Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 57 - 91)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3.Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này trong tháng đạt 933 triệu USD, tăng 1,4% so với tháng trước. Tính đến hết quý I/2012, cả nước nhập khẩu 2,64 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 88,7%, tương ứng tăng 1,24 tỷ USD; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 2,33 tỷ USD, tăng 113% . Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất nhóm hàng này cho Việt Nam với kim ngạch đạt 641 triệu USD, tăng 49,4%. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 585 triệu USD, tăng 58,3%; Nhật Bản: 395 triệu USD, tăng 86,2%; Hoa Kỳ: 254 triệu USD, tăng hơn 5,8 lần và Singapore: 230 triệu USD, tăng 4,9 lần.

Điện thoại các loại & linh kiện: Trong tháng 3/2012 cả nước đã nhập khẩu 302 triệu USD, giảm 3,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2012 lên 871 triệu USD, tăng 69,6% tương ứng tăng 358 triệu USD so với quý I/2011. Việt Nam nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện chủ yếu từ thị trường Trung Quốc với 641 triệu USD, tăng 83,1% và chiếm 73,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 189 triệu USD, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,24 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng 2/2012. Quý I/2012, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 3,37 tỷ USD, giảm 2,9% so với quý I/2011; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 1,79 tỷ USD, tăng 30,7% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 1,58 tỷ USD, giảm 24,9%. Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc: 998 triệu USD, giảm 17,2% (tương ứng giảm 208 triệu USD); Nhật Bản: 670 triệu USD, tăng 9,5%; Hàn Quốc: 328 triệu USD, tăng 21,9%; Đức: 230 triệu USD, tăng 21,4%; Đài Loan: 200 triệu USD, tăng 8,8%; Hoa Kỳ: 192 triệu USD, tăng 6,7%;… so với 3 tháng/2011.

Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu xăng dầu trong tháng là 759 nghìn tấn, trị giá 794 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 3 tháng, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 2,09 triệu tấn, giảm 29,9%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 852 nghìn tấn, giảm 38,6%; Trung Quốc: 285 nghìn tấn, giảm 16%; Đài Loan: 276 nghìn tấn, giảm 16%; Hàn Quốc: 269 nghìn tấn, giảm 16,8%; Thái Lan: 175 nghìn tấn, tăng 40,9% so với quý I/2011.

Phân bón các loại: Trong tháng nhập khẩu 226 nghìn tấn, tăng 2,7%, trị giá đạt 100 triệu USD, tăng 11,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I/2012 lên 608 nghìn

tấn, giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước với trị giá nhập khẩu đạt 261 triệu USD, giảm 15,2%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam trong quý I/2012 với 252 nghìn tấn, giảm 31,2% và chiếm gần 42% tổng lượng phân bón cả nước nhập về. Tiếp theo là Nhật Bản: 93 nghìn tấn, tăng 27,1%; Nga: 45 nghìn tấn; Bêlarút: 40 nghìn tấn, giảm 60,5%; Canada: 40 nghìn tấn, giảm 34,6%; Philippin: 29 nghìn tấn, giảm 55,3%;…so với cùng kỳ năm 2011.

Ôtô nguyên chiếc: Lượng nhập khẩu ô tô trong tháng 3 đạt gần 2,56 nghìn chiếc, tăng 28,2% so với tháng trước với trị giá nhập khẩu là 55 triệu USD, tăng 36%. Tính đến hết quý I/2012, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là gần 7,32 nghìn chiếc, giảm 53,5% với trị giá là 137 triệu USD, giảm 50,8% so với cùng kỳ năm 2011. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với hơn 3,56 nghìn chiếc, giảm 49,2% và chiếm 48,6% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Tiếp theo là Thái Lan: gần 1,18 nghìn chiếc; Ấn Độ: 927 chiếc; Trung Quốc: 605 chiếc…

Nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da, giày: Trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là 1,09 tỷ USD, tăng 34,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2012 lên 2,64 tỷ USD, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 1,44 tỷ USD, giảm ,4%; nguyên phụ liệu: 665 triệu USD, tăng 3,3%; bông: 208 triệu USD, giảm 34,9% và xơ, sợi là 325 triệu USD, giảm 16,8%.

Trong quý I/2012, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 818 triệu USD, giảm 3,5%; Hàn Quốc: 441 triệu USD, giảm 6%; Đài Loan: 437 triệu USD, giảm 13,8%; Nhật Bản: 155 triệu USD, tăng 9,1%;…

Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là 613 nghìn tấn, giảm 11,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu sắt thép của

cả nước lên 1,8 triệu tấn, tăng 7,3%, trị giá đạt 1,456 tỷ USD, tăng 6,8% so với quý I/2011.

Lượng phôi thép nhập khẩu trong tháng 3 là 43,4 nghìn tấn, tăng nhẹ so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu trong quý I/2012 lên 112 nghìn tấn, giảm 59,4%, trị giá đạt 72,5 triệu USD, giảm 57,7% so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: 425 nghìn tấn, tăng 47,1%; Nhật Bản: 422 nghìn tấn, giảm 7,6%; Hàn Quốc: 415 nghìn tấn, tăng 7,6%; Đài Loan: 210 nghìn tấn, tăng 20,5%... so với quý I/2011.

Hóa chất: Trị giá nhập khẩu trong tháng là 276 triệu USD, tăng 15,9% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2012 lên 700 triệu USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng hóa chất cho Việt Nam trong 3 tháng qua với trị giá là 175 triệu USD, tăng 22,8% và chiếm ¼ tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Đài Loan: 105 triệu USD, giảm 17%; Hàn Quốc: 81 triệu USD, tăng 46,5% và Thái Lan: 79 triệu USD, tăng 31,1% so với quý I/2011.

Biểu đồ 3.3: Một số thị trƣờng nhập siêu chính của Việt Nam

6 tháng/2011

Biểu đồ 3.4: Một số thị trƣờng xuất siêu chính của Việt Nam

6 tháng/2011

3.3. Thực trạng về thƣơng mại nội ngành của Việt Nam giai đoạn hiện nay

Tổng sản phẩm nội địa năm 2009 đạt 93,5 tỷ USD, năm 2010 đạt 102,2 tỷ USD tăng 5% so với năm 2009. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 56,6 tỷ USD, năm 2010 đạt 71,63 tỷ USD tăng 25,5 % mức thực hiện 2009.

Mười tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 46.606 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 55.053 triệu USD và nhập siêu 8.448 triệu USD, bằng 18,1% kim ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,80 tỷ USD (giảm 4,5% so với tháng 10); kim ngạch nhập khẩu đạt 6,55 tỷ USD (giảm 1,1% so với tháng 10, thấp hơn tốc độ giảm của xuất khẩu), nên nhập siêu ở mức 1,75 tỷ USD (tăng 9,4% so với tháng 10 và bằng 36,6% kim ngạch xuất khẩu, cao gấp đôi tỷ lệ của 10 tháng). Tính chung 11 tháng, xuất nhập khẩu và nhập siêu năm 2009 đã giảm so với cùng kỳ năm 2008, nhưng cao hơn mức dự kiến đầu năm. Như vậy, 11 tháng năm 2009 so với 11 tháng năm 2008 xuất khẩu giảm 11,4% (hay giảm 6.614 triệu USD), nhập khẩu giảm 17,9% (hay giảm 13.431 triệu USD), nhập siêu giảm 40,1% (hay giảm 6.817 triệu USD) và tỷ lệ nhập cũng giảm (19,8% so với 29,3%). Như vậy, nước ta vẫn tiếp tục nhập siêu. Mà đã nhập siêu thì vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán, tạo sức ép tăng tỷ giá. Cạnh đó, nhập siêu giảm so với cùng kỳ thì sức ép đối với cán cân thanh toán, đối với tỷ giá không phải chủ yếu đến từ nhập siêu, mà đến từ các yếu tố khác, trong đó có việc giảm nguồn cung từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Về xuất khẩu, có yếu tố dầu thô: tháng 11 giảm 424 nghìn tấn, tương đương với 218 triệu USD, dùng để đưa vào Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở trong nước. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chỉ có 8 mặt hàng có kim ngạch tăng, gồm hoá chất và sản phẩm hoá chất, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, chất dẻo, rau

quả, cà phê, hạt tiêu, sắn và sản phẩm sắn, điện tử máy tính; 15 mặt hàng khác kim ngạch bị sụt giảm, trong đó giảm nhiều là dầu thô, cao su, giày dép, dây điện và cáp điện. Tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn còn giảm 11,4%; nếu tháng 12 tới chỉ đạt 4,8 tỷ USD thì cả năm chỉ đạt 56,2 tỷ USD, vẫn còn giảm ở mức hai chữ số - tức là không đạt được mức điều chỉnh tăng 3% và vẫn cao hơn tốc độ giảm theo dự kiến gần đây. Sự sụt giảm này vẫn có các nguyên nhân về cơ cấu xuất khẩu, về thị trường, về giá cả và quan trọng nhất vẫn là hiệu quả và sức cạnh tranh. Về nhập khẩu, tuy giảm nhưng quy mô vẫn lớn hơn xuất khẩu. Trong các mặt hàng nhập khẩu, ngoài những mặt hàng thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu (như lúa mỳ, phân bón, chất dẻo, giấy, sợt dệt, bông, sắt thép,...). Đáng lưu ý, ô tô nguyên chiếc tăng khá cao (37%). Nhập siêu đang có xu hướng tăng do nhu cầu cao hơn vào cuối năm nay cũng như đầu năm tới, giá nhập khẩu cũng đang có xu hướng tăng dần. Chưa kể, do giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới sẽ còn nhập khẩu vàng (hiện chưa tính vào tháng 11) và chưa kể nhập lậu. Trong tháng 2-2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 3,7 tỉ USD, giảm 26,2% so với tháng trước và 27,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, do số ngày nghỉ Tết Nguyên đán chiếm đến 1/3 thời gian nên tính chung kim ngạch xuất khẩu 2 tháng năm 2010 chỉ đạt 8,7 tỉ USD, giảm 2,2% so cùng kỳ.

Xuất nhập khẩu trong các tháng đầu năm: Sau khi xuất siêu 220 triệu USD trong quý 1, kim ngạch xuất nhập khẩu quay lại tình trạng nhập siêu trong tháng 4 với do khó khăn tại những thị trường xuất khẩu chính cũng như giá hàng hóa nông sản xuất khẩu giảm. So với cùng kỳ năm 2011 xuất khẩu đạt 33.4 tỷ VND tăng 21.6% trong khi nhập khẩu đạt 33.6 tỷ USD tương đương mức tăng 4.4%; trong cơ cấu giảm nhập khẩu các nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất là nguyên vật liệu, sắt thép, sắt vụn, ngũ cốc và thức ăn gia súc. Đáng chú ý là trong cơ cấu xuất nhập khẩu các doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp trong nước với tỷ trọng xuất khẩu là 53%, nhập

khẩu là 52%; so với cùng thời kỳ năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng khiêm tốn 4.3% trong khi nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước giảm 12% tương đương 2.2 tỷ USD.

Nếu so sánh với nhập siêu quý 1/2011 là 3 tỷ USD, nhập siêu trong 4 tháng đầu năm 2012 là hoàn toàn tích cực với tình hình nhập siêu như hiện tại cán cân vãng lai thặng dư khoảng 2 tỷ USD trong khi cán cân tài chính và vốn cũng đạt tình trạng thặng dư đưa tổng cán cân thanh toán thặng dư trên 2 tỷ USD so với thâm hụt của cùng kỳ năm 2011 là 126 triệu USD. Nếu tình hình xuất nhập khẩu được duy trì như trong các tháng vừa qua, tỷ lệ nhập siêu trên tổng giá trị xuất khẩu sẽ ở dưới 5%.

Tuy thâm hụt thương mại được thu hẹp góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá trong ngắn hạn nhưng về trung và dài hạn đây là tín hiệu không tích cực do các doanh nghiệp trong nước đều bế tắc cả đầu vào lẫn đầu ra khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạn chế nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và hàng hóa đầu vào.

3.3.1. Mức độ thương mại nội ngành (IIT)

Mức độ thương mại nội ngành chế biến của việt Nam và các nước được đưa vào nghiên cứu giai đoạn 2000- 2010được trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thƣơng mại nội ngành hàng chế biến của Việt Nam với 10 nƣớc bạn hàng chủ yếu Năm Quốc gia 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc 0,083 0,144 0,166 0,196 0,159 0,158 0,148 0,125 0,157 0,185 0,266 Nhật Bản 0,424 0,441 0,415 0,476 0,516 0,514 0,519 0,508 0,544 0,534 0,532 Hàn Quốc 0,219 0,211 0,190 0,167 0,179 0,181 0,219 0,216 0,242 0,227 0,232 Ấn Độ 0,068 0,066 0,086 0,087 0,095 0,130 0,145 0,197 0,343 0,418 0,382 HongKong 0,372 0,363 0,260 0,303 0,294 0,276 0,341 0,327 0,441 0,342 0,264 Canada 0,059 0,066 0,090 0,094 0,088 0,084 0,068 0,123 0,154 0,156 0,135 Denmark 0,024 0,078 0,081 0,143 0,231 0,280 0,212 0,226 0,253 0,241 0,187 Bulgaria 0,000 0,071 0,135 0,025 0,024 0,097 0,067 0,023 0,056 0,062 0,020 Campuchia 0,050 0,070 0,086 0,073 0,066 0,055 0,068 0,037 0,024 0,024 0,021 Malaysia 0,802 0,332 0,296 0,257 0,221 0,310 0,310 0,303 0,344 0,330 0,450

Qua bảng 3.1 cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương mại nội ngành chế bến (Chỉ số IIT) của Việt Nam với các nước đối tác được đem ra phân tích có biến động nhưng với xu hướng ngày càng phát triển theo thời gian. Điều đó khẳng định xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm từ ngành chế biến của nước ta đang phát triển.

Trong mười nước là bạn hàng của Việt Nam từ năm 2000 đến 2010, Nhật Bản là nước có quan hệ thương mại nội ngành chế biến lớn nhất, đạt trung bình năm là 0,493, thương mại nội ngành tương đối ổn định và phát triển, thể hiện mối quan hệ thương mại rất phát triển giữa hai nước. Tiếp sau đó là hai nước đối tác thương mại ngành hàng chế biến ổn định phát triển là Malaysia đạt trung bình năm là 0,359 và Ấn Độ đạt 0,183. Trung Quốc đạt 0,162 và Hồng Kông đạt 0,326. Hàn Quốc, Ấn Độ, Canađa, Danmazk giao thương sản phẩm chế biến với Việt Nam ở mức trung bình. Cuối cùng là Bulgaria và Campuchia là hai nước có mối quan hệ thương mại hai chiều ngành hàng chế biến với Việt Nam còn thấp.

- Trong các đối tác trên, Ấn độ có tốc độ rất nhanh về xuất nhập khẩu mặt hàng chế biến với Việt Nam. Thương mại nội ngành liên tục tăng qua các năm. Năm 2001 chỉ số IIT là 0,068, nhưng đến năm 2009 đã là 0,418 và 2010 là 0,382. Đây là con số rất đáng mừng, nói lên quan hệ kinh tế mua bán hai chiều về mặt hàng chế biến của Việt Nam - Ấn Độ cực kỳ phát triển.

Denmazk cũng là nước kế tiếp sau Ấn Độ có thương mại nội ngành liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 chỉ số IIT là 0,024, nhưng đến 2010 tăng lên đến 0,187.

Nhật Bản là nước có mức độ thương mại nội ngành cao nhất với Việt Nam và liên tục tăng qua các năm. Năm 2000 chỉ số IIT là 0,424, nhưng đến 2010 tăng lên đến 0,532.

Trung Quốc cũng là nước có mức độ thương mại nội ngành khá cao với Việt Nam và biến động theo chiều hướng tăng qua các năm 2000-2004. Đến

năm 2005-2008 giảm nhẹ, sau đó lại tiếp tục tăng đến 0,185 năm 2009 và 0,266 năm 2010.

HongKong là nước có mức độ thương mại nội ngành đứng thứ 2 trong 10 nước bạn hàng chủ yếu của Việt Nam vào năm 2000 đạt 0,372, nhưng sau đó giảm dần đến năm 2010 là 0,264.

- Các nước có chỉ số IIT cao và tương đối ổn định, thể hiện kinh tế xuất nhập khẩu về sản phẩm chế biến phát triển ổn định đó là Malaysia và Hàn Quốc. Trong năm năm gần nhất Malaysia đều đạt chỉ số từ 0,31 đến 0,34. Hàn Quốc trong mười một năm liên tục đều đạt chỉ số IIT trong khoảng 0,21 đến 0,24, tuy nhiên trong các năm có biến động không đáng kể.

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của việt nam (Trang 57 - 91)