị trường ở Việt Nam tuy có tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung chỉ mới ở giai đoạn sơ khai: năm 2010 đạt khoảng 33 triệu USD, năm 2011 trên dưới 40 triệu USD. Mức chi này khá thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (gần 100 triệu USD/năm, Philippines (trên 80 triệu USD/năm)...

Có vẻ như nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà lắm với hoạt động này, đặc biệt là trong giai đoạn phải thắt chặt mọi chi tiêu như hiện nay, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội quan trọng.

Do quy mô thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước, mặt khác thị trường tiêu thụ quốc tế lại thường xuyên biến động phức tạp nên các doanh nghiệp sản xuất và điều kiện để sản phẩm xuất khẩu thường gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu thị trường. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường còn rất kèm, thông tin thiếu và độ chuẩn xác không cao. Vì vậy, nhiều khi doanh nghiệp bị động, lúng túng trong điều hành xuất khẩu. Doanh nghiệp có thể tự thu thập thông tin về đối thủ, xu hướng thị trường, và khách hàng tiềm năng qua các báo cáo thị trường, báo cáo người tiêu dùng,... bằng kênh báo chí và internet. Hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường lớn, các hiệp hội, phòng thương mại đều cung cấp miễn

phí một số báo cáo, khảo sát trên website của họ. Tuy nhiên, phương pháp này tốn rất nhiều thời gian và thông tin thu được đa phần ở cấp độ vĩ mô. Doanh nghiệp cũng có thể mời chuyên gia tư vấn về nghiên cứu thị trường, những người nhiều kinh nghiệm, có thâm niên làm việc trong các công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài, nhằm tiết kiệm chi phí.

Hiện nay, các rào cản đang có xu hướng gia tăng, nhất là các rào cản về kỹ thuật và có khoảng trên 60 quan ngại. Các doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi quan ngại và các biện pháp để từ đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá, tìm và điều chỉnh biện pháp cho phù hợp với tình hình thực tiễn để tiếp cận vào thị trường một cách thuận lợi nhất. Doanh nghiệp cũng nên tận dụng các kênh thông tin hỗ trợ từ nhiều tổ chức khác nhau.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhà nước thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức xúc tiến xuất khẩu và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tiết kiện chi phí. Việc tập trung nghiên cứu thị trường nước ngoài là hướng hoạt động của trung tâm. Và về lâu dài sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về thị trường nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp khi họ cần đến. Các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần có các nhóm công tác nghiên cứu thị trường và báo cáo chi tiết về thị trường. Chúng ta đặt nhiệm vụ này lên vị trí quan trọng trong ngoại giao.

Phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp; Tổ chức mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng chú trọng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định để đảm bảo uy tín của sản phẩm xuất khẩu và của doanh nghiệp xuất khẩu; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà hước, phản ánh kịp thời

những vấn đề khó khăn, vướng mắc để có biện pháp chủ động đối phó, nhất là để góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm dần nhập siêu; Chủ động tìm kiếm, phát triển các thị trường mới để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu…

4.2.3. Có chính sách trợ giúp, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất và chế biến

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cơ chế, chính sách thương mại hướng tới mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu đáp ứng yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước; mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới và trong khu vực. chính sách thương mại hiện nay vẫn chưa xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và sự bất cập trong công tác kiểm tra theo tiêu chuẩn này với hàng nhập khẩu để góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng phù hợp với các qui định của WTO. Không những thế, công tác tổ chức xuất khẩu, nhất là những mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện tốt cho việc xác lập mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, thương nhân xuất khẩu nhằm ổn định nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm và khả năng điều tiết lượng hàng xuất khẩu, đạt đến giá trị xuất khẩu cao. Cùng đó, việc vận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chưa thực sự hiệu quả trong khi đây lại là những biện pháp hữu hiệu phù hợp với cam kết WTO để góp phần bảo vệ sản xuất trong nước.

Để phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam, cần phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy, Việt Nam phải có chính sách kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của

công nghiệp hóa, thị trường trong nước chưa phát triển thì cần tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, nhất là thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Nhận diện một số khó khăn của các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay về thị trường; về tiếp cận vốn, về lãi suất vay ngân hàng; vấn đề liên quan đến chính sách thuế…

Về thị trường, khủng hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ châu Âu dẫn đến kinh tế Hoa Kỳ, EU vẫn trong tình trạng trì trệ, thu nhập và tiêu thụ giảm sút, nhập khẩu giảm, đơn hàng giảm…làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam; Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với ngày càng nhiều rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu.

Về tiếp cận vốn và lãi suất vay ngân hàng, theo phản ánh của các doanh nghiệp, Hiệp hội, mặc dù lãi suất ngân hàng đã được giảm dần trong thời gian qua, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều đang trong tình trạng khó khăn, không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng nên khó tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư mới của doanh nghiệp.

Về chính sách thuế, việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng túi nylon chưa được đầy đủ, chưa hợp lý và chưa thống nhất nên đã gây ra khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo quy định tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung phải nộp thuế ngay trước khi thông quan, không phân biệt mục đích nhập khẩu (không được ân hạn 275 ngày hoặc 30 ngày như trước kia), điều này làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Ngoài các khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề còn tồn tại mà chưa có biện pháp giải quyết triệt để như: tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, năng lực chế biến các mặt hàng nông sản còn thấp dẫn đến chủ yếu là xuất khẩu thô chưa mang lại giá trị gia tăng cao; kết cấu hạ tầng còn hạn chế, chi phí logistics cao, các hãng tàu thường xuyên đưa ra các loại phí bất hợp lý gây ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Từ những khó khăn vướng mắc trên, cần đưa ra một số hướng giải quyết như sau:

(1) Nhóm giải pháp về thị trường

Khẩn trương đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm khai thông thị trường. Trong bối cảnh kinh phí XTTM còn hạn chế, cần có định hướng tập trung hoạt động XTTM vào một số thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, tránh dàn trải để nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM. Thúc đẩy các hoạt động giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài để tăng cường việc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp, giúp giảm chi phí giao dịch. Tăng cường hỗ trợ về công tác thông tin, dự báo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu; thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến giá cả, tiến độ xuất khẩu các mặt hàng, những biến động của thị trường thế giới, có cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó, ngăn chặn. Những giải pháp xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước cần tiếp tục tập trung chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, nghiên cứu sàn giao dịch, thương mại điện tử; thực hiện chương trình và thành lập Quỹ Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia; đổi mới tiêu chuẩn thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu và thưởng thành tích xuất khẩu; xây dựng giải pháp chuyển

đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin thị trường ngoài nước...

Phát triển nhanh hệ thống phân phối hàng Việt Nam trên các thị trường trọng điểm, gắn với đẩy mạnh sự tham gia vào mạng sản xuất, các chuỗi giá trị toàn cầu theo từng ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực gắn với phát triển nhanh và tham gia kết nối mạng lưới logistics toàn cầu để nâng cao sự chủ động và hiệu quả xuất khẩu. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp cách tiếp cận với các thị trường mới, đồng thời tận dụng triệt để ưu đãi thông qua các FTA, tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu hơn của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. Thúc đẩy việc trao đổi và ký kết các thỏa thuận cấp Chính phủ/cấp Bộ về việc xuất khẩu các mặt hàng như gạo, xi măng, phân bón… cho các nước có nhu cầu lớn gắn với việc hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng….

Tăng cường vai trò kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu của các cơ quan nhà nước để nâng cao uy tín các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, tránh tình trạng bị cảnh báo về việc không đáp ứng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của nước sở tại. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản có lượng hàng hóa lớn như gạo, thủy sản, cà phê, hạt tiêu, hạt điều và một số ngành khác như dệt may, da giày…, nghiên cứu xây dựng chính sách tạm trữ để ổn định giá, chủ động nguồn hàng cho xuất khẩu. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu.

(2) Nhóm giải pháp về vốn, lãi suất

Triển khai hiệu quả Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, tạo điều

kiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn.

(3) Nhóm giải pháp về chính sách tài chính

Các Bộ, ngành tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp về việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ và Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII về miễn, giảm thuế.

(4) Tập trung phát triển nhóm hàng hóa mới, nhóm công nghệ cao

Trong bối cảnh lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản, nhiên liệu và khoáng sản đã đến ngưỡng, trong khi giá xuất khẩu không còn thuận lợi thì tăng trưởng kim ngạch xuất phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng của nhóm hàng công nghiệp và công nghiệp chế biến - đây là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu, trong đó một số mặt hàng như điện tử và linh kiện máy tính, điện thoại di động là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua và hứa hẹn tiếp tục mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn trong thời gian tới.

4.2.4. Thúc đẩy thương mại nội ngành hàng chế biến phát triển bền vững

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)