Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sen vòi viglacera (Trang 41 - 43)

Z N1 = Ddk1 + C1 – Dck

1.6.2.2.Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí.

1.6.2.2. Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thànhphẩm. phẩm.

Có thể mô tả quá trình kêt chuyển chi phí theo sơ đồ:

Sơ đồ 1.4: Quy trình kết chuyển chi phí tính giá thành phân bước không

tính giá thành nửa thành phẩm

GIAI ĐOẠN 1 GIAI ĐOẠN 2 ... GIAI ĐOẠN n

Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xác định được chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song. Trình tự tính toán: NLVL chính CP chế biến giai đoạn 1 C1TP (theo khoản mục chi phí) CP chế biến giai đoạn 2 C2TP (theo khoản mục chi phí) CP chế biến giai đoạn n CnTP (theo khoản mục chi phí) +

CiTP = Ddki + Ci x QiTP

Qi

Trong đó:

+ CiTP: là chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm. + Ddki, Ci: là chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i.

+ Qi: là khối lượng sản phẩm mà giai đoạn công nghệ i đầu tư chi phí (trường hợp không có sản phẩm dở đầu kỳ thì Qi = Qhti + Qdki x mci).

+ QiTP: là khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i. QiTP = QTP x Hi + Hi: là hệ số sử dụng sản phẩm giai đoạn i: Và ZTP = ∑ = n i 1 CiTP zTP = ZTP QTP 1.7. CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ

Mỗi một doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình và đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình để lựa chọn một hình thức kế toán cho phù hợp.

Hiện nay trong, trong doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các hình thức ghi sổ sau:

1.7.1.Hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”

Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.Bên cạnh đó thực hiên việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi sổ.

Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung. Theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký chung để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hình thức sổ kế toán nhật ký chung sử dụng các loại sổ kế toán chủ yếu: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết, kế toán ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết liên quan, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung. Sau đó chuyển ghi vào sổ cái có liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên các sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết, sau khi đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái và số liệu chi tiết, sẽ lập báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty sen vòi viglacera (Trang 41 - 43)