Thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT)

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 68 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3.Thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT)

Kết quả nghiên cứu mức độ thương mại nội ngành theo chiều dọc của Việt Nam và mười nước bạn hàng được trình bày qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc của Việt Nam và thế giới

Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc 0,059 0,096 0,095 0,113 0,084 0,079 0,066 0,050 0,084 0,087 0,135 Nhật Bản 0,000 0,003 0,017 0,011 0,004 0,030 0,050 0,087 0,076 0,027 0,226 Hàn Quốc 0,136 0,12 0,113 0,102 0,105 0,107 0,15 0,123 0,117 0,119 0,116 Ấn Độ 0,000 0,017 0,058 0,063 0,027 0,029 0,015 0,029 0,008 0,123 0,281 HongKong 0,233 0,217 0,116 0,12 0,139 0,121 0,167 0,149 0,188 0,110 0,133 Canada 0,027 0,053 0,066 0,074 0,066 0,064 0,050 0,099 0,114 0,130 0,113 Denmark 0,019 0,056 0,064 0,117 0,213 0,228 0,144 0,153 0,148 0,140 0,097 Bulgaria 0,000 0,051 0,134 0,024 0,024 0,085 0,065 0,022 0,042 0,057 0,000 Campuchia 0,021 0,043 0,033 0,036 0,038 0,018 0,036 0,015 0,008 0,009 0,008 Malaysia 0,792 0,323 0,282 0,231 0,198 0,303 0,298 0,287 0,322 0,306 0,237

"Nguồn: Tính toán của tác giả"

Qua bảng trên ta thấy thương mại nội ngành đối với sản phẩm chế biến có phẩm cấp khác nhau ( thương mại nội ngành theo chiều dọc ) ở mười nước đem ra nghiên cứu có sự biến động theo hai chiều hướng là tăng dần và giảm dần. Các nước có tỷ lệ cao về xuất nhập khẩu đồng thời cùng mặt hàng có phẩm cấp khác nhau là: Malaysia; Denmark; Hongkong; Hàn Quốc; Denmark;. Theo chiều hướng tăng có: Trung Quốc; Nhật Bản; Ấn Độ; Canada; Danmark; Bulgaria Theo chiều hướng giảm có: Hàn Quốc; HongKong; Campuchia; Malaysia.

Trung Quốc năm 2000 tỷ lệ thương mại nội ngành chiều dọc chiếm 0,059 thì đến năm 2010 đạt 0,135, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,086. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng tăng qua các năm.

Nhật Bảnnăm 2000 không có thương mại nội ngành chiều dọc với Việt Nam nhưng đến năm 2010 đạt 0,226, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,048. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng tăng qua các năm.

Ấn Độ năm 2000 không có thương mại nội ngành chiều dọc với Việt Nam nhưng đến năm 2010 đạt 0,281, đứng thứ hai, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,059. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng tăng mạnh qua các năm.

Canada năm 2000 tỷ lệ thương mại nội ngành chiều dọc chiếm 0,027 thì đến năm 2010 đạt 0,113, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,078. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng tăng qua các năm.

Denmark năm 2000 tỷ lệ thương mại nội ngành chiều dọc chiếm 0,019 thì đến năm 2010 chỉ đạt 0,97, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,125. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng tăng qua các năm.

Bulgaria năm 2000 không có thương mại nội ngành chiều dọc với Việt Nam nhưng đến năm 2009 đạt 0,057, sau đó lại trở về mức không vào năm 2010, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,046. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng tăng qua các năm.

Các nước có chiều hướng giảm gồm: Hàn Quốc; HongKong; Campuchia; Malaysia.

Hàn Quốc năm 2000 tỷ lệ thương mại nội ngành chiều dọc chiếm 0,136 thì đến năm 2010 chỉ đạt 0,116, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,119. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng giảm qua các năm.

HongKong năm 2000 tỷ lệ thương mại nội ngành chiều dọc chiếm 0,233 thì đến năm 2010 chỉ đạt 0,133, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,154. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng giảm qua các năm.

Campuchia năm 2000 tỷ lệ thương mại nội ngành chiều dọc chiếm 0,021 thì đến năm 2010 chỉ đạt 0,008, đạt trung bình năm thời kỳ này là

0,024. Malaysia năm 2000 tỷ lệ thương mại nội ngành chiều dọc chiếm 0,792 thì đến năm 2010 chỉ đạt 0,237, đạt trung bình năm thời kỳ này là 0,325. Tỷ lệ xuất nhập khẩu mặt mặt hàng chế biến khác nhau về phẩm cấp giữa hai nước có chiều hướng giảm qua các năm.

3.4. Các yếu tố tác động đến thƣơng mại nội ngành chế biến của Việt Nam

Như đã mô tả ở phần phương pháp nghiên cứu, các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành bao gồm: GDP bình quân đầu người, sự khác biệt về GDP giữa hai quốc gia, sự khác biệt về GDP bình quân đầu người giữa hai quốc gia, khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia, mất cân bằng trong thương mại giữa hai quốc gia, mức độ tập trung thương mại, độ mở của nền kinh tế, có đất liền bao quanh. Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên nhằm lượng hoá tác động của các yếu tố tới thương mại nội ngành hàng chế biến của Việt Nam. Kết quả của mô hình được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả của mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effects)

Biến độc lập Hệ số z-test

Hệ số chặn -0,022 -0,33

GDP bình quân đầu người của quốc gia i 0,079** 3,47

GDP bình quân đầu người của quốc gia j 0 0,84

Sự khác biệt về GDP giữa hai quốc gia -0,04 -1,14

Sự khác biệt về GDP bình quân đầu người giữa hai quốc gia 0,079 1,66

Khoảng cách giữa hai quốc gia -0,026* -2,51

Mất cân bằng trong thương mại giữa hai quốc gia -0,052* -2,44

Mức độ tập trung thương mại 1,141** 3,2

Độ mở của nền kinh tế quốc gia j 0,02 1,6

Có đất liền bao quanh -0,059 -1,45

Số quan sát: 371 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

R2: Within: 0,08

Between: 0,52 Overall: 0,36

"Nguồn: Kết quả của mô hình" Ghi chú: * Mức ý nghĩa 0,05

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy rằng mô hình phù hợp với số liệu, giải thích được phần lớn sự thay đổi trong mức độ thương mại nội ngành. Về cơ bản, hệ số của các biến đều mang giá trị mong đợi. Hầu hết hệ số của các biến quan trọng đều có ý nghĩa thống kê cao. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu thực nghiệm đều phù hợp vói dự đoán về mặt lý thuyết.

Mức độ tập trung thương mại là biến có tác động lớn nhất đến thương mại nội ngành. Hệ số của biến này mang dấu dương và có ý nghĩa thông kê ở mức 0,01. Điều này cho thấy các quốc gia có mức độ tập trung thương mại cao sẽ có khả năng dẫn đến mức độ thương mại nội ngành cao.

Biến “GDP bình quân đầu người của quốc gia i” (trong trường hợp này là Việt Nam) là biến quan trọng thứ hai. Hệ số của biến này mang dấu dương và có ý nghĩa ở mức 0,01. Điều này cho thấy rằng khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên thì mức độ thương mại nội ngành cũng cao hơn.

Biến “Sự khác biệt về GDP giữa hai quốc gia”mang giá trị âm nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù vậy, kết quả cũng cho thấy rằng các quốc gia có GDP tương đồng nhau sẽ có mức độ thương mại nội ngành lớn hơn. Các quốc gia càng có sự khác biệt về GDP thì mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia này càng nhỏ.

Hệ số của biến “Khoảng cách giữa hai quốc gia” mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Kết quả này hoàn toàn hợp lý về mặt lý thuyết. Điều đó có nghĩa là các quốc gia xa nhau về mặt địa lý thường sẽ trao đổi buôn bán với nhau ít hơn so với các quốc gia gần nhau hơn về mặt địa lý. Do đó, mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia này cũng thấp hơn.

Hệ số của biến “Mất cân bằng trong thương mại giữa hai quốc gia” mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy rằng các quốc gia có cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt với đối tác thương mại thì mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia này cũng thấp hơn.

Biến “Mức độ tập trung thương mại” có hệ số mang giá trị dương và có ý nghĩa về mặt thống kê rất cao. Điều này hoàn toàn phù hợp trên phương diện lý thuyết. Như vậy, kết quả cho thấy rằng các quốc gia có mức độ tập trung thương mại cao thì mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia này cũng cao hơn so với các quốc gia có mức độ tập trung thương mại thấp.

Biến “Độ mở của nền kinh tế” có hệ số mang giá trị dương nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, kết quả cũng hàm ý rằng các quốc gia có độ mở nền kinh tế cao thì mức độ thương mại nội ngành của các quốc gia này cũng cao hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết bởi lẽ các quốc gia có hàng rào bảo hộ mậu dịch thấp, mở cửa ra bên ngoài thì tổng mức lưu chuyển ngoại thương cũng lớn. Khi tổng mức lưu chuyển ngoại thương cao thì mức độ thương mại nội ngành cũng lớn hơn.

Hệ số của biến “Có đất liền bao quanh” mang giá trị âm nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các quốc gia có xu hướng trao đổi buôn bán nhiều hơn với các quốc gia có biển. Do đó, mức độ thương mại nội ngành của giữa các quốc gia này cũng cao hơn.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM

4.1. Quan điểm, định hƣớng

4.1.1. Đẩy mạnh thương mại nội ngành đi đối với phát huy lợi thế so sánh

Điều này chỉ có thể thực hiện được một cách hiệu quả với sự hỗ trợ của chính sách thương mại phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ trao đổi quốc tế để nắm bắt và mở rộng thị trường trong khu vực và thị trường thế giới cho đất nước. Lợi thế so sánh thể hiện ở khả năng và điều kiện thuận lợi của một nước này so với nước khác trong việc sản xuất cùng một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong những thời điểm nhất định, nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia.

Lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế bao gồm: (i) lợi thế so sánh tự nhiên vốn có, (ii) lợi thế so sánh nảy sinh do sự phát triển của lực lượng sản xuất và (iii) lợi thế so sánh phát sinh do đổi mới chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý Nhà nước. Khi nói về lợi thế tuyệt đối, Adam Smith nhà kinh tế học cổ điển, cho rằng một nước chỉ nên sản xuất những loại hàng hóa sử dụng tốt nhất các loại tài nguyên sẵn có của họ để có lợi nhuận cao nhất. Việc tiến hành trao đổi giữa các quốc gia phải tạo ra lợi ích cho cả hai bên, nếu một quốc gia có lợi còn quốc gia khác bị thiệt thì họ sẽ từ chối tham gia vào thương mại quốc tế.

Khi tham gia thương mại quốc tế, các quốc gia phải biết lựa chọn sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh tốt nhất và nhập khẩu những hàng hóa mà mình sản xuất bất lợi nhất. Đây cũng là một bài học mà chúng ta đã rút ra qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế. Một số sản phẩm của nước ta đang có lợi thế tuyệt đối trên thị trường quốc tế cần phải đẩy mạnh xuất khẩu.

4.1.2. Đẩy mạnh thương mại nội ngành đi đối với lựa chọn mặt hàng chủ lực

Trong quan hệ thương mại thế giới, cần đa phương hóa, linh hoạt hoá thị trường, mở rộng buôn bán với nhiều nước. Song ở giai đoạn trước mắt đối với nước ta kinh tế chưa phát triển cao, các điều kiện về khoa học - kỹ thuật còn nhiều hạn chế, khả năng cạnh tranh còn yếu, cần lựa chọn những mặt hàng có chất lượng cao xây dựng thành thương hiệu quốc tế và những thị trường có khả năng và ưu thế riêng đối với mình để khai thác và tham gia xuất, nhập khẩu buôn bán thương mại, dịch vụ, trên cơ sở đó từng bước giành chỗ đứng trên thị trường thế giới.

4.1.3. Đẩy mạnh thương mại nội ngành gắn liền với việc thực hiện các cam kết của WTO

Việc thực hiện các cam kết của WTO chứng tỏ với thế giới rằng Việt Nam là nước tuân thủ nghiêm chỉnh đúng luật, đúng cam kết trong quan hệ thương mại với phần còn lại của thế giới; mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới và đặc biệt là của tổ chức thương mại thế giới WTO, đặc biệt là khi chúng ta gặp phải những khó khăn, rào cản và tranh chấp về thương mại quốc tế.

4.1.4. Đẩy mạnh thương mại nội ngành gắn liền với phát huy tốt vai trò quản lý của Nhà nước quản lý của Nhà nước

Để phát huy đến mức cao nhất lợi thế so sánh thương mại, thì điều quan trọng là phải có những con người quản lý có tri thức mới về thương mại, cùng với những cơ chế, chính sách thương mại đúng đắn phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới và phù hợp xu thế phát triển và hội nhập kinh tế - thương mại khu vực và thế giới. Do vậy, vấn đề cốt lõi để thực hiện mục đích trên là phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng quản lý Nhà nước đối với thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý kinh tế vĩ mô nói chung và quản lý hoạt động thương mại quốc tế nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò là người định hướng chiến lược, quy định khung pháp luật, đề ra những mục tiêu chung cho sự phát triển, công bằng, thống nhất điều hoà các quyền lợi chung và cá nhân.

Nhìn chung các nước hiện nay, kể cả các nước đã phát triển và các nước chậm và đang phát triển đều coi trọng việc kết hợp giữa cơ chế thị trường tự do và sự điều tiết của Nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển; do năng lực sản xuất ngày càng lớn, cho nên luôn luôn ở tình trạng thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất. Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng và cạnh tranh thị trường thế giới ngày càng gay gắt là tất yếu. Trong tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới, chen chân được vào thị trường thế giới và bảo đảm không thất bại thì nước ta cần có những chính sách thương mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo, vừa phù hợp với điều kiện của nước mình, vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo luật pháp quốc gia, vừa đảm bảo luật lệ của "sân chơi" thị trường quốc tế.

4.1.5. Đẩy mạnh thương mại nội ngành gắn liền với hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại

Việc hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại ở cả ở thị trường trong nước và quốc tế là vấn đề hết sức cần thiết để phát triển lành mạnh thị trường trong nước làm cơ sở hậu phương cho phát triển thị trường ngoài nước. Thị trường trong nước phát triển vững chắc là điều kiện quan trọng để mở rộng thị trường ra ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động nhập khẩu của nước ta, ngược lại thị trường ngoài nước được phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường trong nước phát triển mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.6. Thúc đẩy thương mại nội ngành bền vững, không gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 68 - 91)