Một số hoạt động kinh doanh chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 52 - 74)

Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn kinh tế thủ đô tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tình hình biến động của thị trường không thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước dẫn đến sức mua của dân có phần chững lại và có chiều hướng giảm sút làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Để đối phó với tình trạng trên, trong công tác chỉ đạo kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng, Chi nhánh Ba Đình đã kết hợp công tác chấn chỉnh hoạt động ngân hàng với việc thực hiện kinh doanh lấy mục tiêu: “Kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý”, với phương châm “Kịp thời chấn chỉnh những tồn tại thiếu sót cũ, ngăn chặn những sai lầm thiếu sót phát sinh mới, tiếp tuc phát triển tín dụng, đặc biệt với lĩnh vực kinh tế nhà nước, gắn hiệu quả cho vay với an toàn vốn”. Đến nay CN Ba Đình đã khẳng định được vai trò của mình với nền kinh tế thủ đô, đứng vững và phát triển trong cơ chế đổi mới chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các mặt kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng, thường xuyên tăng cường các nguồn vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

a. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là tài nguyên quan trọng bậc nhất của bất kể NH nào. Sự tăng trưởng của nó có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NH. Hiểu điều đó, Ban lãnh đạo CN Ba Đình đã xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là trọng tâm số một trong hoạt động kinh doanh của CN. Vì vậy ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo CN đã chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp để tăng

trưởng nguồn vốn, giao chỉ tiêu từng tháng đến từng cán bộ và gắn trách nhiệm cho lãnh đạo phòng và lãnh đạo CN, đồng thời thường xuyên kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện từng tuần, từng tháng để có biện pháp kịp thời. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2. 1: Tình hình huy động vốn qua các năm

(đơn vị: tỷ đồng) Theo loại tiền tệ

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Đạt được Tăng trưởng Đạt được Tăng trưởng Đạt được Tăng trưởng Tổng huy động vốn 5.600 8.200 146% 9.900 121% 11.600 117% Nội tệ 4.200 7000 166% 8.200 117% 10.000 122% Ngoại tệ quy đổi VNĐ 1.400 1.200 86% 1.700 142% 1.600 94%

Theo hình thức tiền gửi

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Đạt được Tăng trưởng Đạt được Tăng trưởng Đạt được Tăng trưởng Tổng huy động vốn 5.600 8.200 146% 9.900 121% 11.600 117% Tiền gửi TCKT 3.100 4.900 158% 4.500 91,9% 5.990 133% Tiền gửi tiết kiệm 2.500 3.060 122% 3.900 126,5% 4.200 108% Tiền gửi định chế

TC 240 1.425 594% 1.300 91%

Tiền gửi ATM 75 110 146%

Huy động liên Chi

nhánh 31

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VietinBank – CN Ba Đình

Sự tăng trưởng nhanh chóng từ nguồn vốn huy động trong 4 năm qua của CN Ba Đình cho thấy chiến lược huy động vốn nói riêng và chiến lược

hoạt động của CN đã phát huy hiệu quả, ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của CN trong hệ thống Vietinbank và trong ngành ngân hàng.

Biểu 2. 1: Huy động vốn

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VietinBank – CN Ba Đình

Qua biểu trên cho thấy, trong 04 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của CN Ba Đình luôn ở mức cao và ổn định, nguồn vốn năm 2010 tăng 2.600 tỷ đồng (46%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 1.700 tỷ đồng (21%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 1.700 tỷ đồng (tương đương tăng 17% so với năm trước đó). Năm 2011 và 2012, CN Ba Đình là 1 trong 4 Chi nhánh có nguồn vốn huy động cao nhất hệ thống VietinBank (Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP CTVN năm 2011). Điều này có được là do CN đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Đồng thời nó là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ hiện đại và phong cách giao dịch văn minh của người cán bộ ngân hàng.

Trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi tiết kiệm dân cư. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu khách

quan của sự phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động và sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ mà NH cung cấp để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Tiền gửi TCKT năm 2010 tăng 1.800 tỷ đồng (58%) so với năm 2009, năm 2011 giảm 400 tỷ đồng (-8,1%) so với năm 2010, năm 2012 lại có sự tăng trưởng 33% so với năm 2011. Tiền gửi dân cư tăng đều hàng năm, năm 2010 tăng 560 tỷ đồng (22%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 840 tỷ đồng (26,5%) so với năm 2010, năm 2012 vừa qua cũng tăng thêm 8%. Xét huy động vốn theo loại tiền tệ thì tiền gửi VNĐ năm 2010 tăng 2.800 tỷ đồng (66%) so với năm 2009, năm 2011 tăng 1.200 tỷ đồng (11%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 22%. Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ tuy năm 2010 giảm 200 tỷ đồng (-14%) so với năm 2009, tuy nhiên sang năm 2011 lại có sự tăng trưởng tốt với 42%so với năm 2010. Năm 2012 tiền gửi ngoại tệ giảm nhẹ (- 6%).

b. Hoạt động tín dụng

Mục tiêu tăng trưởng nguồn dư nợ là mục tiêu số hai trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Bởi lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng luôn tiềm ẩn rủi ro trong khi nguồn vốn đem lại lợi nhuận cao thứ hai nhưng rủi ro tuy có nhưng ở mức thấp hơn rất nhiều. Kết quả cho vay như sau:

Bảng 2. 2: Tình hình cho vay qua các năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Đạt được Tăng trưởn g Đạt được Tăng trưởn g Đạt được Tăng trưởn g

Dư nợ cho vay nền

kinh tế 3.800 5.660 149% 5.300 93.6% 6.000 113%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VietinBank – CN Ba Đình

Biểu 2. 2: Tình hình cho vay nền kinh tế

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VietinBank – CN Ba Đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 04 năm gần đây, dư nợ qua các năm có sự thay đổi: năm 2010 tăng 1.860 tỷ đồng (49%) so với năm 2009 và năm 2011 giảm 360 tỷ đồng (- 6,4%). Năm 2012 dư nợ cho vay lại có sự tăng trưởng khá với 13% so với năm trước đó. Cơ cấu dư nợ của CN có thể phân thành 3 loại như sau:

- Theo thời hạn vay

Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của CN Ba Đình song cho vay trung dài hạn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Do đó CN đã mở rộng đầu tư theo chiều sâu góp phần vào quá

trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật bằng cách tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, cho vay trung dài hạn tập trung vào các dự án dổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng mà thị trường đang và sẽ có nhu cầu là rất cần thiết đối với các ngân hàng trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ gia tăng sử dụng vốn lưu động là điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay vốn tín dụng ngắn hạn.

Bảng 2. 3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng dư nợ (tỷ đ) 3.800 5.660 5.300 6.000 Cho vay ngắn hạn 2.400 63 3.500 62 3.300 62 4.100 68 Cho vay TDH 1.400 37 2.160 38 2.000 38 1.900 32

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VietinBank – CN Ba Đình

Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn giữa các năm, về cơ bản là cố định, có thay đổi nhưng không đáng kể. Điều đó thể hiện tính ổn định trong cơ cấu nợ theo thời hạn khoản vay tại CN Ba Đình.

- Theo đơn vị tiền tệ

Dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng khá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. 4: Cơ cấu dư nợ theo đơn vị tiền tệ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng dư nợ (tỷ đ) 3.800 5.660 5.300 6.000

VNĐ 2.800 74 3.960 70 4.400 83 5.000 83 Ngoại tệ qui VNĐ 1.000 25 1.700 29 900 17 1.000 17

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VietinBank – CN Ba Đình

Năm 2009 dư nợ VNĐ là 2.800 tỷ đồng chiếm 74% tổng dư nợ. Năm 2010 là 3.960 tỷ đồng chiểm 70% tổng dư nợ. Năm 2011 và năm 2012 dư nợ VNĐ đều chiếm 83% tổng dư nợ. Trong cơ cấu trên tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ có xu hướng tăng, điều đó cho thấy cơ cấu tín dụng là chưa hợp lý. Nguyên nhân xảy ra cơ cấu trên là do CN Ba Đình mặc dù có nghiệp vụ thanh toán quốc tế song chưa phát huy hoạt động cho vay ngoại tệ. Thêm vào đó là môi trường kinh doanh ngoại tệ không mấy thuận lợi như tỷ giá liên tục lên xuống, thị trường trong nước đang gặp nhiều khó khăn.

Qua phân tích trên cho thấy mặc dù Ngân hàng đã có cố gắng song cơ cấu tín dụng theo đơn vị tiền tệ vẫn còn chưa hợp lý. Chính vì vậy tập thể cũng như Ban Lãnh đạo VietinBank cần có những chính sách hợp lý hơn trong cơ cấu dư nợ này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng.

- Theo hình thức bảo đảo khoản vay

Bảng 2. 5: Cơ cấu dư nợ theo hình thức bảo đảm khoản vay Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng dư nợ (tỷ đ) 3.800 5.660 5.300 6.000 CV không TSBĐ 1.200 32 1.600 28 2.500 46 2.800 47 CV có TSBĐ 2.600 67 4.060 71 2.800 54 3.200 53

Năm 2011, CN Ba Đình đã hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao như: cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…, đẩy mạnh cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ năng lực tài chính, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất. Thực hiện cho vay theo các chương trình của Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nông nghiệp phát triển nông thôn, cho vay xuất khẩu… góp phần hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, đồng thời đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của CN. Trong đó dư nợ có tài sản đảm bảo luôn có tỷ trọng cao hơn dư nợ không có tài sản bảo đảm.

2.2 THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.2.1 Thực trạng nợ xấu tại Vietinbank – CN Ba Đình 2.2.1.1 Nợ có vấn đề

Đây là những khoản nợ mặc dù chưa đến hạn trả nợ song trong quá trình kiểm tra giám sát khách hàng cán bộ tín dụng (CBTD) nhận thấy vốn cho vay có khả năng xảy ra rủi ro lớn hơn so với dự kiến và có nguy cơ chuyển sang nợ quá hạn. Để có thể phát hiện ra những khoản nợ có vấn đề đòi hỏi CBTD phải thường xuyên giám sát, kiểm tra các khoản nợ vay. CN đã phân ra mỗi CBTD chịu trách nhiệm quản lý một số khách hàng. Các cán bộ phải thường xuyên lập các báo cáo phân tích thực trạng các khoản vay. Đi sâu, đi sát KH đồng thời rà soát, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của từng doanh nghiệp. Trong thời gian qua với việc giám sát KH một cách chặt chẽ CN đã hạn chế được rủi ro và cũng đã phát hiện được một số doanh nghiệp có dư nợ có vấn đề. Và CN cũng đã có những biện pháp để xử lý những khoản nợ có vấn đề đó. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra

giám sát vốn vay Ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

2.2.1.2 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động NHTM. Nếu tình trạng nợ quá hạn của NH quá cao thì khả năng rủi ro là rất lớn, thậm chí NH có nguy cơ phá sản. Dưới đây là thực trạng nợ quá hạn của CN Ba Đình.

Bảng 2. 6: Nợ quá hạn qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng dư nợ 3.800 5.660 5.300 6.000 Nợ nhóm 2 570 15 790 14 0 0 0 Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) 30 0,8 600 11 177 3,3 60 1

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của VietinBank – CN Ba Đình

CN cũng đã có những biện pháp để xử lý các khoản nợ quá hạn như: đôn đốc khách hàng thu hồi công nợ, phát mại tài sản để thu hồi nợ, do đó tỷ trọng nợ quá hạn đã giảm giữa các năm.

Năm 2010

Do vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và việc cơ cấu lại hoạt động của Tập đoàn Vinashin của Chính Phủ, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Vinashin gặp rất nhiều khó khăn đã gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng tại CN. Năm 2010 toàn bộ dư nợ của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Vinashin đều bị chuyển sang nợ nhóm 2 và nợ xấu. Ban Giám Đốc CN đã chỉ đạo sát sao, áp dụng đồng bộ nhiều giải

pháp như: theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng có nợ xấu, yêu cầu cam kết trả nợ, bán tài sản …cố gắng cải thiện tình hình nợ xấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nợ nhóm 2: 790 tỷ đồng,

- Nợ xấu: đến 31/12/2010: 600 tỷ đồng,

Đến cuối năm 2010 CN Ba Đình không có nợ nhóm 5.

Năm 2011

CN Ba Đình đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên bám sát định hướng của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương VN trong từng thời kỳ, đồng thời tăng cường chất lượng thẩm định, tuân thủ đúng cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình SXKD, tình hình tài chính và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đối với tất cả các KH; Chủ động đàm phán với KH để bổ sung tài sản bảo đảm; Ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với KH tốt, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, có dự án/ phương án khả thi, có đủ nguồn trả nợ ngân hàng khi đến hạn; Giảm dần dư nợ đối với KH có tình hình tài chính không ổn định, yếu kém, hoạt động SXKD kém hiệu quả; Tích cực trong việc thu nợ xử lý rủi ro….

Với những cố gắng trên, chất lượng tín dụng năm 2011 đã đạt những kết quả như sau:

- Nợ nhóm 2: Tính đến thời điểm 31/12/2011 không còn nợ nhóm 2, giảm so với 31/12/2010 là 790 tỷ đồng. Số giảm là do dư nợ đã chuyển sang nợ xấu là 171 tỷ đồng và được XLRR là 32.722.399,37 USD.

- Nợ xấu: 177 tỷ đồng giảm 423 tỷ đồng so với 31/12/2010.

Nhóm 3: 900 triệu đồng, Nhóm 5: 176,1 tỷ đồng

Năm 2012

CN thực hiện tích cực các biện pháp thu hồi nợ, và xử lý nợ như điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ; tập trung tìm kiếm KH có tình hình kinh doanh tốt

và có khả năng trả nợ.

- Nợ nhóm 2: không có

- Nợ xấu: 60 tỷ đồng, giảm 117 tỷ so với cuối năm trước đó.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh ba đình (Trang 52 - 74)