Có thể thấy những tồn tại trong hoạt động quả trị rủi ro lãi suất hiện nay tại ngân hàng bên cạnh những yếu tố khách quan bên ngoài còn xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, mặc dù các nhà quản trị Vietinbank đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên nhận thức đó vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Do đó, các nhà quản trị chưa có sự quan tâm đúng mức cần thiết đối với loại rủi ro này. Hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng chủ yếu tập trung vào rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản
Thứ hai, trình độ, năng lực của các nhà quản trị trong lĩnh vực rủi ro lãi suất , nhìn chung còn hạn chế. Không thể phủ nhận, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ, và mới được các ngân hàng quan tâm trong vài năm trở lại đây. Do đó các
nhà quản trị chưa có sự am hiểu, kiến thức toàn diện cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống quản trị rủi ro lãi suất.
Thứ ba, vấn đề công nghệ thông tin và thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất. Mặc dù, Vietinbank đã chú trọng vào việc cải tiến công nghệ, và là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại bậ nhất Việt Nam. Tuy nhiên, để hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng thực sự hiệu quả thì ngân hàng cần xây dựng một hệ thống công nghệ phục vụ riêng cho công tác quản trị rủi ro, đảm bảo cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời, cũng như thực hiện việc phân tích, dự báo và đo lường lãi suất một cách chính xác nhất.
Kết luận chương 2
Diễn biến khá phức tạp của lãi suất trong những năm gần đây đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cùng với đó là sự quan tâm hơn của các nhà quản trị ngân hàng với công tác quản trị rủi ro lãi suất
Chương II, tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích diễn biến lãi suất của thị trường và thực trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất trong giai đoạn 2010 – 2012. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó trong công tác quản tri rủi ro lãi suất của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả của chương II tạo tiền đề để tác gải đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP