Mô hình

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 29 - 36)

5. Bố cục của luận văn

2.2.Mô hình

Sự khác biệt giữa mô hình theo chiều dọc và theo chiều ngang rất quan trọng. Mô hình Thương mại nội ngành theo chiều ngang thường được

dùng để giải thích dòng Thương mại nội ngành giữa các nước phát triển. Còn thương mại nội ngành giữa nước phát triển với nước đang phát triển, còn gọi là thương mại nội ngành theo chiều dọc, có những điểm khác biệt và diễn ra do nhiều tác nhân khác, chứ không phải là do thương mại nội ngành giữa các nước phát triển với nhau. Vì vậy có thể nói, cách giải thích về thương mại nội ngành theo chiều dọc cần có sự điều chỉnh, không thể giống như những cách giải thích thông thường.

Một yếu tố thiết yếu và mang tính sáng tạo trong mô hình thương mại nội ngành theo chiều dọc chính là việc người ta thừa nhận việc khác biệt hóa sản phẩm theo chiều dọc bằng chất lượng là yếu tố quyết định cơ bản trong thương mại nội ngành giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Hơn thế nữa, mô hình theo chiều dọc có thể giải thích thương mại nội ngành mà không cần đến các yếu tố là lợi thế kinh tế theo quy mô, và cạnh tranh không hoàn hảo và như vậy, mô hình này cũng không vô hiệu hóa mô hình HOS. Trường hợp này không giống với mô hình theo chiều ngang, theo đó, sự tương tác giữa lợi thế kinh tế theo quy mô, khác biệt hóa sản phẩm (theo chiều ngang) và cạnh tranh không hoàn hảo là những nhân tố quan trọng. (Tharakan và Kerstens, 1995)

Có thể nói rằng phần lớn thương mại nội ngành theo chiều dọc xảy ra trong thị trường “cạnh tranh hoàn hảo”. Falvey (1981) là người đầu tiên viết về thương mại nội ngành theo chiều dọc trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Falvey chỉ ra rằng thương mại nội ngành theo chiều dọc có thể xảy ra khi rất nhiều Công ty sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng khác nhau mà không có lợi tức tăng dần trong sản xuất (increasing returns in production). Bằng cách này Falvey mở rộng lý thuyết HOS để xây dựng nên mô hình tân Hecksher-Ohlin.

Mặc dù không phổ biến như mô hình tân Hecksher-Ohlin, Shaked và Suttan (1984) đã xây dựng nên mô hình Thương mại nội ngành theo chiều

dọc, theo đó, số lượng các Công ty mang tính nội sinh (endogenous). Trong bài viết năm 1984, 2 tác giả chỉ ra rằng, không giống như mô hình tân Hecksher-Ohlin, thương mại nội ngành theo chiều dọc có thể xảy ra trong một thị trường có ít Công ty và có lợi tức tăng dần theo quy mô.

Có thể phân biệt hai mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc trên đây dựa vào kết cấu thị trường mà chúng chọn làm cơ sở. Mô hình tân Hecksher-Ohlin tồn tại trong thị trường „cạnh tranh hoàn hảo‟, còn mô hình của Shaked và Suttan tồn tại trong “độc quyền nhóm tự nhiên”.

1.2.2.1. Mô hình tân Hecksher-Ohlin

Mô hình này thay thế cho mô hình Thương mại nội ngành nhờ vào kết quả của lợi thế kinh tế theo quy mô và cạnh tranh độc quyền. Falvey (1981) là người đầu tiên viết về mô hình này. Trong công thức 2x2x2 của của mô hình HOS truyền thống, hai nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra 2 loại hàng hóa ở 2 quốc gia. Mô hình đó giả định rằng các nguồn lực khác nhau (các nguồn lực khác nhau này dẫn đến sự khác biệt về giá sản xuất giữa các đối tác thương mại tiềm năng) chính là lý do dẫn đến trao đổi hàng hóa (trade). Mô hình HOS cũng liên quan đến lợi tức cố định theo quy mô. Falvey giữ nguyên 2 giả định chính của lý thuyết HOS, nhưng để mở rộng mô hình HOS này, ông chỉnh sửa 2 vấn đề.

Thứ nhất, ông giả định rằng một trong 2 yếu tố đầu vào của mỗi ngành sản xuất phải mang tính riêng biệt cho ngành đó. Thứ hai, ông cho rằng mỗi ngành sản xuất không chỉ sản xuất một loại hàng hóa đồng nhất; mà ít nhất có một ngành sản xuất ra sản phẩm khác biệt hóa. Sản phẩm ở đây được khác biệt hóa theo chiều dọc, khác biệt này liên quan đến chất lượng. (Greenaway, 1987).

Falvey (1981), sau khi đã chỉnh sửa 2 giả định, đã đưa ra các đặc điểm của nền kinh tế đóng theo mô hình tân Hecksher-Ohlin. Ngành sản xuất có số vốn là K và có thể thuê lao động L với mức lương là w. Khi sử dụng KL,

ngành này có thể sản xuất một loạt sản phẩm với chất lượng khác nhau. Về mặt cung, chất lượng sản phẩm do tỷ lệ (α) vốn-lao động trong sản xuất quyết định. Sản phẩm có chất lượng cao hơn đòi hỏi nhiều vốn hơn và do đó giá thành của nó cũng cao hơn. Ngược lại, về mặt cầu, nhu cầu về mỗi loại chất lượng là một hàm số của giá thành của tất cả các loại chất lượng và thu nhập tổng của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng thích sản phẩm chất lượng cao hơn sản phẩm chất lượng thấp. Tuy nhiên, thu nhập buộc một số người tiêu dùng phải mua một số sản phẩm chất lượng thấp và sẽ hướng tới sản phẩm chất lượng cao hơn khi thu nhập của họ tăng lên (Greenaway, 1987).

Falvey (1981) một lần nữa lý giải các điều kiện thương mại trong mô hình tân Hecksher-Ohlin. Theo Falvey, thương mại diễn ra ở 2 nước (nước được nghiên cứu và nước thứ 2). Ngành sản xuất của 2 nước này lần lượt có số vốn là K K*, mức lương là ww*. Yếu tố vốn có tính chuyên biệt cho ngành sản xuất và ổn định trên phạm vi toàn cầu nhưng lại tự do di chuyển trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm chất lượng khác nhau của ngành trong phạm vi quốc gia. Lợi tức từ vốn (lần lượt là rr*) phải điều chỉnh để duy trì được toàn bộ nhân công của 2 nguồn vốn trên. Mỗi ngành sản xuất đều hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Với lợi tức từ vốn ở 2 quốc gia, chi phí sản xuất trong nước c và chi phí sản xuất ở nước ngoài c* để tạo ra chất lượng α1có thể tính như sau:

c = w + i r (2.20) c* = w* +i r* (2.21)

Giả định là nước được nghiên cứu (nước thứ 1) có điều kiện về vốn (lao động) từ đó dẫn đến w* < wr* > r. Mặc dù các giá sản xuất này khác nhau, nước được nghiên cứu vẫn có lợi thế so sánh ở các mặt hàng chất lượng

cao trong khi nước còn lại có lợi thế so sánh ở mặt hàng chất lượng thấp. Để tìm hiểu vấn đề này, Falvey (1981) xác định “chất lượng tối thiểu” α1 như sau:

c (1) - c* (1) = 0 (2.22) Hoặc w + 1 r - (w* + 1 r*) = 0 1 = w w * * r r   ( 2.23 )

Đối với các loại chất lượng khác, c (i) - c* (i) =

1 ww *

 ( 1 - i) (2.24)

Ở công thức 2.24 có thể thấy nước được nghiên cứu có lợi thế so sánh khi

Vì:

Do đó:

Khi và chỉ khi:

Từ công thức 2.24 có thể thấy rõ ràng là nước được nghiên cứu có lợi thế so sánh về sản phẩm đòi hỏi nhiều vốn và bất lợi về chi phí đối với sản phẩm chất lượng thấp. Do đó, mức lương ở quốc gia này sẽ cao hơn;

Quốc gia này sẽ xuất khẩu sản phẩm có chất lượng cao hơn chất lượng tối thiểu (αi > α1) và nhập khẩu sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng tối thiểu. (αi < α1).

Vì chất lượng cao đòi hỏi nhiều vốn hơn trong sản xuất, nên quốc gia dư thừa vốn sẽ xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao còn quốc gia dư thừa lao động sẽ xuất khẩu hàng hóa chất lượng thấp và Thương mại nội ngành xảy ra như là kết quả tất yếu của hoạt động chuyên môn hoá trong sản xuất các sản phẩm khác nhau ở các quốc gia. (Torstensson, 1996).

Falvey và Kierzkowski (1987) đã mở rộng nghiên cứu trên đây. Thương mại nội ngành cũng được nghiên cứu theo cách thức như trên. Có một vấn đề được mở rộng, đó là nước có dư nguồn vốn sẽ có lợi thế so sánh về hàng chất lượng cao và lợi thế này càng lớn hơn khi chất lượng được nâng lên nữa. Ngoài ra, mô hình này còn ngụ ý rằng có thể phân biệt sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc dựa vào tiêu chí chất lượng và giá thành. Mô hình của Falvey và Kierzkowski rất quan trọng vì nhiều thị trường quốc tế có đặc trưng của thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc.

1.2.2.2. Mô hình của Shaked và Suttan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong một loạt bài viết (Shaked và Suttan 1982; 1983; 1984), Shaked và Suttan đã nghiên cứu trường hợp “độc quyền nhóm tự nhiên” và thương mại đối với sản phẩm khác biệt hóa theo chiều dọc. 2 tác giả tập trung vào trường hợp số lượng các Công ty có thể gia nhập thị trường với một sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn nhưng bị giới hạn bởi cung và cầu của thị trường. Theo Shaked và Suttan (1984), sẽ xuất hiện nhiều mặt hàng có chất lượng nếu thu nhập (của người tiêu dùng) tăng, chi phí (nghiên cứu và triển khai) cố định liên quan đến việc tăng chất lượng thấp xuống và chi phí khả biến trung bình tăng cao do việc cải thiện chất lượng.

Ngược lại, nếu chi phí biến đổi trên một đơn vị (unit variable cost) không tăng cùng với chất lượng, - trường hợp này có thể xảy ra khi nguyên nhân chính gây cản trở cho việc cải thiện chất lượng là do chi phí cố định, hơn là do tăng lao động và nguyên liệu đầu vào - thì chỉ có một số lượng giới hạn các công ty có thể tồn tại với thị phần khả quan và giá thành sản phẩm lớn hơn chi phí biến đổi trên một đơn vị, ở thế cân bằng Nash về giá cả. Tình huống này được gọi là „độc quyền nhóm tự nhiên” (natural oligopoly) (Shaked và Suttan, 1984).

Với việc tham khảo các bài viết của Shaked và Suttan các năm 1982, 1983, 1984, Williamson và Milner (1991) đã giải thích các đặc điểm tự cung tự cấp và trao đổi hàng hóa của mô hình Shaked và Suttan. Trong mô hình của Shaked và Suttan trong điều kiện tự cung tự cấp, chỉ có 2 công ty ở nước được nghiên cứu sản xuất ra mặt hàng chất lượng khác nhau là có thể tồn tại bất kể sự phân bố thu nhập của quốc gia đó ra sao. Nguyên nhân của hiện tượng này là cạnh tranh về chất lượng đã thúc đẩy tất cả các công ty phải cố gắng sản xuất ra hàng có chất lượng cao nhất có thể, nhưng cạnh tranh giá cả (theo mô hình của Bertrand) giữa các mặt hàng có cùng chất lượng làm cho giá thành về đến mức chi phí cận biện, dẫn đến việc các công ty phải rời bỏ thị trường.

Theo Williamson và Milner (1991), mô hình Shaked và Suttan phân tích ảnh hưởng của việc trao đổi hàng hóa theo 2 phương pháp: phương pháp nền kinh tế giống hệt nhau (identical economies) và phương pháp nền kinh tế khác biệt (different economies). Nếu 2 nền kinh tế giống hệt nhau về mọi phương diện thì thị trường của cả 2 nền kinh tế này khi kết hợp lại vẫn chỉ phục vụ cho 2 công ty. Mặc dù có sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả như đã nói ở trên, số lượng các công ty được hỗ trợ không liên quan đến quy mô thị trường. Do đó khi việc trao đổi hàng hoá diễn ra, chỉ có 2 trong số các công ty tồn tại và tiếp tục tham gia vào thị trường chung. Tuy

nhiên, vẫn không thể dự đoán được xu hướng (direction) và loại hình thương mại trong trường hợp này. Tuy vậy, nếu mỗi nước có 1 công ty tồn tại được thì sẽ tồn tại Thương mại nội ngành đối với sản phẩm khác biệt hoá theo chiều dọc. Nhưng, nếu 2 nền kinh tế khác nhau, sự khác biệt về phân phối thu nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty hơn tồn tại trong điều kiện cân bằng hậu thương mại, trong đó, nước có thu nhập (bình quân) cao hơn sẽ chú trọng vào sản phẩm chất lượng cao và nước có thu nhập (bình quân) thấp hơn sẽ chú trọng vào sản phẩm chất lượng thấp. Nhìn chung, do việc trao đổi hàng hoá đẩy giá thành thấp xuống và người tiêu dùng lại thích hàng chất lượng cao, nên công ty có sản phẩm chất lượng thấp nhất có xu hướng bị đẩy ra khỏi thị trường. Do vậy, nếu các yếu tố khác là như nhau, Thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ càng có khả năng xảy ra nếu thị hiếu ở 2 quốc gia này càng gần giống nhau. Trong cả 2 trường hợp trên, thương mại 2 chiều sẽ giúp tăng cường phúc lợi vì cạnh tranh làm giảm giá thành sản phẩm trong khi việc mở rộng thị trường sẽ làm chất lượng tổng thể được cải thiện.

Kết quả là, theo mô hình của Shaked và Suttan, các nền kinh tế càng khác nhau thì số lượng các nhà sản xuất càng lớn; và sự phân phối thu nhập càng giống nhau thì số lượng nhà sản xuất càng ít trong thị trường chung của 2 quốc gia. Kết quả này cũng tương tự với khái niệm “thương mại mở cùng một lúc/ thương mại mở đồng thời” (trade overlap) theo giả thiết của Linder (1961).

1.2.3. Kết luận về các lý thuyết Thương mại nội ngành theo chiều dọc và Thương mại nội ngành theo chiều ngang Thương mại nội ngành theo chiều ngang

Ở mục 1.2.1 và 1.2.2, rất nhiều phương pháp đã được sử dụng để giải thích việc trao đổi 2 chiều sản phẩm khác biệt hoá theo chiều dọc và theo chiều ngang trên phạm vi toàn thế giới. Các mô hình đó có thể giải thích được các nhân tố quyết định và nguồn gốc khác nhau của thương mại nội ngành

cũng như giải thích được kết cấu thị trường khác nhau (các kết cấu thị trường này thúc đẩy sự phát triển của Thương mại nội ngành). Tuy vậy, rất khó để gộp các dự đoán của các mô hình đó lại với nhau về một nhóm vì các giả định của chúng khác nhau về thị hiếu của người tiêu dùng, lợi tức theo quy mô, điều kiện để thâm nhập thị trường, sự khác biệt hoá sản phẩm và chi phí. Bảng 1 sau đây tóm tắt các mô hình lý thuyết đã được đề cập ở các phần trên đây (Memis, 2001).

Sơ đồ 1.1:Tóm tắt người sáng lập và các nhân tố quyết định mô hình Thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang

1.3. Các phân tích theo chủ nghĩa kinh nghiệm về thƣơng mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang

Các nghiên cứu theo chủ nghĩa kinh nghiệm có thể chia một cách đơn giản thành 2 nhóm: nhóm 1 mang tính chất tư liệu (documentary) và nhóm 2 mang tính giải thích (explanatory). Nhóm 1 có xu hướng báo cáo các kết quả tính toán thương mại nội ngành theo chiều dọc và theo chiều ngang tại một điểm cụ thể hoặc tại các thời điểm ở một/nhiều quốc gia. Còn nhóm 2 cố gắng

giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia hoặc giữa các khu vực sản xuất trong Thương mại nội ngành theo chiều dọc và chiều ngang và ngày càng có xu hướng áp dụng phương pháp toán kinh tế.

1.3.1. Các nghiên cứu mang tính tư liệu

Các nghiên cứu dạng này tương đối dễ hiểu so với các nghiên cứu sử dụng phương pháp toán kinh tế.

Phạm vi nghiên cứu của các nghiên cứu này đã đề cập đến: nền kinh tế của các nước phát triển (ví dụ như Aquino, 1978; Caves, 1981; Greenaway, 1983; Balassa, 1986; Jordan, 1993), nền kinh tế của các nước kém phát triển (ví dụ như Balassa, 1979; Lundberg, 1988; Schuller, 1995) và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (Lee và Lee, 1993; Greenaway, 1984; Hellvin, 1996). Bên cạnh việc cung cấp một ngân hàng dữ liệu to lớn về các bằng chứng về thương mại nội ngành, các nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin tổng hợp đầy đủ về đặc điểm của thương mại nội ngành. Ví dụ, mức độ tăng trưởng của các cấp độ thương mại nội ngành dường như liên quan trực tiếp đến mức độ tăng trưởng của thu nhập trên đầu người; các cấp độ thương mại nội ngành ở các nước phát triển có vẻ cao hơn ở các nước kém phát triển và các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung; Thương mại nội ngành dường như cao hơn ở các nước tham gia vào một vài mô hình hợp tác, ví dụ như Liên minh Châu Âu; các cấp độ thương mại nội ngành ở khu vực mang tính sản xuất cao

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 29 - 36)