Đối với Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 95 - 97)

- Là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉnh sửa, bổ sung các văn bản cần thiết để các NHTM hoạt động an toàn hơn. Nâng cao chất lượng hoạt động điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Xây dựng và hoàn thiện các quy định về các công cụ bảo hiểm tín dụng.

- NHNN cần rà soát các văn bản hiện hành có liên quan đến việc xử lý nợ tồn đọng và tham khảo thêm ý kiến của các NHTM để ban hành các chế tài phù hợp với tình hình hiện nay như việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro nhằm một mặt tạo thuận lợi trong kinh doanh của các NHTM trong bối cảnh phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng nước ngoài, mặt khác cũng đảm bảo được độ rủi ro có thể chấp nhận tạo đà cho sự phát triển ổn định

của hệ thống tài chính Việt Nam.

- Sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán, quy định hạch toán kế toán sao cho phản ánh đúng kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng và khách hàng.

- Trên thực tế không có chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ, nhưng tiêu chí, cách thức phân loại nợ của Việt Nam (gồm cả tiêu chí định lượng như thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ… và tiêu chí định tính như chấm điểm, xếp hạng KH, đánh giá khả năng trả nợ của KH…) tương đối sát với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên việc sử dụng các hệ thống tiêu chí phân loại nợ khác nhau sẽ cho kết quả nợ xấu không giống nhau, vì vậy khi xác định, đo lường, phân tích, đánh giá nợ xấu phải xem xét, hiểu được hệ thống phân loại nợ và trích lập DPRR được sử dụng. NHNH cần rà soát, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng.

- NHNN cần triển khai các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng và phát triển mạnh cơ sở dữ liệu chung về KH có quan hệ tín dụng với các TCTD.

- Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định và chính sách về mua bán nợ.

- Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng, mạch máu lưu thông vốn của nền kinh tế, góp phần vận hành có hiệu quả nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập càng sâu và rộng với hệ thống ngân hàng thế giới. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các NHTM dựa vào công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc tiên tiến tối ưu đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Tăng cường cổ phần hóa các NHTM nhà nước sẽ đẩy nhanh năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, kỹ

năng quản trị phù hợp với thực tế của một nền kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững và năng động.

- NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để tạo động lực cho các NHTM tăng cường, mở rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế. Nhất là nâng cao khả năng trích lập dự phòng rủi ro một chính chính xác, chủ động đối phó với các khoản nợ xấu, đặc biệt là những khoản nợ không thể lường trước được và không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn hỗ trợ cần phải đúng thời điểm, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn, nên kinh tế suy thoái, kích thích tăng tính thanh khoản của hệ thống, tạo động lực thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đưa đất nước đi lên, qua cơn thử thách như hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 95 - 97)