Kết luận về các lý thuyết Thương mại nội ngành theo chiều

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 36 - 91)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3.Kết luận về các lý thuyết Thương mại nội ngành theo chiều

Thương mại nội ngành theo chiều ngang

Ở mục 1.2.1 và 1.2.2, rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để giải thích việc trao đổi 2 chiều sản phẩm khác biệt hoá theo chiều dọc và theo chiều ngang trên phạm vi toàn thế giới. Các mô hình đó có thể giải thích được các nhân tố quyết định và nguồn gốc khác nhau của thương mại nội ngành

cũng như giải thích được kết cấu thị trường khác nhau (các kết cấu thị trường này thúc đẩy sự phát triển của Thương mại nội ngành). Tuy vậy, rất khó để gộp các dự đoán của các mô hình đó lại với nhau về một nhóm vì các giả định của chúng khác nhau về thị hiếu của người tiêu dùng, lợi tức theo quy mô, điều kiện để thâm nhập thị trường, sự khác biệt hoá sản phẩm và chi phí. Bảng 1 sau đây tóm tắt các mô hình lý thuyết đã được đề cập ở các phần trên đây (Memis, 2001).

Sơ đồ 1.1:Tóm tắt người sáng lập và các nhân tố quyết định mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang

1.3. Các phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang

Các nghiên cứu theo chủ nghĩa kinh nghiệm có thể chia một cách đơn giản thành 2 nhóm: nhóm 1 mang tính chất tư liệu (documentary) và nhóm 2 mang tính giải thích (explanatory). Nhóm 1 có xu hướng báo cáo các kết quả tính toán thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang tại một điểm cụ thể hoặc tại các thời điểm ở một/nhiều quốc gia. Còn nhóm 2 cố gắng

giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực sản xuất trong Thương mại nội ngành theo chiều dọc và chiều ngang và ngày càng có xu hướng áp dụng phương pháp toán kinh tế.

1.3.1. Các nghiên cứu mang tính tư liệu

Các nghiên cứu dạng này tương đối dễ hiểu so với các nghiên cứu sử dụng phương pháp toán kinh tế.

Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu này đã đề cập đến: nền kinh tế của các nước phát triển (ví dụ như Aquino, 1978; Caves, 1981; Greenaway, 1983; Balassa, 1986; Jordan, 1993), nền kinh tế của các nước kém phát triển (ví dụ như Balassa, 1979; Lundberg, 1988; Schuller, 1995) và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (Lee và Lee, 1993; Greenaway, 1984; Hellvin, 1996). Bên cạnh việc cung cấp một ngân hàng dữ liệu to lớn về các bằng chứng về thương mại nội ngành, các nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin tổng hợp đầy đủ về đặc điểm của thương mại nội ngành. Ví dụ, mức độ tăng trưởng của các cấp độ thương mại nội ngành dường như liên quan trực tiếp đến mức độ tăng trưởng của thu nhập trên đầu người; các cấp độ thương mại nội ngành ở các nước phát triển có vẻ cao hơn ở các nước kém phát triển và các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung; Thương mại nội ngành dường như cao hơn ở các nước tham gia vào một vài mô hình hợp tác, ví dụ như Liên minh Châu Âu; các cấp độ thương mại nội ngành ở khu vực mang tính sản xuất cao hơn rất nhiều so với ở khu vực phi sản xuất. Những điều trên đây có thể được gọi là đúng chuẩn bởi vì người ta thường xuyên nhận ra sự hiện diện của chúng. Trong tất cả các trường hợp, các hiện tượng trên được giải thích dễ dàng. Những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm không chính thống có thể cho rằng, ví dụ như, Thương mại nội ngành phổ biến trong khu vực sản xuất hơn là trong khu vực phi sản xuất bởi vì rất hợp lý khi giải thích rằng khác biệt hoá sản phẩm và lợi thế kinh tế theo quy mô thường phổ biến hơn trong các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, vượt qua khỏi những suy nghĩ đơn thuần của

chủ nghĩa kinh nghiệm và kiểm tra các giả thiết liên quan đến mức độ tăng trưởng Thương mại nội ngành hoặc loại hình Thương mại nội ngành là điều cần thiết để đi đến các kết luận chuẩn mực hơn. (Greenaway và Milner, 1987) Các nghiên cứu sử dụng phương pháp toán kinh tế đã phát triển để hoàn thành mục tiêu này.

1.3.2. Các nghiên cứu theo phương pháp toán kinhtế

Không giống như các nghiên cứu mang tính tư liệu ở trên, các phân tích theo phương pháp toán kinh tế gặp một số khó khăn về phương pháp và kiểm chứng. Ví dụ, đích thực có khó khăn trong các mô hình kiểm chứng cụ thể, các mô hình vốn chỉ khác nhau về mặt giả định. Ngay cả khi đã cụ thể hoá một mô hình để tiến hành kiểm chứng, trong mô hình đó vẫn có rất nhiều biến rất khó giải quyết, ví dụ như khác biệt hoá sản phẩm và lợi thế kinh tế theo quy mô. Mặc dù gặp phải những khó khăn trên, có khoảng 1 tá các phân tích theo phương pháp toán kinh tế kiểm chứng giả thiết liên quan đến các đặc điểm của quốc gia và của ngành đã được công bố. Các nghiên cứu này khác nhau về quốc gia và ngành được nghiên cứu, khoảng thời gian, các đặc điểm của mô hình, các mẫu sử dụng và cả cách đo thương mại nội ngành.

Các phân tích theo phương pháp toán kinh tế khẳng định rằng các biến đặc trưng cho quốc gia và cho ngành có ảnh hưởng khác nhau đến thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Người ta cũng đã thực hiện các phân tích riêng rẽ nhằm kiểm chứng các giả thiết liên quan đến các đặc điểm quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Với mục đích đó, Greenaway, Milner và Elliot (1999) đã xây dựng các mô hình theo phương pháp toán kinh tế cho thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang, trong đó, các đặc điểm về quốc gia và về ngành được coi là các biến giải thích.

Trong mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang của mình, 3 tác giả trên hy vọng kiểm tra được mô hình Chamberlin-Heckscher-Ohlin bằng cách sử dụng thương mại nội ngành theo chiều ngang, chứ không phải là thương mại nội ngành nói chung, làm biến độc lập. Sau đây là mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang mà họ kiểm chứng:

HBjk = α0 + α1 j j k k Y Y NN +α2 2 j k YY +α3 YjYk + α4 PDj + α5 MSj +α6 SEj + α7 MNEj + ej (2.25) Trong đó:

HBjk = Tỷ trọng của thương mại nội ngành theo chiều ngang trong thương mại 2 chiều của một quốc gia trong ngành sản xuất j với quốc gia k

Y = Thu nhập quốc gia (i = nước sở tại, k = đối tác thương mại) N = Quy mô dân số

PDj= Mẫu (đại diện) cho sự khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang trong ngành sản xuất j

MSj = Ước số kết cấu thị trường trong ngành sản xuất j

SEj = Mẫu (đại diện) cho quy mô (hiệu quả tối thiểu) trong ngành sản xuất j

MNEj = Ước số tầm quan trọng của công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất j

Trong phương trình hồi quy trên, α1 < 0, α2 > 0, α3 < 0, α4 > 0, α5 > 0, α6 < 0, α7 > 0. Với các giả thiết này, Greenaway, Milner và Elliot (1999) đưa ra các đặc điểm của quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương mại nội ngành theo chiều ngang như sau:

Các đặc điểm của quốc gia:

1. Sự khác biệt liên quan đến vốn / công nhân (một mẫu cho thu nhập trên đầu người) giữa 2 quốc gia càng nhỏ thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn.(α1 < 0)

2. Quy mô trung bình của thị trường của 2 nước càng lớn thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α2 > 0)

3. Sự khác biệt về thu nhập tuyệt đối giữa 2 nước càng nhỏ thì thị phần của Thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α3 < 0)

Các đặc điểm của ngành:

1. Mức độ khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang càng lớn thì thị phần của Thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn (α4 > 0 )

2. Càng có nhiều Công ty trong một ngành thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang trong ngành đó càng lớn (α5 > 0 )

3. Quy mô hiệu quả tối thiểu càng nhỏ, càng có nhiều Công ty, càng có nhiều sản phẩm khác biệt hoá theo chiều ngang, và như vậy thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn ( α6 < 0) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Các Công ty đa quốc gia càng tham gia nhiều (vào thị trường) thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều ngang càng lớn ( α7 > 0) Các mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc ít hơn mô hình thương mại nội ngành theo chiều ngang vì nó khó điều chỉnh hơn về mặt lý thuyết. Các mô hình này xuất xứ từ những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng của Falvey (1981) và Shaked và Suttan (1984). Mô hình Falvey dự đoán rằng thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ càng lớn ở cả 2 quốc gia nếu sự khác biệt về vốn/lao động hoặc thu nhập trên đầu người càng lớn. Ngoài ra, Falvey cho rằng, số lượng thương mại nội ngành theo chiều dọc rõ ràng có liên quan đến quy mô trung bình của thị trường của 2 quốc gia. Các nguồn lực riêng biệt cho từng ngành sản xuất không được định nghĩa một cách thật sự chính xác. Không có động lực cho việc chuyên môn hoá dựa vào lợi thế kinh tế theo quy mô nhưng lại có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường. Shaked và Suttan lại có quan điểm tương đối khác. Mô hình của họ cho thấy vai trò rõ nét của kết cấu thị trường, trong đó thương mại nội ngành bị thúc đẩy bởi lợi thế kinh tế theo quy mô (lợi thế này lại liên quan nhiều đến thị trường chung). (Greenaway, Milner và Elliott, 1999).

Bằng cách xem xét lý thuyết của mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc, Greenaway, Milner và Elliott (1999) đã đưa ra mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc theo phương pháp toán kinh tế như sau:

VBjk = 0 + 1 j j k k Y Y NN +2 2 j k YY + 3 PDj + 4 MSj +5 SEj + 6 MNEj + ej (2.26) Trong đó:

VBjk = Thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc trong tổng thương mại song phương (gross bilateral trade) của một nước trong ngành sản xuất j với quốc gia k

Trong phương trình hồi quy này, Thương mại nội ngành theo chiều dọc là biến kiểm soát (control variable)

Và:

Với điều kiện đó, 3 tác giả đã đưa ra đặc điểm của quốc gia và ngành của các yếu tố quyết định thương mại nội ngành theo chiều dọc như sau:

Các đặc điểm của quốc gia:

1. Sự khác biệt liên quan đến vốn / công nhân giữa 2 quốc gia càng lớn thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn.(β1 > 0). 2. Quy mô trung bình của thị trường của 2 nước càng lớn thì thị phần của

thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β2 > 0).

Các đặc điểm của ngành:

1. Mức độ khác biệt hoá sản phẩm theo chiều ngang càng nhỏ thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β3 < 0 ).

2. Càng có nhiều công ty đa quốc gia thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn (β6 > 0).

Theo Greenaway, Milner và Elliott (1999), tính mập mờ, không rõ ràng của β4 và β5 xảy ra do sự khác biệt trong các giả định của Falvey (1981), Shaked và Suttan (1984) liên quan đến lợi thế kinh tế theo quy mô và kết cấu thị trường.

Kết quả là, mặc dù sự khác biệt trong các mô hình lý thuyết gây ra một số khó khăn, việc phân chia thành 2 loại khác biệt hoá theo chiều ngang và chiều dọc lại thúc đẩy các phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm và tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tính vững chắc của các mô hình thay thế.

1.3.3. Kết luận về phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang

Có căn cứ để khẳng định rằng có một bộ phận không nhỏ các công trình nghiên cứu vừa mang tính tư liệu vừa mang tính toán kinh tế. Chúng ta cũng hiểu rõ hơn về các yếu tố giải thích về thương mại nội ngành trong hơn một thập kỷ vừa qua.

Chương này vừa tóm tắt các mô hình lý thuyết và mô hình theo chủ nghĩa kinh nghiệm ẩn sau thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang. Chương sau sẽ đề cập đến việc đo lường thương mại nội ngành, thương mại nội ngành theo chiều dọc và thương mại nội ngành theo chiều ngang.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Trong đề tài này, tác giả sẽ chọn 10 quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, đó là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, HongKong, Canada, Denmark, Bulgaria, Campuchia và Malaysia.

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

Trên cơ sở số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam thu thập từ cơ sở dữ liệu UNSD (United Nations Statistics Division).

Số liệu về GDP và dân số được thu thập từ nguồn số liệu IMF và Global Insight. Khoảng cách về mặt địa lý giữa Việt Nam và các đối tác thương mại của Việt Nam được trích từ Indo.com (http://indo.com/distance/). Số liệu về tiếp giáp với biển được trích từ nguồn số liệu the Economist Intelligence Unit.

2.1.3. Phương pháp xủ lý số liệu

Trong đề tài này, tác giả sẽ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được áp dụng để phân tích cơ cấu và xu hướng thương mại nội ngành, phương pháp định lượng được áp dụng để phân tích các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa Việt Nam và mười nước bạn hàng của Việt Nam trên thế giới.

2.2. Mô hình

Dựa trên nghiên cứu của Stone và Lee (1995), đề tài này ước tính chuyển dạng logit (logit transformation) như sau:

ijt ijt ijt u Z IIT IIT             1 ln (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: Z là vector của các biến giải thích, bao gồm cả hệ số chặn, β là vector của các hệ số tương ứng, và uijt là phần sai số.

Giá trị thương mại nội ngành sẽ được tính toán cho giai đoạn 2001 - 2010 trên cơ sở số liệu xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Biến phụ thuộc trong mô hình (IIT, HIIT và VIIT) được tính toán ở cấp 2 và 4 chữ số.

2.2.1. Mô tả mô hình

Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mô hình phân tích được trình bày dưới dạng sau đây:

IITijt = f(PCIit, PCIjt, DGDPijt, DPCIijt, DISTij, TIMBijt, TIijt, OPENjt, LOCKj)

2.2.1.1. Biến phụ thuộc

Trong đề tài này, biến phụ thuộc bao gồm: mức độ thương mại nội ngành (IIT), thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT) và thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT).

- Mức độ thương mại nội ngành (IITijt): Để đánh giá mức độ thương mại nội ngành giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới, tác giả sử dụng chỉ số G-L (Grubel và Lloyd, 1975). Đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất và được coi là phương pháp thích hợp nhất để phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu của một ngành trong một thời điểm nhất định. Chỉ số G-L sử dụng để tính toán tỷ trọng của thương mại nội ngành (IIT) theo công thức sau:

ijk ijkijk ijk ij M X M X IIT    1 Trong đó:

 Xijk là giá trị xuất khẩu hàng hóa i từ quốc gia j sang quốc gia k.

 Mijk là giá trị nhập khẩu hàng hóa i của quốc gia j từ quốc gia k.

Chỉ số IITij nhận giá trị từ 0 đến 1. Chỉ số này càng cao thì càng chứng tỏ mức độ thương mại nội ngành càng cao. Chỉ số IITij=0 cho thấy thương mại giữa hai quốc gia hoàn toàn là thương mại liên ngành. Ngược lại, chỉ số IITij=1 cho thấy thương mại giữa hai quốc gia hoàn toàn là thương mại nội ngành.

Chỉ số IITij ở phương trình trên có thể được điều chỉnh để đo lường mức độ thương mại nội ngành đối với tất cả các sản phẩm của một quốc gia theo phương pháp bình quân gia quyền:

             ( ) | | 1 1 ijk ijk ijk ijk n i ijk ij M X M X w IIT trong đó       

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 36 - 91)