Nhóm giải pháp về phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)

- Chiến lược công nghê

3.2.3.Nhóm giải pháp về phòng ngừa rủi ro lãi suất

 Sử dụng linh hoạt các biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng.

Sự không cân xứng về kỳ hạn TSC - TSN là một trong hai nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Sự chênh lệch này càng lớn thì nguy cơ quy mô rủi ro lãi suất càng cao. Do đó, để giảm thiểu quy mô rủi ro lãi suất, ngân hàng cần điều chỉnh linh hoạt kỳ hạn TSC - TSN thông qua 4 loại chiến lược tái cơ cấu các khoản mục nội bảng, bao gồm:

- Tái cơ cấu TSC: thay đổi cơ cấu TSC trên bảng cân đối kế toán, có thể là danh mục đầu tư hoặc danh mục cho vay của ngân hàng. Ví dụ như tăng TSC ngắn hạn và giảm TSC dài hạn;

- Tái cơ cấu TSN: thay đổi cơ cấu TSN trên bảng cân đối kế toán. Ví dụ như giảm TSN ngắn hạn và tăng TSN dài hạn;

-Tăng trưởng: theo đuổi tăng trưởng bảng cân đổi kế toán bằng cách tăng TSC và TSN. Đây là một trường hợp của chiến lược quản lý hỗn hợp. Ví dụ, tăng TSC

- Thu hẹp: theo đuổi thu hẹp bảng cân đối kế toán bằng cách giảm TSC và TSN. Đây cũng là một trường hợp của chiến lược quản lý hỗn hợp. Ví dụ, giảm TSC dài hạn và việc thanh toán các TSN ngắn hạn;

 Phát triển và mở rộng việc sử dụng các công cụ phái sinh

Các nghiệp vụ phái sinh là công cụ rất hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro thị trường nói chung và phòng ngừa rủi ro lãi suất nói riêng. Tuy nhiên, hầu hếtcác ngân hàng Việt Nam hiện nay, chưa có sự quan tâm và đầu tư thích đáng đối với công cụ này, trong đó có Vietinbank. Do đó, để có thể phát triển được công cụ này, trước hết đòi hỏi Ban lãnh đạo Vietinbank phải có nhận thức đúng mức về vai trò quan trọng trong việc triển khai các công cụ phát sinh trong thực tế. Từ đó, ngân hàng cần xây dựng các văn bản hướng dẫn vi quy chế phù hợp, tăng cường đào tạo cán bộ nghiệp vụ về các công cụ phái sinh… tạo nền tảng vững chắc để có thể sử dụng các công cụ phát sinh một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)