Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 98 - 103)

Sự trung thực của KH ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý nợ xấu của NH. Do đó để góp phần giảm nợ xấu, yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngành ngân hàng cũng như của nền kinh tế, yêu cầu đầu tiên đối với các doanh nghiệp vay vốn NH là cung cấp các số liệu trung thực, thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin cho NH trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của KH để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Về tài sản đảm bảo cũng cần phải có sự nhất quán và trung thực của doanh nghiệp. Hạn chế tối đa các hành vi lừa đảo và che dấu các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp mình.

Phương án kinh doanh khả thi, phương thức quản lý tiên tiến cũng góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KH đạt hiệu quả cao. KH cần sử dụng vốn vay NH đúng đối tượng và mục đích xin cấp tín dụng. Tạo

điều kiện cho các bộ tín dụng kiểm tra, giám sát được việc sử dụng vốn vay từ khi giải ngân đến khi đến hạn trả nợ.

Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp. Với những rủi ro bất khả kháng hoặc không thể lường trước, NH có thể hiểu và thông cảm. Còn đối với những rủi ro có thể dự tính trước được, doanh nghiệp cần có các biện pháp để đề phòng, cố gắng hạn chế hậu quả của nó, để đảm bảo lợi nhuận và không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH, giữ uy tín trước đối tác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương này, sau khi rút ra những thành tựu, tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân của tồn tại, tác giả đưa ra một số giải pháp có thể áp dụng được đối với tình hình thực tế của CN. Trước hết đối với các giải pháp phòng ngừa nợ xấu có thể áp dụng như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nội tại của CN; Lựa chọn KH để cấp tín dụng một cách chính xác thông qua việc xếp hạng tín dụng đối với KH; Chấp hành đúng quy trình tín dụng…Để phòng ngừa nợ xấu thì cần thiết phải có một cơ cấu tín dụng hợp lý kết hợp với việc phân tán rủi ro. Tuy nhiên rủi ro là không thể không xuất hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và hoạt động kinh doanh nào, do vậy cần phải có các giải pháp để xử lý rủi ro khi đã phát sinh thành nợ xấu. CN cần có bộ phận giám sát hoạt động kinh doanh của KH, để phát hiện kịp thời nợ xấu để chủ động xử lý. Để thu hồi tối đa nợ cần phải đa dạng các phương thức xử lý vừa cương vừa nhu phù hợp với thái độ và ý chí trả nợ của KH. Ngoài ra có thể áp dụng một giải pháp mới là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp đối với các doanh nghiệm có tiềm lực. Bên cạnh đó để các giải pháp này đạt hiệu

quả, cần thiết phải có sự hợp tác, hỗ trợ từ phía Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Chính Phủ có thể tạo điều kiện cho các NHTM khi hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động NH, luật pháp hóa các quy định về an toàn trong hoạt động NH, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện hạch toán đúng quy định, đảm bảo số liệu trung thực để giúp các NHTM có thông tin chính xác về KH. Đối với NHNN, là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động của NHTM, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển. Là chi nhánh của hệ thống Vietinbank, CN Ba Đình cùng với các chi nhánh khác cũng cần có sự hỗ trợ của ngân hàng mẹ, đó có thể là các thông tin, các đáng giá về khách hàng từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, là chính sách lương thưởng hậu hĩnh xứng đáng với thành quả lao động của cán bộ hay việc hoàn thiện các quy trình, văn bản quy định về quản lý và phòng ngừa rủi ro, nợ xấu, làm kim chỉ nam cho hoạt động của các chi nhánh.

KẾT LUẬN

Quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm làm tăng chất lượng các dự án vay, các khoản vay, tăng tính thanh khoản,giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện ngành ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có điểm dừng, thì công tác quản lý nợ xấu lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trở thành vấn đề cấp thiết, xuyên suốt trong mục tiêu hoạt động quản lý ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình nói riêng.

Luận văn nghiên cứu sâu thực trạng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu cũng như công tác quản lý nợ xấu của VietinBank Ba Đình. Qua đó, tác giả chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế cần được khắc phục. Căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển của VietinBank trong giai đoạn phát triển tới, các giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu và xử lý nợ xấu được mạnh dạn đưa ra để Chi nhánh Ba Đình có thể áp dụng. Bên cạnh đó, nằm ngoài quyền kiểm soát, quyết định của Chi nhánh, nhằm hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển theo hướng bền vững các kiến nghị cũng được đề xuất với các cơ quan hữu quan (Chính phủ, NHNN, Vietinbank) và với khách hàng. Các đề xuất này không nhằm ngoài mục đích tạo điều kiện để Chi nhánh có thể thực hiện tốt các giải pháp được đưa ra.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi Nhánh Ba Đình mà tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu và tích lũy được. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian có hạn và khả năng nắm bắt về lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh liên tục thay đổi nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Bởi vậy, tác giả rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGND, PGS.TS Tô Ngọc Hưng, “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt Nam”, đăng ngày 13/11/2012, website vietstock.vn.

2. PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (2011), Tài chính doanh nghiệp, Nxb đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng, quy trình cho vay và quản lý tín dụng.

4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình (2012),

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm (2009 – 2011).

5. ThS. Nguyễn Hữu Nghĩa, “Thực trạng nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay”.

6. Tuấn Lân, “Đề xuất 10 giải pháp xử lý nợ xấu”, trang Ebank, chuyên trang Tài chính ngân hàng của báo VnExpress.

7. TS. Đào Minh Phúc, “Giới thiệu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng – giải pháp giảm thiểu nợ xấu”.

8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

9. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN- ngày 25/4/2007, về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN.

10.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Công văn số 2506/NHNN-CSTT ngày 24/4/2012, về việc giải pháp về hoạt động tín dụng.

11.Hà Thị Thúy Vân, “Quản lý nợ’ xấu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Giải pháp nào giảm thiểu rủi ro”, Báo Tài chính Doanh nghiệp, số 4- 2007, trang 18 – 19.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 98 - 103)