Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 76 - 80)

Thứ nhất, bộ máy quản lý tín dụng đang trong quá trình thay đổi mô hình

Từ đầu năm 2012, VietinBank thực hiện chuyển đổi mô hình bán lẻ, tách biệt giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản lý rủi ro. Tuy nhiên, vì mới chuyển đổi nên mô bộ máy hoạt động vẫn chưa hoàn chỉnh. Cán bộ tín dụng vẫn tiến hành thẩm định lần một rồi CBTĐ thẩm định lần hai. VietinBank đang chuẩn bị thành lập một trung tâm thẩm định rủi ro, theo đó, mô hình ở CN không còn phòng quản lý rủi ro, tất cả các món vay cần thẩm định của CN đều được thẩm định tại trung tâm này. Với những sự chuyển đổi như vậy, VietinBank đang quyết tâm triển khai thực hiện mô hình quản lý tín dụng tập trung mới nhằm quản lý rủi ro một cách tốt nhất tránh được những bất đồng về quyền hạn và chỉ tiêu của phòng khách hàng, giám đốc chi nhánh và phòng quản lý rủi ro như mô hình hiện tại.

Thứ hai, quy trình tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu hạn chế rủi ro tín dụng, đồng thời việc thực hiện quy trình tín dụng còn chưa nghiêm túc

Quá trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay còn lỏng lẻo, có nhiều khoản giải ngân bằng tiền mặt theo sự lý giải của KH một cách bất hợp lý và đã thực sự trở thành nợ xấu, giám sát kiểm tra sau khi cho vay thực hiện qua loa. Nhiều KH ở ngoài địa bàn hoạt động của CN nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát dòng tiền của KH không đảm bảo tính chính xác và kịp thời.

Các phòng ban đặc biệt là phòng quản lý rủi ro hiện tại không có quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng như với hạn mức từ 1 tỷ trở lên phải có phó phòng quản lý rủi ro ký… và mỗi công việc đều phải có một mẫu biểu để kiểm tra từng bước như phê duyệt tín dụng (kiểm tra về hạn mức tín dụng có vượt hạn mức cho từng công

ty, từng nhóm không, có đầy đủ hồ sơ tài chính không…), nhập hạn mức (khách hàng đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện kiên quyết trong hợp đồng chưa…), giải ngân. Việc này sẽ hạn chế những thiếu sót trong các bước của cấp hạn mức tín dụng.

Về hợp đồng tín dụng, hiện tại vẫn được lưu và kiểm tra bởi cán bộ tín dụng, không có quy trình lưu giữ như hồ sơ tài sản đảm bảo trong két chống cháy, đây là những hồ sơ quan trọng có tính pháp lý ảnh hưởng đến quá trình xử lý nợ xấu bằng kiện tụng nếu xảy ra.

Thứ ba, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu chưa thực sự đa dạng

Biện pháp chủ yếu xử lý nợ xấu mà CN Ba Đình sử dụng hiện nay là đẩy mạnh thu hồi nợ trực tiếp, cơ cấu lại con nợ, xử lý tài sản đảm bảo, dùng quỹ dự phòng rủi ro, dùng các biện pháp pháp lý và nguồn chính phủ để xử lý, chưa thực hiện được nhiều biện pháp thu hồi nợ xấu. Bên cạnh các biện pháp truyền thống, cần phải có các biện pháp xử lý, tái cơ cấu các khoản nợ, tái cơ cấu các doanh nghiệp để họ có thể hoạt động hiệu quả cao hơn, như vậy ngân hàng có thể đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu.

Thứ tư, cơ sở pháp lý và việc thực thi về xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ còn bất cập

Hiện nay, tài sản bảo đảm tiền vay tại CN Ba Đình chủ yếu là bất động sản. Trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, ngân hàng có thể thoả thuận để khách hàng tự bán tài sản trả nợ, nhưng khó khăn là người vay và người thế chấp có thể không phải là một, đôi lúc xảy ra xung đột về quyền lợi, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý. Theo quy định nếu KH không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay nhưng thực tế, ngân hàng là tổ chức kinh tế chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước. Việc thoả thuận biện pháp thu hồi nợ với KH không thành công thì việc thu hồi nợ vẫn thực hiện chủ yếu qua con đường khởi kiện. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến

khi bán được tài sản qua trung tâm đấu giá có thể kéo dài đến hơn hàng năm, đồng thời mất chi phí toà án, nhân sự để quản lý việc kiện tụng,… gây nhiều tốn kém cho ngân hàng.

Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát độc lập yếu về công nghệ

Công nghệ phục vụ cho nghiệp vụ kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế. Trong khi các mặt nghiệp vụ ngày càng đa dạng, luôn đổi mới và sử dụng công nghệ thông tin thì việc kiểm tra chủ yếu vẫn mang tính thủ công.

Thứ sáu, chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiệu quả

Do chưa có mô hình riêng để phân tích rủi ro KH để xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn, tối đa đối với KH, cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, đơn vị tác giả lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu. Là chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt nam, CN Ba Đình có bề dày hoạt động cùng đội ngũ cán bộ trẻ hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có uy tín trên thị trường. Thực trạng nợ xấu tại CN được thể hiện bẳng bảng số liệu nợ quá hạn qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu của CN so với tổng dư nợ chỉ ở mức có thể chấp nhận được trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế, năm 2009 tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 chỉ là 0,78%, tuy nhiên sang năm 2010 tỷ lệ này vọt lên 10,64% do dư nợ của 1 khách hàng đều bị chuyển sang nhóm nợ xấu nhưng sau đó năm 2011 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 3,34% và năm 2012 là 1% . Công tác xử lý nợ xấu của CN cũng tương đối tốt

khi số nợ thu hồi được đều vượt so với kế hoạch. Kết quả này có được là do CN điều chỉnh, gia hạn nợ nhưng chủ yếu là do việc trích lập dự phòng đủ và đúng quy định. Quy trình cấp tín dụng, thẩm định và quản lý nợ xấu của CN được đưa vào với mục đích chỉ ra những điểm đạt và thiếu sót từ khâu quy trình có thể ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu như thế nào. Có thể kể ra một số hạn chế như nội dung báo cáo thẩm định chưa đánh giá chính xác tình hình tài chính của KH; hoạt động kiểm soát chưa đảm bảo tính kịp thời; việc thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của những tồn tài này chủ yếu xuất phát từ quy trình tín dụng còn bất cập, biện pháp xử lý nợ xấu chưa đa dạng, công nghệ phục vụ kiểm tra, giám sát còn yếu. Đối mặt với những hạn chế đó, một số giải pháp mà CN có thể áp dụng được đưa ra.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 76 - 80)