Những hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 75 - 76)

Qua việc xem xét đánh giá các công cụ quản lý RRTD, quản lý nợ xấu và việc sử dụng các công cụ đó trong công tác quản lý tại CN Ba Đình, ta thấy công tác quản lý nợ xấu đang có những biến chuyển tiến gần với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế hơn. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể:

- Hoạt động tín dụng đã được đa dạng hóa song định hướng đầu tư tín dụng đối với từng loại khách hàng chưa có sự thống nhất trong toàn hệ thống nhằm phân tán rủi ro.

- Nội dung báo cáo thẩm định chưa đánh giá được chính xác tình hình tài chính của khách hàng, cũng như chưa đánh giá được mức độ rủi ro của khách hàng.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu về hạn chế rủi ro tín dụng, chưa đảm bảo tính kịp thời.

- Các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu gia tăng cùng quy mô tín dụng. Nợ xấu mặc dù đã được xử lý rủi ro phần lớn nhưng vẫn ở mức cao do ảnh hưởng của nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Vinashin cũ.

- Trong hoạt động thu hồi nợ, hoạt động thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay, cũng như khởi kiện, thi hành án để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, thời gian xử lý của các cơ quan thực thi pháp luật còn chậm và phát sinh nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, các biện pháp đưa ra còn nhiều bất cập và hầu như chỉ quan tâm đến việc giải quyết hậu quả đã xảy ra chứ chưa có biện pháp triệt để nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 75 - 76)