Mức độ thương mại nội ngành (IIT)

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 63 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.Mức độ thương mại nội ngành (IIT)

Mức độ thương mại nội ngành chế biến của việt Nam và các nước được đưa vào nghiên cứu giai đoạn 2000- 2010được trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thƣơng mại nội ngành hàng chế biến của Việt Nam với 10 nƣớc bạn hàng chủ yếu Năm Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc 0,083 0,144 0,166 0,196 0,159 0,158 0,148 0,125 0,157 0,185 0,266 Nhật Bản 0,424 0,441 0,415 0,476 0,516 0,514 0,519 0,508 0,544 0,534 0,532 Hàn Quốc 0,219 0,211 0,190 0,167 0,179 0,181 0,219 0,216 0,242 0,227 0,232 Ấn Độ 0,068 0,066 0,086 0,087 0,095 0,130 0,145 0,197 0,343 0,418 0,382 HongKong 0,372 0,363 0,260 0,303 0,294 0,276 0,341 0,327 0,441 0,342 0,264 Canada 0,059 0,066 0,090 0,094 0,088 0,084 0,068 0,123 0,154 0,156 0,135 Denmark 0,024 0,078 0,081 0,143 0,231 0,280 0,212 0,226 0,253 0,241 0,187 Bulgaria 0,000 0,071 0,135 0,025 0,024 0,097 0,067 0,023 0,056 0,062 0,020 Campuchia 0,050 0,070 0,086 0,073 0,066 0,055 0,068 0,037 0,024 0,024 0,021 Malaysia 0,802 0,332 0,296 0,257 0,221 0,310 0,310 0,303 0,344 0,330 0,450

Qua bảng 3.1 cho thấy:

Thương mại nội ngành chế bến (Chỉ số IIT) của Việt Nam với các nước đối tác được đem ra phân tích có biến động nhưng với xu hướng ngày càng phát triển theo thời gian. Điều đó khẳng định xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm từ ngành chế biến của nước ta đang phát triển.

Trong mười nước là bạn hàng của Việt Nam từ năm 2000 đến 2010, Nhật Bản là nước có quan hệ thương mại nội ngành chế biến lớn nhất, đạt trung bình năm là 0,493, thương mại nội ngành tương đối ổn định và phát triển, thể hiện mối quan hệ thương mại rất phát triển giữa hai nước. Tiếp sau đó là hai nước đối tác thương mại ngành hàng chế biến ổn định phát triển là Malaysia đạt trung bình năm là 0,359 và Ấn Độ đạt 0,183. Trung Quốc đạt 0,162 và Hồng Kông đạt 0,326. Hàn Quốc, Ấn Độ, Canađa, Danmazk giao thương sản phẩm chế biến với Việt Nam ở mức trung bình. Cuối cùng là Bulgaria và Campuchia là hai nước có mối quan hệ thương mại hai chiều ngành hàng chế biến với Việt Nam còn thấp.

- Trong các đối tác trên, Ấn độ có tốc độ rất nhanh về xuất nhập khẩu mặt hàng chế biến với Việt Nam. Thương mại nội ngành liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 chỉ số IIT là 0,068, nhưng đến năm 2009 đã là 0,418 và 2010 là 0,382. Đây là con số rất đáng mừng, nói lên quan hệ kinh tế mua bán hai chiều về mặt hàng chế biến của Việt Nam - Ấn Độ cực kỳ phát triển.

Denmazk cũng là nước kế tiếp sau Ấn Độ có thương mại nội ngành liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 chỉ số IIT là 0,024, nhưng đến 2010 tăng lên đến 0,187.

Nhật Bản là nước có mức độ thương mại nội ngành cao nhất với Việt Nam và liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 chỉ số IIT là 0,424, nhưng đến 2010 tăng lên đến 0,532.

Trung Quốc cũng là nước có mức độ thương mại nội ngành khá cao với Việt Nam và biến động theo chiều hướng tăng qua các năm 2000-2004. Đến

năm 2005-2008 giảm nhẹ, sau đó lại tiếp tục tăng đến 0,185 năm 2009 và 0,266 năm 2010.

HongKong là nước có mức độ thương mại nội ngành đứng thứ 2 trong 10 nước bạn hàng chủ yếu của Việt Nam vào năm 2000 đạt 0,372, nhưng sau đó giảm dần đến năm 2010 là 0,264.

- Các nước có chỉ số IIT cao và tương đối ổn định, thể hiện kinh tế xuất nhập khẩu về sản phẩm chế biến phát triển ổn định đó là Malaysia và Hàn Quốc. Trong năm năm gần nhất Malaysia đều đạt chỉ số từ 0,31 đến 0,34. Hàn Quốc trong mười một năm liên tục đều đạt chỉ số IIT trong khoảng 0,21 đến 0,24, tuy nhiên trong các năm có biến động không đáng kể.

- Bungaria nước có mức độ thương mại nội ngành với Việt Nam chưa cao và biến động qua các năm. Năm 2001 chỉ số IIT là 0, điều đó nói lên hai nước Việt Nam và Bungaria chỉ có hoàn toàn thương mại nội ngành, chưa có thương mại liên ngành, nhưng đến 2010 tăng lên đến 0,030. Cũng tương tự như Bungaria, Cambodia và Việt Nam có mức độ thương mại nội ngành chưa cao và biến động qua các năm.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 63 - 65)