Xác định mục tiêu chiến lược phát triển và định ra bước đi trong từng thời kỳ. Đánh giá khó khăn thuận lợi, tìm ra những biện pháp hữu hiệu có tầm quan trọng đặc biệt, có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty.
dựng và Thương Mại Hưng Cường đã xây dựng kế hoạch định hướng chiến lược phát triển đến 2015 và một vài năm tiếp theo và mục tiêu của chiến lược của công ty là “tạo sự ổn định vững chắc, trên cơ sở đó phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất một cách toàn diện, đa dạng hoá, mở rộng thị trường kinh doanh thương mại nội địa kết hợp với kinh doanh xuất, nhập khẩu. Sản xuất đi đôi với các dịch vụ và chuẩn bị tiềm năng về mọi mặt cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”.
* Về công tác cán bộ:
- Tạo lập mối quan hệ tốt giữa Ban lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên và nhân viên.
- Có chính sách quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, có thưởng cho những nhân viên giúp Công ty ký được các hợp đồng lớn, cho những phát minh sáng chế. Bên cạnh đó, cũng có chế độ phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm nội quy, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
* Về công tác sản xuất kinh doanh dịch vụ:
Mục tiêu đến 2015 đạt mức tổng doanh thu là 36 tỷ đồng, tăng 400% so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân/năm từ 2010-2015 là 15-20%. Công ty định hướng phát triển trên 3 mặt: Tư vấn thiết kế-sản xuất-thương mại
-Tư vấn thiết kế chiếm 40% tổn doanh thu.
- Thương mại chiếm 40- 50% tổng doanh thu, trong đó bán buôn chiếm tỷ trọng từ 60-70%.
-Sản xuất bột bentonite API chiếm 10-20% tổng doanh thu.
Phấn đấu tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ ngay tại địa phương thực hiện chuyển marketing các giao dịch sang marketing các quan hệ trong thương mại bán buôn và xuất khẩu, củng cố và phát triến tốt mối quan hệ sẵn có giữa các nhà sản xuất và cung cấp hàng với công ty theo tiếp cận quản trị chiến lược, phát huy vai trò nhà phân phối chính
* Về kinh doanh xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại chuẩn bị cho hội nhập khu vực và quốc tế:
- Tập trung đầu tư phòng trưng bày sản phẩm sản xuất của công ty và các mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu tại 2 trung tâm đã có tại Hà Nội
- Trong một năm tham dự ít nhất hai hội chợ nước ngoài.
- Xây dựng và có biện pháp bảo vệ thương hiệu trước khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Tiếp cận thị trường nước ngoài bằng nhiều sơ đồ thức để tìm kiếm đối tác. Giao dịch qua thư điện tử, fax, xây dựng trang web xúc tiến thương mại để giới thiệu công ty, mặt hàng công ty. Thông qua các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam và Thương vụ Việt Nam ở các nước.