Tổ chức quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

Đối với NHTM Việt Nam nói chung và NHCT Việt Nam nói riêng, quản trị rủi ro lãi suất là vấn đề khá mới mẻ so với quản trị rủi ro tín dụng hay quản trị rủi ro thanh khoản,.. trong một thời gian dài, các ngân hàng hầu như không quan tâm đến vấn đề này vì với cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, lãi suất trên thị trường tương đối ổn định, ít có sự biến động và do đó ít tác độn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi lãi suất thị trường diễn biến phức tạp, các ngân hàng bắt đầu nhận thức và có sự quan tâm nhiều hơn tới rủi ro lãi suất. Trước tình hình đó, NHCT Việt Nam đã tổ chức ủy ban, các phòng nghiệp vụ và bộ phận chức năng chuyên trách trong vấn đề quản trị rủi ro lãi suất.

Kiểm toán nội bộ Ban Kiểm soát HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Các Ủy ban cao cấp:

Ủy ban ALCO

Ủy ban Quản trị rủi ro TỔNG GIÁM ĐỐC

Khối Quản trị rủi ro Phòng

Quản trị rủi ro thị trường Khối

Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ

Phòng ALM

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất tại Vietinbank

(Nguồn: Báo cáo thường niên và tổng hợp của tác giả)

2.2.2. Nhận biêt rủi ro lãi suất và dự báo lãi suất

Rủi ro lãi suất được nhận biết qua đánh giá của ngân hàng về kỳ hạn TSC – TSN, và mức độ biến động của lãi suất thị trường. Tuy nhiên, hiện tại ở NHCT Việt Nam việc nhận biết về rủi ro lãi suất vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh kịp thời được những dấu hiệu của rủi ro lãi suất.

Hiện nay, NHCT Việt Nam đã tiến hành dự báo lãi suất hàng ngày, mỗi tuần phòng Quản trị rủi ro lãi suất sẽ đưa ra các báo cáo dự báo về sự thay đổi của lãi suất thị trường, dựa vào đó sẽ tính toán mức độ ảnh hưởng của ngân hàng khi lãi suất thay đổi. Tuy nhiên, việc dự báo này vẫn còn nhiều hạn chế, do sự biến động của lãi suất trển thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây khá phức tạp

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp công thương việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)